Những hiểu nhầm phổ biến về việc tiêm HPV ở nam giới

Hiện nay vẫn còn rất nhiều người hiểu nhầm trong vấn đề tiêm hpv cho nam giới. Những thông tin sai lệch nếu lan truyền sẽ khiến cho mọi người hoang mang, từ đó gây khó khăn trong việc bảo vệ sức khỏe không chỉ ở phạm vi cá nhân mà còn cả ở cộng đồng.

Bạn đang đọc: Những hiểu nhầm phổ biến về việc tiêm HPV ở nam giới

1. Tổng quan về vacxin HPV

HPV là một loại virus không thể coi nhẹ, gây u nhú ở người. Bao gồm 200 chủng khác nhau, thường đa số trường hợp sẽ tự khỏi mà không gây ra vấn đề sức khỏe nhưng không thể loại trừ trường hợp dẫn đến các tình trạng như:

– Mụn cóc sinh dục.

– Ung thư: ung thư cổ tử cung và ung thư hậu môn.

Để giảm tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tiêm hpv từ sớm. Độ tuổi bắt đầu tiêm phòng là từ 9 tuổi trở lên, hiệu quả tối ưu nên tiêm trước 36 tuổi và chưa có hoạt động tình dục.

Ceravix là thế hệ đầu tiên của dòng vacxin ngừa hpv. Sau đó, Gardasil 9 là phiên bản mới hiện nay, có tác dụng phòng các bệnh ung thư nguy hiểm do virus hpv ở cả nam và nữ. Bao gồm:

– Ung thư cổ tử cung.

– Ung thư dương vật.

– Ung thư hậu môn.

– Ung thư hầu họng.

– Ung thư âm hộ/âm đạo, u nhú âm đạo,…

Những hiểu nhầm phổ biến về việc tiêm HPV ở nam giới

Vacxin hpv nên tiêm phòng từ sớm ở cả nam và nữ

2. Tiêm HPV ở nam giới và những hiểu nhầm ai cũng mắc phải

2.1. Bao cao su có thể ngăn ngừa nên tiêm HPV là không cần thiết

Nhắc đến các biện pháp đảm bảo an toàn trong quan hệ tình dục, bao cao su được đánh giá cao trong việc ngăn ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. Và các bệnh truyền nhiễm do hpv cũng không ngoại lệ.

Sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ giúp bảo vệ sức khỏe cho cả nam và nữ. Tránh tạo cơ hội lây lan bệnh truyền nhiễm sang người khỏe mạnh. Từ đó giảm tỷ lệ mắc cũng như nhập viện khi bệnh trở nặng, thậm chí là tử vong.

Chính những tác dụng bảo vệ tuyệt vời trên, nhiều người cho rằng việc tiêm hpv là không cần thiết. Do đó, phần đông chỉ “trăm sự nhờ cậy” vào bao cao su và bỏ qua tiêm chủng với suy nghĩ rằng “như này là đủ an toàn rồi”.

Tuy nhiên, không có biện pháp nào là bảo vệ tuyệt đối. Virus hpv vẫn có thể lây qua những vùng da không được bao cao su che phủ hoặc trong quá trình quan hệ xảy ra tình trạng bao bị rách, thủng mà cả hai không hay biết.

2.2. Nam giới không thể truyền virus sang cho nữ giới

Nếu vẫn có suy nghĩ “Nam giới không thể truyền virus hpv sang cho nữ giới” thì bạn cần bỏ ngay lập tức. Ngược lại, virus này rất dễ lây nhiễm bất kể đối tượng. Các trường hợp nam giới có thể truyền virus hpv sang cho nữ đó là:

– Khi tiếp xúc da kề da.

– Khi tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc sinh dục.

– Trong tinh dịch vào mỗi lần quan hệ tình dục.

Có hơn 90% nam giới quan hệ tình dục có nguy cơ nhiễm virus hpv suốt cuộc đời. Khi nhiễm hpv thì không có triệu chứng cụ thể, nếu không có sự quan tâm về sức khỏe thì nam giới rất khó nhận biết bản thân có mắc bệnh hay không. Đây chính là nguyên nhân mà nam giới vô tình truyền sang cho bạn đời hoặc bạn tình của mình.

Tìm hiểu thêm: Thông tin đầy đủ về vắc xin phòng viêm gan AB cho bé

Những hiểu nhầm phổ biến về việc tiêm HPV ở nam giới

Virus hpv lây truyền từ người này sang người khác bất kể mọi đối tượng

2.3. Nam giới không cần tiêm HPV như nữ giới

Khi nhắc đến hpv thì đa số chỉ nghĩ đến căn bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Do đó, tiêm hpv cho nữ giới để ngừa bệnh là đủ, nam giới không cần tiêm cũng được. Nhưng đây là một hiểu nhầm nghiêm trọng khi vacxin hpv được gắn cho nữ thay vì cả nam và nữ đều cần tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch.

Không chỉ ung thư cổ tử cung, virus hpv có khả năng gây ra nhiều loại ung thư khác ở nam hoặc ở cả hai giới đó là:

– Ung thư hầu họng

– Ung thư hậu môn

– Ung thư dương vật

Bên cạnh đó, cũng có người cho rằng chỉ nhiễm virus hpv khi quan hệ tình dục. Đây cũng là một quan niệm sai lầm vì virus có nhiều đường lây khác như: tiếp xúc với vật dụng, dụng cụ chứa mầm bệnh.
Do đó, nam giới cũng cần tiêm phòng vacxin hpv tương tự nữ giới. Từ 9 tuổi trở lên là có thể bắt đầu tiêm chủng mũi đầu. Hiệu quả của vacxin đạt mức cao khi được thực hiện trước 26 tuổi và chưa có bất kỳ hoạt động tình dục nào trước đó.

Khi cả nam và nữ đều chủ động tiêm hpv thì sẽ tạo ra miễn dịch trong cộng đồng, giảm sự lưu hành của virus hpv.

3. Lịch tiêm HPV cơ bản

Hiện nay, loại vắc xin HPV được tiêm chủng rộng rãi ở nam là vắc xin Gardasil 9 chủng:

– Nam giới thuộc độ tuổi từ trên 9 – 14 tuổi: Phác đồ tiêm 2 mũi, mũi sau cách mũi trước là 12 tháng.

– Nam giới thuộc độ tuổi từ 15 – 26 tuổi: Phác đồ tiêm 3 mũi. Mũi đầu tiên được thực hiện càng sớm càng tốt. Mũi thứ 2 cách mũi đầu là 2 tháng và mũi thứ 3 cách mũi thứ 2 là 4 tháng.

Những hiểu nhầm phổ biến về việc tiêm HPV ở nam giới

>>>>>Xem thêm: Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu

Nam giới nên tiêm phòng trong độ tuổi từ 9 đến 26 và chưa quan hệ tình dục để đạt được hiệu quả bảo vệ cao

4. Những việc cần làm khác để ngừa bệnh

Như đã nói ở trên, không có biện pháp nào là bảo vệ tuyệt đối. Nếu chỉ tiêm hpv thì cũng không thể loại bỏ 100% nguy cơ nhiễm hpv. Nam giới vẫn cần thực hiện các điều sau để tạo được lá chắn cho sức khỏe của mình cũng như những người xung quanh:

– Quan hệ tình dục an toàn với 1 vợ – 1 chồng, không quan hệ với nhiều bạn tình. Luôn sử dụng bao cao su trong suốt quá trình và vệ sinh sạch sẽ sau khi thực hiện.

– Ngủ đủ giấc, tránh thức quá muộn

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình, không ăn quá nhiều các đồ ăn nhanh, chiên rán, đồ ăn nhiều muối,…

– Có thói quen tập thể dục mỗi ngày, dành ra 30 phút/ngày với các bài tập nhẹ nhàng có thể cải thiện sức khỏe rõ rệt.

– Duy trì cân nặng phù hợp với bản thân, tránh để bị béo phì.

– Hạn chế hoặc hãy nói “không” với các đồ uống có cồn, chất kích thích như thuốc lá.

– Khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra, theo dõi và phát hiện sớm dấu hiệu bất thường của bản thân.

Trên đây là những hiểu lầm thường gặp về tiêm hpv ở nam giới. Nếu bạn cũng có những suy nghĩ này thì hãy thay đổi, bổ sung kiến thức chính xác cho mình để có thể bảo vệ chính mình và những người xung quanh hiệu quả hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *