Ợ nóng, hay được biết đến với tên gọi khác là ợ chua, là triệu chứng phổ biến nhiều người gặp phải. Những biểu hiện đặc trưng của tình trạng này là cảm giác nóng rát ở ngực sau khi ăn hoặc nằm xuống. Thường xuyên bị ợ nóng hoặc ợ nóng kéo dài khiến người bệnh khó chịu và có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống.
Bạn đang đọc: Những điều cần lưu ý khi thường xuyên bị ợ nóng
1. Nguyên nhân tình trạng ợ nóng
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ợ nóng, tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý về những nguyên nhân chủ yếu sau:
1.1 Thường xuyên bị ợ nóng do thói quen ăn uống
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh là nguyên nhân chính dẫn tới ợ nóng. Một số thực phẩm có thể kích thích sản xuất axit dạ dày, tiêu biểu như: đồ cay, cà phê, đồ uống có ga, đồ chiên…
Bên cạnh đó, khi dạ dày bị căng thẳng bởi ăn quá nhanh hoặc ăn quá no cũng có thể dẫn tới trào ngược axit gây ợ nóng.
Thói quen ăn uống quá no dễ khiến người bệnh bị trào ngược dẫn đến ợ nóng
1.2 Thường xuyên stress và lo âu dẫn đến bị ợ nóng
Mức độ axit trong dạ dày có thể tăng cao nếu bạn liên tục có tâm lý căng thẳng. Lúc này, hormone cortisol tiết ra nhiều hơn khiến người bệnh bị tiêu hóa kém, ăn uống không ngon miệng.
Những người tâm lý căng thẳng, stress kéo dài thường xuyên gặp các vấn đề tiêu hóa, trong đó có vấn đề về ợ nóng.
1.3 Do hệ tiêu hóa kém
“Bụng dạ yếu” thường được dùng để mô tả những người có hệ tiêu hóa kém. Một số bệnh đường tiêu hóa trên như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày,… cũng có tác động đến tình trạng ợ nóng.
1.4 Do một số thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh
Thói quen lười vận động, nằm nhiều, nằm ngay sau khi hoặc mặc đồ bó chặt cơ thể… cũng có thể khiến áp lực lên bụng tăng dẫn tới ợ nóng. Qúa trình tiêu hóa chậm cũng khiến cơ thể cảm giác khó chịu hơn.
Tìm hiểu thêm: Bị đau rát họng khó nuốt nguyên nhân và cách chữa trị
Một số bệnh lý về thực quản có thể khiến người bệnh ợ nóng thường xuyên
2. Cách khắc phục tình trạng ợ nóng thường xuyên
2.1 Rèn luyện bản thân và thay đổi thói quen
Thiết lập một chế độ ăn khoa học
– Đối với người bệnh ợ nóng, cần hạn chế những thực phẩm kích thích như đồ chiên, đồ chứa caffein và đồ uống có ga, đồ quá cay, chocolate… Thay vào đó, người bệnh nên ăn nhiều rau củ và trái cây hỗ trợ tiêu hóa tốt.
– Người bệnh cũng nên chia bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày để hạn chế tối đa áp lực tiêu hóa lên dạ dày.
Thói quen sinh hoạt thay đổi tích cực
– Người bệnh nên tập thể dục, rèn luyện sức khỏe và giảm căng thẳng để quá trình tiêu hóa hiệu qủa hơn. Tình trạng ợ nóng cũng sẽ được cải thiện. Một số bài tập như đi bộ, bơi, yoga… không chỉ giúp cải thiện tiêu hóa mà còn khiến người bệnh có tinh thần sảng khoái hơn.
– Bỏ thói quen nằm sau khi vừa ăn xong để giảm nguy cơ trào ngược, tối thiểu người bệnh không nên nằm sau 2-3 tiếng.
Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Một tinh thần khỏe mạnh có thể giúp giảm stress và tăng cường sức khỏe. Người bệnh có thể tìm kiếm một phương pháp thư giãn như: yoga, thiền, đọc sách, tập thể dục… để cải thiện tâm trạng.
2.2 Kiểm tra sức khỏe ngay khi thấy có bất thường
Để đảm bảo không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng xảy ra, khi thấy những dấu hiệu ợ nóng kéo dài hay tiêu hóa kém; người bệnh nên nhận được sự tư vấn của bác sĩ.
Phát hiện sớm và điều trị từ giai đoạn đầu có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và chặn nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
Nhằm giúp bệnh nhân chẩn đoán nguyên nhân ợ nóng, bác sĩ thường chỉ định những phương pháp chẩn đoán như:
– Nội soi: phát hiện tổn thương trong niêm mạc dạ dày, thực quản
– Siêu âm: phát hiện những tổn thương, khác thường trong ổ bụng
– Đo pH thực quản 24 giờ: đánh giá tình trạng GERD thông qua axit thực quản và các cơn trào ngược
>>>>>Xem thêm: Bị táo bón nên kiêng ăn những gì?
Đo pH thực quản 24 giờ là phương pháp mới áp dụng tromng chẩn đoán bệnh tiêu hóa
– Đo áp lực thực quản độ phân giải cao(HRM): đánh giá chức năng của thực quản.
Hiện nay Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong số ít các bệnh viện ở miền Bắc sở hữu công nghệ mới như đo pH trở kháng thực quản 24 giờ và đo áp lực thực quản độ phân giải cao. Việc sử dụng các công nghệ không đau đóng vai trò nòng cốt trong chẩn đoán phát hiện các bệnh lý về tiêu hóa mà hạn chế tối đa tổn thương hay xâm lấn tới cơ thể bệnh nhân.
Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.
2.3 Hỗ trợ điều trị bệnh thông qua chăm sóc tự nhiên
Bên cạnh điều trị về y tế, người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng thuốc theo chỉ định của chuyên gia và những cách chăm sóc cơ thể tự nhiên như:
– Uống trà gừng hoặc ăn gừng tươi: gừng có khả năng làm dịu axit dạ dày và chống viêm khiến tình trạng ợ nóng có thể được cải thiện.
– Uống nước ấm với mật ong: Người bệnh nên sử dụng trước bữa ăn để xoa dịu dạ dày và giảm khó chịu.
– Uống nước ép nha đam: Đây cũng là một loại nước làm dịu thực quản và dạ dày khiến tình trạng ợ nóng giảm triệu chứng.
Ợ nóng có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống nhưng cũng khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm. Thường xuyên bị ợ nóng khiến người bệnh gặp phải nhiều phiền toái trong cuộc sống và cũng có thể cảnh báo dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần chủ động thay đổi lối sống tích cực và thăm khám để nhận diện sớm nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp chữa bệnh phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.