Những điều cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu cho trẻ

Xét nghiệm máu cho trẻ là hình thức kiểm tra cận lâm sàng, thường được chỉ định sau khi trẻ được thăm khám ban đầu với bác sĩ chuyên khoa. Có đến 2/3 trẻ đến khám, được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu như siêu âm, X-quang, xét nghiệm máu, nước tiểu … trong đó xét nghiệm máu cho trẻ được ứng dụng rất phổ biến, giúp đánh giá và phát hiện nhiều bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể, giúp bác sĩ có kết luận chính xác về tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Vậy khi thực hiện xét nghiệm máu cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý những điều gì?

Bạn đang đọc: Những điều cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu cho trẻ

1. Chuẩn bị trước khi xét nghiệm máu dành cho trẻ

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm máu đạt độ chính xác cao, phụ huynh nên lựa chọn các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện, có đơn vị xét nghiệm uy tín: đội ngũ bác sĩ chuyên khoa xét nghiệm giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại cho kết quả đảm bảo độ chính xác cao, kỹ thuật viên lấy máu chuyên nghiệm, nhẹ nhàng…

Những điều cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu cho trẻ

trẻ em xét nghiệm máu cần lưu ý gì

1.1 Lấy máu trẻ có phải nhịn ăn không?

Thông thường các xét nghiệm máu trẻ không cần phải nhịn ăn, nhưng trong một số trường hợp liệt kê dưới đây sẽ được bác sĩ chỉ định nên cho trẻ nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm máu để cho kết quả xét nghiệm được chính xác nhất.

Các trường hợp trẻ cần nhịn ăn trước khi lấy máu đó là:

– Kiểm tra viêm khớp

– Kiểm tra bệnh lupus ban đỏ

– Kiểm tra bệnh tiểu đường

– Test thở

– Nội soi tiêu hóa

– Mổ cấp cứu

Tâm lý của phụ huynh là thường cho trẻ nhịn ăn đến khi lấy máu xong “cho chắc chắn” mặc dù kiểm tra của con bác sĩ chỉ định không cần phải nhịn ăn trước khi lấy máu. Nên đã có nhiều trường hợp trẻ gặp sự cố như bị ngất, xỉu do hạ đường huyết (tụt huyết áp) khi lấy máu. Vì vậy, trong trường bố/mẹ băn khoăn thì nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay khi thăm khám để được hướng dẫn.

2. Khi lấy máu cho trẻ phụ huynh cần lưu ý điều gì?

Trẻ sẽ được các kỹ thuật viên lấy máu vào bơm kim tiêm. Mẹ chỉ cần giữ bé bé ngồi yên và làm  theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Không nên nắm hay ghì tay quá chặt khiến bé khó chịu. Phụ huynh nên động viên và nói chuyện với con trong lúc bé lấy máu, để xua tan cảm giác lo sợ của trẻ để bé thoải mái hơn và dễ hợp tác.

Các kỹ thuật viên có trình độ và kinh nghiệm sẽ cố gắng lấy máu cho trẻ nhanh, nhẹ nhàng và hạn chế đau. Lượng máu sẽ được lấy theo đúng quy định, sau đó được chuyển đến phòng xét nghiệm huyết học, ứng dụng các thiết bị, máy móc đạt tiêu chuẩn để phân tích và cho ra kết quả.

Tìm hiểu thêm: [Cảnh báo] Bệnh bạch hầu ở trẻ em dễ nhầm lẫn với bệnh viêm mũi họng

Những điều cần lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu cho trẻ

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ: Nguyên nhân và cách điều trị?

Kỹ thuật viên lấy máu nhẹ nhàng, hạn chế đau, đảm bảo đúng tiêu chuẩn mẹ và bé chỉ cần thực hiện theo chỉ định của các kỹ thuật viên và nhân viên y tế.

3. Lưu ý sau khi trẻ lấy máu xong

Phụ huynh giữ vết băng ở vị trí con vừa lấy máu xong trong khoảng 5-10 phút để đảm bảo cho vết thương không bị chảy máu. Sau đó có thể tháo bỏ bông băng cho vào thùng rác quy định. Sau khi tháo bông băng hạn chế tuyệt đối không dùng tay sờ trực tiếp lên vết thương của trẻ để tránh nhiễm trùng. Nếu bé mặc áo dài, nên kéo phần tay áo cho chỗ vết thương để tránh bụi bẩn dính vào.

Nhắc con không nên sờ hay nghịch vào vết thương. Trong khoảng thời gian ngồi chờ lấy kết quả xét nghiệm máu, mẹ không nên cho trẻ vận động tay vừa lấy máu quá nhiều.

4. Nhận kết quả xét nghiệm máu trong bao lâu?

Kết quả xét nghiệm máu thường quy thường được trả sau khoảng 90 phút. Nhân viên y tế sẽ trả kết quả về phòng khám ban đầu của trẻ, phụ huynh không phải tự lấy. Ở một số cơ sở y tế có trình độ kỹ thuật viên trình độ cao, máy móc hiện đại, thời gian trả kết quả xét nghiệm máu cho trẻ có thể nhanh hơn.

Sau khi có kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ chuyên khoa (bác sĩ khám ban đầu cho trẻ) sẽ căn cứ vào kết quả xét nghiệm để kết luận tình trạng sức khỏe, bệnh lý của bé và sau đó đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho con.

5. Nếu có nhiều chỉ định kèm theo xét nghiệm máu thì phải làm gì?

Nếu được bác sĩ chỉ định nhiều xét nghiệm kèm theo xét nghiệm máu như siêu âm, chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ MRI, điện não đồ,… Phụ huynh có thể đi đến các phòng chức năng để đăng ký số thứ tự trước giúp giúp ngắn thời gian chờ đợi, thay vì việc làm xong xét nghiệm này mới đi đăng ký số thứ tự để làm xét nghiệm khác.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *