Sốt xuất huyết thực sự là một căn bệnh đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh và nó luôn xuất hiện hàng năm. Điều này khiến nhiều người lo ngại vì bệnh này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu điều trị sai cách. Vậy những điều cần làm khi mắc sốt xuất huyết nếu không muốn bệnh nặng thêm là gì? cùng tìm hiểu và lưu ý nhé
Bạn đang đọc: Những điều cần làm khi mắc sốt xuất huyết cần biết
1. Triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết
Tùy thuộc vào từng giai đoạn và mức độ bệnh, những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết sẽ khác nhau:
Ở thể nhẹ, người bệnh sốt xuất huyết sẽ có những biểu hiện dưới đây:
– Xuất hiện tình trạng sốt cao đột ngột và liên tục từ 39 – 40 độ C;
– Tình trạng sốt kéo dài 4 – 7 ngày và thường không có dấu hiệu hạ sốt;
– Đau đầu dữ dội, đau ở 2 hốc mắt;
– Đau nhức cơ thể, khớp và cơ;
– Buồn nôn và nôn;
– Cơ thể nổi mẩn đỏ, phát ban;
Ở thể nặng, người bệnh vẫn sẽ xuất hiện những triệu chứng trên đi kèm với các dấu hiệu sau:
– Dấu hiệu xuất huyết: Chấm xuất huyết nổi ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất hiện vết bầm tím, nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
– Đau bụng, buồn nôn, lạnh chân tay, người vật vã, nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn và mức độ bệnh, những triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết sẽ khác nhau
2. Biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết
Trong thời gian đầu từ 4 – 7 ngày, bệnh nhân xuất hiện các hiện tượng như: sốt cao, đau đầu, buồn nôn, phát ban, đau nhức người… Bệnh này thường tiến triển rất nhanh, nếu không được phát hiện điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
– Hạ tiểu cầu khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, li bì. Do vậy, người bệnh cần được theo dõi sát sao và làm xét nghiệm công thức máu để có được phác đồ điều trị phù hợp.
– Sốt xuất huyết biến chứng nặng gây biến chứng như chảy máu cam, chảy máu nướu, kèm theo hiện tượng huyết tương thoát khỏi mạch máu chảy ồ ạt ra ngoài cơ thể dẫn đến tử vong.
– Do tình trạng xuất huyết liên tục làm rối loạn hệ thống tuần hoàn dẫn đến biến chứng suy tim, suy thận. Đặc biệt nếu trong trường hợp tim không được bơm đủ máu có thể dẫn đến tràn dịch màng tim.
– Tràn dịch màng phổi cũng là biến chứng nguy hiểm do sốt xuất huyết gây ra có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
3. Những điều cần làm khi mắc sốt xuất huyết
Người bệnh có thể điều trị tại nhà sau khi đã được bác sĩ chuyên khoa khám, xét nghiệm và tư vấn kỹ kế hoạch điều trị. Để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm, khi chăm sóc người bệnh cần phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường xảy ra để xử lý kịp thời.
3.1. Điều trị triệu chứng
Nếu trong trường hợp người bệnh sốt cao thì cần cho uống thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau người bằng nước ấm.
Thuốc hạ sốt chỉ được dùng một loại duy nhất đó là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg cân nặng /lần, sử dụng cách nhau 4-6 giờ. Lưu ý, tổng liều hạ sốt paracetamol không quá 60 mg/kg cân nặng/24h.
Khi người bệnh sốt cao: Lau người liên tục bằng nước ấm, uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng các loại thuốc khác như Aspirin, Analgin, Ibuprofen để điều trị sốt bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu trong trường hợp người bệnh sốt cao thì cần cho uống thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau người bằng nước ấm.
3.2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh.
– Chế độ ăn lỏng: phù hợp với người bệnh giai đoạn đầu khi bị sốt cao.
– Chế độ ăn nhẹ: phù hợp với người bệnh sốt xuất huyết khi cơn sốt đã giảm và dần hồi phục.
– Chế độ ăn uống bình thường: đối với người bệnh sốt xuất huyết đang trong thời gian hồi phục lại bình thường.
Một trong những yếu tố quan trọng của sốt xuất huyết là làm giảm tiểu cầu đến mức có thể gây tử vong. Do vậy cơ thể người bệnh cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất, protein và các chất béo để tăng sức đề kháng và để sản xuất tiểu cầu.
Cơ thể người bệnh sốt xuất huyết cần ưu tiên các thực phẩm giúp tăng tiểu cầu. Bổ sung nhiều nước, nước ép trái cây, nước lọc, nước dừa,… để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Bệnh Herpes môi (mụn rộp ở môi) có nguy hiểm không?
Dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh
3.3. Cách chăm sóc và theo dõi người bệnh khi mắc sốt xuất huyết
– Theo dõi nhiệt độ cơ thể người bệnh tối thiểu 3 lần/ ngày, số lượng nước tiểu mỗi ngày, hiện tượng đau bụng, nôn, tiêu chảy,…
– Chú ý các tình trạng: Tỉnh táo hay lơ mơ, khó thở, lạnh tay chân, đặc biệt là tình trạng xuất huyết như: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, chảy máu âm đạo bất thường, đi ngoài ra máu, nôn ra máu,…Nếu có cần đưa đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh chủ quan gây nguy hiểm đến tính mạng.
– Người bệnh nên nghỉ ngơi tại giường, tránh để đầu óc căng thẳng.
– Tuyệt đối không tắm gội bằng nước lạnh. Người bệnh có thể tắm nhanh hoặc lau người trong phòng kín bằng nước ấm.
– Uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, tái khám theo lịch hẹn.
>>>>>Xem thêm: Làm gì khi bị quai bị? gặp ở người lớn với tỷ lệ thấp hơn
Theo dõi nhiệt độ cơ thể người bệnh tối thiểu 3 lần/ ngày
Trên đây là những điều cần làm khi mắc sốt xuất huyết nếu không muốn bệnh nặng thêm. Khi có dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Để từ đó được các bác sĩ chỉ định cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà hoặc điều trị nội trú tại bệnh viện. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn bạn nhé
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.