Virus HPV là tác nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung, khoảng 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến virus HPV. Các chuyên gia khuyến nghị tiêm vacxin chống ung thư cổ tử cung là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả.
Bạn đang đọc: Những điều cần lưu ý khi tiêm vacxin chống ung thư cổ tử cung
1. Tìm hiểu về vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung
Vacxin chống ung thư cổ tử cung là một loại chế phẩm sinh học giúp ngăn ngừa và giảm sự gây hại của virus HPV – một loại virus thường tấn công và gây bất thường ở tử cung và cổ tử cung. Virus HPV đã được xác định là liên quan đến nhiều loại ung thư đường sinh dục của nam và nữ, thậm chí là ung thư hậu môn.
Virus HPV lây truyền chủ yếu thông qua hoạt động giao hợp. Người khỏe mạnh tiếp xúc với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc khi quan hệ tình dục không an toàn với người có bệnh sẽ bị nhiễm bệnh nhanh chóng. Virus cũng có thể lây truyền thông qua tiếp xúc thông thường hoặc qua các dụng cụ cá nhân như kim bấm, cắt móng tay, đồ lót…
Ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng chống hiệu quả nhờ vacxin đặc hiệu
Trong quá trình sinh, mẹ có thể truyền virus HPV cho trẻ sơ sinh, thường là bệnh đa bướu gai đường hô hấp. Hơn 140 loại virus HPV đã được phát hiện thông qua nghiên cứu, trong đó có khoảng 40 loại xuất hiện ở cơ quan sinh dục và các vùng xung quanh. Khi nhiễm phải loại virus HPV không gây hại, thường chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các chủng virus HPV số 16 và 18 là những chủng virus phổ biến gây ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, còn có hai chủng số 6 và 11 thường gây ra những vết mụn cóc ở bộ phận sinh dục của cả nam và nữ. Những vết mụn này nhỏ, nhô hoặc bẹt và không gây đau. Tuy nhiên, không nên coi thường vì virus chủng số 6 và 11 cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung.
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Do đó, việc tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung để tự sản xuất kháng thể là cách phòng bệnh hiệu quả được khuyến cáo thực hiện. Các loại vắc xin hiện nay sẽ bảo vệ bạn khỏi một số chủng HPV nguy hiểm, đồng thời hỗ trợ trong việc sàng lọc và ngăn ngừa ung thư theo định kỳ.
2. Vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung có mấy loại?
Hiện nay, ở Việt Nam, Bộ Y tế đang khuyến nghị việc tiêm vắc xin phòng ngừa HPV cho phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi, trước và trong thời kỳ sinh sản. Việc tiêm vắc xin HPV trong khoảng thời gian này sẽ đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất và có thể duy trì trong nhiều năm, vì vậy chủ động tiêm vacxin chống ung thư cổ tử cung là rất quan trọng.
Hiệu quả của vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung có thể kéo dài lên đến 30 năm, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, hệ miễn dịch, và thói quen quan hệ tình dục của mỗi người.
Hiện nay, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung thường sử dụng một trong hai loại vắc xin sau đây:
2.1. Vắc xin Gardasil
Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục, chúng ta có vắc xin mà bao gồm 4 chủng virus HPV nguy cơ cao: chủng 16, chủng 18, chủng 6 và chủng 11. Vắc xin này có thể được tiêm cho các bé gái từ 9 đến 26 tuổi.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp những lưu ý sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa HPV
Thu Cúc TCI triển khai tiêm chủng HPV cho khách hàng có nhu cầu
Để đạt hiệu quả miễn dịch tốt, vắc xin ung thư cổ tử cung Gardasil được tiêm trong 3 mũi. Mũi tiêm thứ hai nên được tiêm sau 2 tháng kể từ mũi tiêm đầu tiên, mũi thứ ba nên được tiêm sau 6 tháng kể từ mũi tiêm đầu tiên.
2.2. Vắc xin Gadasil 9
Đây là vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung “bình đẳng giới” ngăn ngừa được 9 tuýp virus HPV thường gặp: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Đặc việt, vắc xin Gadasil 9 còn phòng ngừa được bao gồm cả ung thư hậu môn, hầu họng ở nam giới.
Tương tự như vắc xin phòng ung thư cổ tử cung Gadasil, “bản nâng cấp” Gadasil 9 cũng được khuyến cáo dành cho người từ 9 – 26 tuổi nhưng không phân biệt giới tính.
3. Tiêm phòng ung thư cổ tử cung cần chú gì điều gì?
Vacxin ngừa ung thư cổ tử cung chỉ nên được tiêm cho những người đáp ứng các tiêu chí sau:
– Tình trạng sức khỏe tốt.
– Chưa tiếp xúc với virus HPV.
– Đã được kiểm tra sức khỏe và đạt đủ các tiêu chí tiêm chủng an toàn liên quan đến tiền sử dụng thuốc điều trị, tiêm chủng theo chỉ định của các chuyên gia y tế.
Trước khi tiêm vắc xin, phụ nữ đã có quan hệ tình dục nên đi khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Điều này đảm bảo an toàn và phát hiện sớm bất thường nếu có, vì vắc xin không thể điều trị các bệnh đã có.
Để đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất, cần tuân thủ lịch trình tiêm đủ các mũi vắc xin theo đúng lịch trình khuyến nghị. Nếu cần lùi lịch tiêm do vấn đề sức khỏe hoặc công việc, phải tiêm bổ sung mũi tiếp theo sớm nhất có thể.
Tuy nhiên, có những trường hợp không nên tiêm vắc xin, bao gồm:
– Phụ nữ có bầu hoặc dự định mang thai trong 6 tháng tiếp theo, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu đã bắt đầu tiêm vắc xin, cần tạm dừng sau khi sinh con và tiếp tục tiêm sau đó để đảm bảo đủ 3 mũi trong vòng không quá 2 năm.
– Người mắc bệnh cấp tính nặng hoặc miễn dịch suy giảm, có thể gặp phản ứng nghiêm trọng khi tiêm vắc xin.
– Phụ nữ có cơ địa quá nhạy cảm với nấm men hoặc bị dị ứng với thành phần trong vắc xin.
>>>>>Xem thêm: Bố mẹ nắm những điều này để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ
Sau tiêm vacxin bạn nên ở lại phòng tiêm chủng để được theo dõi sức khỏe
Việc tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung giúp tăng cường miễn dịch chống lại một số chủng virus HPV thường gây bệnh ung thư. Đồng thời, việc duy trì sức khỏe, sinh hoạt lành mạnh, tăng cường sức đề kháng và thực hiện tình dục an toàn vẫn rất quan trọng để phòng ngừa bệnh tốt hơn.
Hiện nay, Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI là một trong những cơ sở y tế được nhiều phụ nữ tin tưởng chọn để tiêm vacxin ngừa ung thư cổ tử cung vì:
– Có cơ sở vật chất tiện nghi, không gian thoáng mát, sạch sẽ.
– Vắc xin được nhập khẩu từ các nhà sản xuất uy tín, được lưu trữ trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn quốc tế.
– Giá cả tiêm vắc xin hợp lý và cạnh tranh.
Để được tư vấn chi tiết gói tiêm phù hợp với bản thân, bạn hãy để lại thông tin, Thu Cúc TCI sẽ hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.