Đột quỵ quay trở lại là vấn đề mà nhiều người quan tâm, bởi đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Khả năng bệnh đột quỵ tái phát khá cao. Cụ thể trong 5 năm đầu tiên, tỷ lệ tái phát bệnh là 25%. Vậy đâu là những giải pháp giúp ngăn đột quỵ tái phát?
Bạn đang đọc: Những giải pháp giúp ngăn đột quỵ quay trở lại
1. Các loại đột quỵ và nguy cơ tái phát
Có 2 loại đột quỵ thường gặp là: đột quỵ do tắc mạch não và đột quỵ chảy máu não.
– 85% số ca đột quỵ là đột quỵ do nghẽn mạch máu não. Xảy ra khi mạch máu não bị bít tắc (chủ yếu là do huyết khối), khiến vùng não bị tổn thương không tiếp nhận đủ máu giàu oxy và chất dinh dưỡng tới nuôi. Các tế bào não khu vực bị tổn thương sẽ bị chết và không phục hồi được chức năng của nó.
– 15% số trường hợp đột quỵ còn lại là đột quỵ xuất huyết não. Xảy ra khi mạch máu não bị đứt, gây xuất huyết trong não hoặc quanh não.
Sau đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ thiếu máu não thoáng qua (TIA), nguy cơ tái phát đột quỵ sau điều trị ≥ 5 năm là 25%, trong đó nguy cơ tái phát đột quỵ giai đoạn sớm 10% trong tuần đầu tiên, 15% trong 1 tháng và 18% trong 3 tháng. Việc điều trị dự phòng giúp giảm tối đa nguy cơ tái phát đột quỵ, lên tới 80%.
Trong 5 năm đầu tiên, tỷ lệ tái phát đột quỵ là 25%.
2. Lý do đột quỵ quay trở lại
– Tăng huyết áp không kiểm soát: Huyết áp tăng cao là nguy cơ dẫn tới đột quỵ ở người lớn.
– Bệnh đái tháo đường: Lượng đường trong máu cao sẽ làm gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông rất dễ gây hại cho mạch máu.
– Cholesterol cao: Cholesterol dư thừa sẽ hình thành những mảng xơ vữa trong thành động mạch. Khi đó, lượng máu được cung cấp tới não và những cơ quan khác bị suy giảm, hay ta thường gọi là thiếu máu lên não.
– Các bất thường về tim: Các bất thường ở tim có thể dẫn tới sự hình thành của cục máu đông trong tim và chuyển tới não.
– Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì làm gia tăng nguy cơ gây ra chứng đột quỵ. Ngoài ra, béo phì cũng liên quan các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp.
– Hút thuốc: Khói thuốc toả ra xung quanh khi hút thuốc sẽ gây cô đặc máu cũng như hình thành mảng bám tích tụ trong mạch máu.
3. Ngăn đột quỵ quay trở lại bằng cách nào?
Kiểm soát những yếu tố nguy cơ và tác nhân gây ra độ đột quỵ giúp người bệnh ngăn đột quỵ quay trở lại hiệu quả.
3.1. Điều trị ngăn đột quỵ quay trở lại
– Bệnh nhân sử dụng thuốc theo đúng liều lượng bác sĩ chỉ định, người bệnh không tự ý sử dụng thêm những loại thuốc khác khi không có sự cho phép của bác sĩ.
– Tuân thủ theo chỉ định và đi tái khám theo lịch.
– Người bệnh không tự ý tăng, giảm liều thuốc khi các triệu chứng chưa giảm hoặc quá nghiêm trọng. Bởi hành động này sẽ khiến những yếu tố nguy cơ không được kiểm soát chặt chẽ, gia tăng nguy cơ tái phát của đột quỵ.
Tìm hiểu thêm: Bệnh tim ở Việt Nam và những con số đáng lưu ý
Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ.
3.2. Kiểm soát lượng cholesterol trong máu
Những người có cholesterol cao (hay gọi một cách dân dã là mỡ máu) rất hay bị đột quỵ. Bởi lượng cholesterol thừa sẽ dẫn tới hiện tượng xơ cứng mạch máu và hình thành các cục máu đông. Đây là yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ, thậm chí là đột quỵ nhồi máu não.
3.3. Kiểm soát đường huyết trong máu
Đường huyết trong máu cao là một trong các nguyên nhân chính của bệnh. Các thống kê cho thấy, người mắc tiểu đường có khả năng bị đột quỵ cao cấp 3 lần bình thường.
Người bệnh đái tháo đường cũng dễ mắc những bệnh tim mạch do béo phì, cao huyết áp. Do đó, bệnh nhân cần kiểm tra đường máu thường xuyên và thăm khám sức khoẻ định kì. Đồng thời, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh nạp đường vào cơ thể để làm giảm đường trong máu nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.
3.4. Kiểm soát huyết áp ngăn đột quỵ quay trở lại
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ xảy ra chứng đột quỵ.Sau khi trải qua cơn đột quỵ, bệnh nhân cần phải theo dõi huyết áp chặt chẽ hơn nữa. Điều này giúp huyết áp của người bệnh luôn được duy trì dưới mức an toàn cũng như ngăn ngừa đột quỵ.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng mỗi ngày và đo huyết áp định kỳ. Việc theo dõi huyết áp là rất cần thiết, vì khi huyết áp quá cao người bệnh sẽ không nhận biết được dấu hiệu của đột quỵ.
3.5. Loại bỏ rượu bia, thuốc lá
Hút thuốc là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ cho người trẻ tuổi. Khói thuốc thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch xảy ra nhanh chóng hơn làm máu dễ bị đông hơn. Vì vậy, người bệnh cần bỏ hẳn thuốc lá ra khỏi đời sống của mình cũng như tránh xa khói thuốc lá.
Rượu bia làm tăng lượng triglyceride trong máu, đây là một loại mỡ máu nguy hiểm gây bệnh xơ vữa động mạch. Bên cạnh bia, rượu cũng là nguyên nhân gây huyết áp tăng cao và tăng nguy cơ đột quỵ.
3.6. Thực hiện lối sống lành mạnh
Lối sống không lành mạnh cũng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đột quỵ. Thay đổi lối sống trở nên lành mạnh là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng để người bệnh có thể phòng tránh đột quỵ và ngăn chặn nguy cơ đột quỵ tái phát.
– Bữa cơm xanh: gồm đầy đủ rau xanh, hoa quả tươi. Sử dụng ít chất béo chuyển hoá (mỡ cá, bơ…), muối.
– Ngưng hút thuốc
– Giảm/ngưng sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia).
– Hoạt động thể lực: giúp duy trì cân nặng, ổn định huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu. Hoạt động thể lực cường độ trung bình khoảng 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Các hoạt động cường độ trung bình bao gồm đi bộ nhanh (4,8 – 6,5 km/giờ), đạp xe chậm (15 km/giờ), vẽ tranh hoặc trang trí, hút bụi, làm vườn (cắt cỏ), đánh golf (kéo gậy trong xe đẩy), tennis (đôi), bơi lội, thể thao dưới nước.
>>>>>Xem thêm: Điều trị suy tim cấp đúng cách, ngăn nguy hại sức khỏe
Ngăn đột quỵ quay trở lại bằng cách tập luyện thể thao mỗi ngày.
Để giảm tỷ lệ tái phát đột quỵ, người bệnh nên tầm soát nguy cơ đột quỵ ngay từ bây giờ để phát hiện các bệnh lý liên quan và giảm thiểu xảy ra đột quỵ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.