Trẻ bị ho có thể khiến mẹ lo lắng nhưng điều quan trọng nhất mẹ cần biết là nguyên nhân nào khiến trẻ bị ho? Khi nào cần đưa bé đi thăm khám? Làm cách nào để trẻ hết ho? Mẹ có thể tham khảo dưới bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Những điều mẹ cần biết khi trẻ bị ho để con mau khỏi
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị ho?
Trẻ bị ho có thể do nhiều nguyên nhân. (ảnh minh họa)
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho, ngoài các yếu tố như trẻ bị sặc: bé bị sặc thức ăn, sặc nước bọt, sặc nước khi con uống hay sặc khí (bé hít phải khí, khói bụi bẩn) có thể khiến con bị ho. Bên cạnh những yếu tố trên, thì những bệnh lý sau cũng có thể khiến trẻ bị ho:
– Viêm mũi, họng
– Viêm phế quản
– Viêm tiểu phế quản
– Viêm phổi
– Cảm lạnh, bệnh cúm
– Ho gà (hiện nay ít gặp vì đã có vắc-xin ho gà ngừa được gần 90%).
– Ho do trào ngược dạ dày thực quản
…
Khi nào trẻ cần đi khám ngay?
Tìm hiểu thêm: “Nằm lòng” cách làm giảm cơn hen suyễn tại nhà
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc là địa chỉ uy tín được nhiều ba mẹ tin tưởng và lựa chọn.
- Trẻ dưới ho nhiều, thậm chí ho dữ dội.
- Thở nhanh
- Thở lõm ngực
- Kèm sốt cao, li bì, bỏ bú, biếng ăn.
- Ho kéo dài từ 3-5 ngày.
Làm cách nào để bé hết ho?
Hãy cho trẻ đi thăm khám để biết vì sao bé bị ho, việc mẹ ngồi nhà “đoán già, đoán non” có thể gặp rất nhiều rủi ro, đoán có thể đúng nhưng cũng có thể sai, mà đoán đúng rồi chưa chắc đã chữa đúng, thế là tiền mất tật mang không những thế còn có thể khiến bệnh của con nặng hơn.
Mẹ đừng cố làm bác sĩ khi không dám chắc các biện pháp mình sẽ làm là an toàn cho trẻ.
Thuốc ho
Các loại thuốc ho thảo dược, thuốc tự chế theo phương pháp dân gian cần phải đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ. Liệu mẹ có dám chắc các nguyên liệu đó là sạch, cách chế biến đó là an toàn cho trẻ không, nếu chắc chắn an toàn thì hãy dùng để chữa ho cho bé.
Thuốc tân dược thì phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi, đọc hướng dẫn nhiều khi không chính xác.
Loại siro ho phải dùng liều chính xác, bây giờ có nhiều loại siro ho có loại dùng cho ho khan, có loại dùng cho ho có đờm, mẹ có biết con bị ho loại nào không, nếu chắc chắn thì hãy dùng.
Thuốc long đờm: tùy bệnh mà bác sĩ sau khi thăm khám mới chỉ định cho bé dùng, vì có bệnh uống thuốc long đờm bé ho còn nặng hơn, có bệnh uống thuốc ho long đờm ho nhiều hơn chút nhưng nhẹ thở.
>>>>>Xem thêm: Khám phụ khoa sau sinh và những điều cần lưu ý
Việc cho trẻ uống siro ho hay thuốc ho cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. (ảnh minh họa)
Khí dung
Chỉ khi bé bị suyễn hay nghi ngờ suyễn thì mới phun khí dung, mà có biết bé bị suyễn không phải thăm khám với bác sĩ đã hoặc là bé đã từng khám và bác sĩ kết luận bé bị suyễn rồi thì mẹ mới dùng để tránh tái phát cơn suyễn.
Việc phun nước muối sinh lý thường không có tác dụng gì.
Tập vật lý trị liệu lấy đờm
Khi cần thiết mẹ hãy nên làm: khi bé bị xẹp phổi, tắc nghẽn mà không khạc được, đa số nghiện cứu cho thấy phương pháp tập vật lý trị liệu lấy đờm không giúp ích gì nhiều.
Kháng sinh
Tùy từng loại bệnh bé mắc phải hay nguyên nhân khiến trẻ bị ho mà có quyết định dùng thuốc kháng sinh hay không. Phần lớn trẻ bị ho là do mắc các bệnh về đường hô hấp, mà các bệnh này có đến hơn 80% nguyên nhân là do virus. Do đó việc sử dụng thuốc kháng sinh chỉ cần thiết khi nguyên nhân bệnh là do vi khuẩn, trong trường hợp trẻ ho do virus sử dụng kháng sinh là không cần thiết.
Tùy bệnh lý mà sau khi kiểm tra bác sĩ sẽ quyết định có nên dùng kháng sinh cho trẻ hay không. Việc dùng kháng sinh loại nào, liều lượng thế nào, cần thiết thì mới dùng, nếu không sẽ gây kháng kháng sinh rất nguy hiểm. Ba mẹ cũng tuyệt đối không nên tự ý mua kháng sinh về điều trị cho trẻ.
Chuyên khoa Nhi Thu Cúc quy tụ đội ngũ bác sĩ Nhi khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, khám tận tình, hạn chế kháng sinh; hệ thống xét nghiệm, máy móc, chẩn đoán hình ảnh tân tiến; cơ sở vật chất hiện đại – đầy đủ tiện nghi, không gian sạch sẽ; thanh toán BHYT và bảo hiểm bảo lãnh, phục vụ tận tình đến 20h tối tất cả các ngày trong tuần.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.