Không ai muốn làm tổn thương trái tim, tuy nhiên qua thời gian một số thói quen xấu trong đời sống hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về tim mạch. Sau đây là những “kẻ thù”của trái tim mà chúng ta cần nhận biết để có các biện pháp phòng tránh và kiểm soát.
Bạn đang đọc: những kẻ thù của trái tim mà chúng ta cần nhận biết
1. Thiếu vận động
Những người thiếu vận động có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi so với những người tích cực tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày.
Theo một số nghiên cứu, những người thiếu vận động có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp đôi so với những người tích cực tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày.
Thiếu vận động có thể gây hại cho trái tim theo nhiều cách. Chẳng hạn, nó có thể dẫn tới tình trạng tăng huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu. Vì thế để tốt cho sức khỏe trái tim, hãy thường xuyên vận động cơ thể. Trong quá trình làm việc, không nên ngồi lâu một chỗ, dành thời gian nghỉ ngơi và đứng dậy khỏi ghế, vươn vai hoặc đi lại xung quanh phòng làm việc. Cố gắng dành ít nhất 30 phút/ngày để tập thể dục với cường độ vừa phải trong hầu hết các ngày của tuần.
2. Bỏ qua các dấu hiệu bất thường của trái tim
Đừng cố gắng tự huyễn hoặc bản thân rằng sự khó chịu ở ngực chỉ là biểu hiện của chứng ợ nóng do ăn quá no. Bởi vì khó chịu ở ngực cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo có vấn đề ở tim mạch hoặc một cơn nhồi máu cơ tim sắp xảy ra.
Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu:
- Đau hoặc khó chịu ở ngực
- Khó thở, hụt hơi không rõ nguyên nhân
- Khó chịu ở một hoặc cả hai cánh tay, ở lưng, vai, cổ hoặc hàm
- Mệt mỏi bất thường
-
3. Không kiểm tra tim mạch định kỳ
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân đột quỵ mất trí nhớ
Ngay cả khi cảm thấy hoàn toàn bình thường, việc kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ vẫn rất cần thiết.
Ngay cả khi cảm thấy hoàn toàn bình thường, việc kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ vẫn rất cần thiết. Bởi vì chúng ta không thể biết trái tim có khỏe mạnh hay không qua khả năng cảm nhận của bản thân mà đòi hỏi phải có những xét nghiệm chuyên biệt.
Nếu e ngại phải chờ đợi, có thể đặt lịch hẹn khám tim mạch. Hiện nay nhiều bệnh viện tại Việt Nam có áp dụng dịch vụ này. Bác sĩ có thể yêu cầu đo huyết áp, đánh giá nồng độ cholesterol và đường trong máu.
4. Béo phì, thừa cân
Những người bị béo phì, thừa cân có nguy cơ cao phát triển các bệnh tim mạch. Hãy bảo vệ trái tim ngay từ bây giờ bằng cách giảm cân, duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. Có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng một chế độ ăn uống tốt cho trái tim. Ngay cả một sự thay đổi nhỏ về cân nặng cũng có thể gây ra những thay đổi lớn. Cụ thể việc giảm 5 – 10% cân nặng có thể hạn chế rủi ro mắc bệnh tim mạch.
5. Hút thuốc lá
>>>>>Xem thêm: Nhồi máu cơ tim là gì? cơn đau thắt ngực điển hình
Người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp đôi so với người chưa bao giờ hút thuốc
Người thường xuyên hút thuốc lá có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp đôi so với người chưa bao giờ hút thuốc. Bởi vì những hóa chất độc hại trong khói thuốc lá có thể thâm nhập vào máu và gây hại cho niêm mạc bên trong của động mạch. Do đó nên cố gắng bỏ hút thuốc lá. Không quan trọng là hút trong bao lâu, bỏ hút thuốc lá sẽ có thể giúp trái tim và mạch máu hồi phục đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các cơn nhồi máu cơ tim.