Những điều cần chú ý về viêm túi mật hoại tử

Viêm túi mật hoại tử có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đe dọa sức khỏe của người bệnh. Vì vậy việc cập nhật những kiến thức y khoa là việc hết sức cần thiết nhằm giảm các rủi ro không đáng có.

Bạn đang đọc: Những điều cần chú ý về viêm túi mật hoại tử

1. Viêm túi mật hoại tử là gì ?

Để tìm hiểu về viêm túi mật hoại tử trước hết cần biết về túi mật và viêm túi mật. Vị trí của túi mật là nằm dưới gan đóng vai trò thúc đẩy và hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.Viêm túi mật xảy ra khi có tình trạng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm.

Các nguyên nhân chính gây ra viêm túi mật là do sỏi túi mật và sỏi đường dẫn mật. Sỏi bị mắc kẹt trong đường dẫn hoặc túi mật làm cho các vi khuẩn xâm nhập, tích tụ tại các vị trí bị tổn thương.

Ngoài ra thì các bệnh lý khác cũng có khả năng gây viêm nhiễm:

– Ống mật có giun

– Nhiễm trùng E.coli

– Đái tháo đường

– Nhiễm trùng máu, nhiễm vi khuẩn thương hàn

– Thương tổn vùng túi mật

– Chấn thương bụng vùng túi mật

Những điều cần chú ý về viêm túi mật hoại tử

Viêm túi mật hoại tử có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

2. Các loại viêm túi mật

Viêm túi mật thường được chia thành 2 loại. Loại bộc phát trong thời gian ngắn được gọi là viêm túi mật cấp tính. Bên cạnh đó dạng viêm túi mật bị tái lại nhiều lần trở thành viêm túi mật mãn tính.

2.1 Viêm túi mật cấp tính

Bệnh thường không có triệu chứng trước đó mà diễn ra đột ngột với những cơn đau ở hạ sườn phải do túi mật bị viêm nhiễm. Bệnh nhân có những cơn đau kéo dài dai dẳng. Khi ho hoặc hắt xì thì cơn đau càng tăng. Một số biểu hiện là: Buồn nôn, da đổi sắc tố vàng, hơi sốt, chán ăn,…

2.2 Viêm túi mật mạn tính

Viêm túi mật bị tái đi tái lại nhiều lần sẽ trở thành mãn tính. Triệu chứng viêm túi mật mãn tính tuy không nặng nhưng thường kéo dài âm ỉ. Bệnh nhân thường thấy tức ngực, đầy bụng, mệt mỏi, chán ăn, lưỡi có nhiều rêu trắng hoặc vàng. Nếu không chữa trị dứt điểm thì trạng thái cấp và mãn tính đều có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Viêm mủ túi mật, thủng túi mật, viêm túi mật hoại tử.

Những điều cần chú ý về viêm túi mật hoại tử

Viêm túi mật thường có 2 dạng: Cấp tính và mãn tính

3. Bị viêm túi mật hoại tử có nguy hiểm không

Viêm túi mật hoại tử là biến chứng vô cùng nguy hiểm do sỏi gây ra. Ngay khi phát hiện ra, người bệnh cần nhanh chóng điều trị để giảm thiểu các biến chứng.

Với các trường hợp viêm túi mật không có biến chứng nếu sớm chữa trị sẽ thuyên giảm sau vài ngày. Nếu không may mắn cơ thể không đáp ứng được thuốc có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, suy đa tạng, khả năng tử vong cao.

Có tới 15% trường hợp viêm túi mật hoại tử gây thủng túi mật. Tỷ lệ tử vong trong các trường hợp đó cũng khá cao. Bệnh nhân mắc viêm túi mật cấp tính thường có diễn biến bệnh xảy ra khá nhanh. Túi mật có thể bị thủng chỉ sau 3 ngày bị tắc nghẽn do sỏi.

Với những biến chứng nguy hiểm của viêm túi mật chúng ta không nên chủ quan.

Tìm hiểu thêm: Polyp túi mật là gì và những vấn đề xung quanh

Những điều cần chú ý về viêm túi mật hoại tử

Nếu túi mật hoại tử không được phẫu thuật kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

4. Cần làm gì khi bị viêm túi mật hoại tử

Khi bị viêm túi mật hoại tử cần nhanh chóng phẫu thuật để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra. Quá trình sau phẫu thuật cũng cần được lưu ý để đảm bảo sức khỏe của bệnh nhân. Thực hiện tốt việc kiêng khem cùng chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ cho cơ thể nhanh bình phục.

4.1 Cách điều trị viêm túi mật hoại tử

Khi thấy cơ thể có những biểu hiện như: Đau khu vực dưới sườn bên phải bụng, có kèm theo sốt nhẹ hoặc không thì cần tới ngay các cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra. Với trình độ chuyên môn và máy móc hiện đại sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Nếu chính xác là viêm túi mật cấp tính thì bệnh nhân cần điều trị ngay trước khi các biến chứng xảy ra.

Viêm túi mật hoại tử chắc chắn phải thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ càng sớm càng tốt. Thời gian càng kéo dài thì mức độ nguy hiểm tới bệnh nhân càng lớn. Người bệnh cần được phẫu thuật trong khoảng 72 giờ đầu sau khi dùng kháng sinh.

– Sử dụng kháng sinh sau khi mổ: Uống các loại kháng sinh phổ rộng kết hợp metronidazole. Bên cạnh đó có thể tiêm.

– Dùng thuốc giảm đau: Truyền hoặc uống paracetamol kết hợp cùng tramadol. Phối hợp cùng thuốc giảm tiết dạ dày. 

– Theo dõi tình trạng sau ca phẫu thuật: Cần kiểm soát các trường hợp chảy máu, nhiễm trùng, tai biến đường mật. Biến chứng của gây mê: Đau đầu, chóng mặt, nôn,…

– Sau khi mổ bệnh nhân chỉ nên ăn cháo nhẹ nhàng khoảng 6 tiếng sau khi mổ hoặc theo chỉ định của bác sĩ. 

– Sau 6 tiếng người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng tại giường. Đi lại sinh hoạt bình thường sau 1 ngày thực hiện ca phẫu thuật. Nếu có dẫn lưu sẽ được rút ra sau 3 ngày khi thấy không ra dịch hoặc không có gì bất thường. 

– Sau từ 3-5 ngày nếu bệnh nhân không có các dấu hiệu như đau, chảy máu, nhiễm trùng, hẹp đường mật thì có thể xuất viện. 

– Thông thường bác sĩ sẽ hẹn tái khám sau 7 ngày. Nếu không có gì bất thường thì bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục sau ca mổ.

4.2 Chăm sóc sau hậu phẫu

Nhiều bệnh nhân lo ngại về vấn đề cắt bỏ túi mật sẽ ảnh hưởng đến chức năng trong cơ thể. Tuy nhiên hệ tiêu hóa vẫn có thể hoạt động bình thường. Giai đoạn đầu sau phẫu thuật người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề như: Ăn uống khó tiêu, đi ngoài. Sẽ mất một thời gian để hệ thống đường mật điều chỉnh lại và trở về như ban đầu. Người bệnh cần ăn nhạt, tăng cường ăn rau quả dễ tiêu hóa. Hạn chế ăn nhiều đồ dầu mỡ. Tuyệt đối kiêng các loại chất kích thích, đồ uống có cồn, có gas.

Những điều cần chú ý về viêm túi mật hoại tử

>>>>>Xem thêm: Bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì?và không nên ăn gì

Sau khi phẫu thuật người bệnh cần chú ý đến cách chăm sóc và chế độ ăn uống để nhanh bình phục

Viêm túi mật hoại tử là biến chứng có mức độ nguy hiểm cao. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu khác lạ cần nhanh chóng đến bệnh viện và các cơ sở uy tín để được thăm khám và điều trị sớm. Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ để hạn chế nguy cơ tái nhiễm.

 

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *