Bạn có biết đi tiêm uốn ván cần mang những gì? Tại sao nên tiêm phòng uốn ván từ sớm cho trẻ nhỏ? Tất cả những thắc mắc này sẽ được bài viết giải đáp chi tiết ngay dưới đây.
Bạn đang đọc: Những giấy tờ cần mang khi đi tiêm chủng uốn ván
1. Lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin uốn ván
1.1. Lợi ích cá nhân
Qua cơ chế hoạt động của vắc xin trong cơ thể, ta có thể dễ dàng nhận thấy những lợi ích cá nhân to lớn từ việc tiêm phòng:
– Giảm tỷ lệ mắc bệnh uốn ván nguy hiểm: Uốn ván vốn là 1 căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra các triệu chứng như: cứng hàm, khó nuốt, cứng và đâu vùng cổ, lưng, vai. Sau cùng, độc tố của trực khuẩn uốn ván phát tán mạnh có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được tiếp nhận điều trị sớm.
Uốn ván là mũi tiêm quan trọng mà cả người lớn và trẻ em cần tiêm chủng đầy đủ
– Tiết kiệm chi phí so với điều trị: Tiêm phòng nói chung và tiêm vắc xin uốn ván nói riêng thường có chi phí thấp hơn đáng kể so với quá trình điều trị bệnh. Ngoài ra, tiêm phòng còn là biện pháp bảo vệ sức khỏe chủ động, giúp tránh biến chứng nếu không may nhiễm phải bệnh.
– Phát triển toàn diện của trẻ: Tiêm chủng đầy đủ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh một cách toàn diện. Không gặp phải các bệnh truyền nhiễm, trẻ sẽ không phải chịu các di chứng, dị tật có thể ảnh hưởng lớn đến thể chất và sự phát triển của bộ não.
Có thể nói, tiêm chủng chủ động mang đến rất nhiều lợi ích cho con người, đặc biệt là sự phát triển của trẻ nhỏ. Trong đó, uốn ván là mũi vắc xin quan trọng mà bạn không nên bỏ qua trong kế hoạch tiêm chủng của mình và con nhỏ.
1.2. Lợi ích cộng đồng
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của vắc xin trong việc kiểm soát tình hình bệnh tật và mang lại lợi ích to lớn cho cả cá nhân và cộng đồng. Với vắc xin uốn ván nói riêng và vắc xin nói chung, đều mang đến những lợi ích nhất định:
– Bảo vệ sức khỏe cộng đồng: Tiêm chủng vắc xin không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng (đối với các bệnh có tính truyền nhiễm cao). Điều này đảm bảo một môi trường sống lành mạnh và ngăn chặn sự lan truyền của dịch bệnh.
– Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong: Thông qua vắc xin, có khoảng 85 – 95% người được tiêm chủng sẽ phát triển miễn dịch đặc hiệu, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Điều này giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do uốn ván và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra.
– Giảm tổn thất kinh tế: Vắc xin không chỉ giúp trẻ em khỏe mạnh, giảm tần suất bệnh tật, mà còn giảm chi phí liên quan đến khám và điều trị bệnh. Nhờ tiêm phòng, thời gian và công sức từ việc chăm sóc trẻ bị bệnh hoặc hậu quả và tàn phế kéo dài cũng được giảm thiểu, góp phần vào giảm tổn thất kinh tế.
Vắc xin uốn ván nói riêng và vắc xin nói chung đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và đảm bảo sự phát triển và an toàn cho cộng đồng. Vậy, đi tiêm uốn ván cần mang những gì? Nếu bạn đang chuẩn bị đi tiêm phòng thì
2. Những giấy tờ cần mang khi đi tiêm chủng
Khi đi tiêm phòng vắc xin uốn ván hay bất kì vắc xin nào khác, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng cả về sức khỏe và giấy tờ để đảm bảo đến điểm tiêm có đủ điều kiện để tiêm phòng. Vậy đi tiêm uốn ván cần mang những gì? Dưới đây là 1 số giấy tờ quan trọng, cần thiết để bạn đọc tham khảo:
– Giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân (chứng minh tư) là giấy tờ quan trọng mà bạn cần mang theo bên mình để phòng trường hợp cần xuất trình chứng minh độ tuổi.
Tìm hiểu thêm: Tiêm phế cầu cho người lớn giúp phòng bệnh gì? Liều tiêm như thế nào?
Giấy tờ tùy thân, sổ tiêm chủng là những giấy tờ quan trọng bạn cần mang đi khi tiêm chủng
– Giấy tờ liên quan đến tình trạng sức khỏe cá nhân: Nếu bạn có nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tim mạch, đái tháo đường, béo phì, bệnh thận, tiểu đường, dị ứng với thuốc,… thì nên mang theo giấy tờ chứng minh để bác sĩ có thể tư vấn cụ thể trước khi tiến hành tiêm chủng.
– Đối với trẻ em, phụ huynh cần mang theo các giấy tờ sau khi đăng ký tiêm phòng để trả lời câu hỏi về việc cần mang những gì:
+ Giấy khai sinh (chứng sinh) của em bé
+ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người đưa trẻ đi tiêm phòng.
+ Sổ tiêm chủng của trẻ.
+ Số thứ tự đăng kí tiêm (nếu có).
Việc chuẩn bị và xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết sẽ giúp quá trình tiêm phòng vắc xin diễn ra thuận lợi và đảm bảo tính chính xác của thông tin liên quan đến sức khỏe của mỗi người.
3. Những mối nguy hiểm nếu được không tiêm phòng uốn ván đầy đủ
Bên cạnh việc quan tâm đến việc mang theo những gì khi đi tiêm phòng, cũng cần lưu ý về những nguy cơ nếu không được tiêm chủng đầy đủ để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tiêm phòng:
– Nguy cơ mắc bệnh trước khi tiêm chủng: Nếu không tiêm chủng hoặc tiêm phòng không đầy đủ, bạn sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh do cơ thể không có (hoặc không đủ) các kháng nguyên được sản sinh nhằm chống lại trực khuẩn uốn ván xâm nhập, phát độc tố.
>>>>>Xem thêm: Cần nắm những thông tin quan trọng về tiêm vắc xin cúm mùa
Uốn ván có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người nếu không tiêm chủng vắc xin đầy đủ
– Mắc bệnh dễ bị biến chứng nặng: Do độc tố uốn ván có thời gian ủ bệnh trong cơ thể, sau đó mới phát tác thành triệu chứng bên ngoài nên việc tiêm chủng đầy đủ sẽ giúp ngăn chặn những nguy cơ này. Tuy nhiên, nếu chưa tiêm chủng thì khi cơ thể đã có trực khuẩn uốn ván, chúng phát tác độc tố nhanh chóng và không có điều kiện điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.
– Rủi ro ở những vùng tiêm phòng thấp: Các khu vực với tỷ lệ tiêm phòng thấp tiềm ẩn rủi ro cao mắc phải các bệnh nghiêm trọng như uốn ván.
Vì vậy, tiêm chủng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Việc tiêm phòng nên được thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt là đối với trẻ em trong 2 năm đầu đời.
Trên đây, bài viết đã giải thích chi tiết đi tiêm uốn ván nên mang những gì để bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích. Để được tư vấn hoặc đặt lịch tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI, hãy để lại thông tin của bạn để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.