Hiện tượng có sỏi trong đài thận nằm rải rác ở các vị trí khác nhau, nhưng sỏi thận nhóm đài dưới là vị trí thường gặp nhất. Để biết dấu hiệu, đặc điểm và cách chữa trị sỏi thận nhóm đài dưới bạn có thể tham khảo bài viết sau.
Bạn đang đọc: Những kiến thức cần biết về sỏi thận nhóm đài dưới
1. Sỏi thận nhóm đài dưới là gì?
Sỏi thận là sự lắng đọng của các chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu nhưng vì một số lý do nào đó các chất đó kết tinh lại và tạo thành sỏi trong thận. Sỏi có thể ở bất cứ vị trí nào trong hệ tiết niệu, trong đó sỏi thận đài dưới là trường hợp hay gặp.
Độ lớn của sỏi tùy thuộc vào vị trí, thời gian và độ lắng đọng tạo thành sỏi. Số lượng sỏi thận đài dưới ở mỗi người là khác nhau, có người chỉ có 1 viên sỏi nằm đơn độc trong đài thận nhưng cũng có những trường hợp sỏi kết thành từng chùm nằm trong đó.
Thông thường, sỏi thận nằm ở trong đài thận (dù là đài trên, đài giữa hay đài dưới) đều không dễ gây ứ nước, tắc nghẽn trong thận như sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang.
Sỏi thận nằm ở trong đài thận ít gây ứ nước, tắc nghẽn trong thận hơn so với các vị trí khác
2. Dấu hiệu sỏi thận nhóm đài dưới
Đa số các trường hợp có sỏi ở đài thận dưới đều không biết mình mang sỏi mà chỉ vô tình phát hiện ra trong khi đi khám các bệnh lý khác cần siêu âm hoặc chụp X-quang phần bụng hay khi bệnh đã xuất hiện biến chứng.
Sỏi thận nhóm đài dưới thường không gây nên những cơn đau dữ dội mà nếu có những cơn đau chỉ là những cơn đau âm ỉ, hiếm khi xuất hiện những triệu chứng nước tiểu đục, sốt hay đài ra máu như những dấu hiệu bệnh thận thông thường. Tuy vậy, trong trường hợp mà đài thận dưới bị giãn ra, bị nhiễm khuẩn thì nước tiểu đục, bệnh nhân đau vùng thận và có khi kèm theo sốt.
Tìm hiểu thêm: Viêm niệu đạo ở nữ và những điều cần biết
Khi đài thận bị nhiễm khuẩn thì nước tiểu đục, bệnh nhân đau vùng thận và có khi kèm theo sốt.
3. Điều trị sỏi thận nhóm đài dưới
Khi bị sỏi thận thường không sử dụng phương pháp thông thường là mổ lấy sỏi vì sỏi rất dễ tái phát trở lại và kèm theo những biến chứng viêm nhiễm. Vì vậy, có thể điều trị sỏi thận bằng các phương pháp sau:
3.1. Sử dụng phương pháp tán sỏi thận nhóm đài dưới phù hợp
– Phương pháp tán sỏi không xâm lấn: Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ (đối với sỏi thận đài dưới có kích thước nhỏ hơn 2cm)
– Phương pháp tán sỏi ít xâm lấn:
Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ bằng laser: Phương pháp này áp dụng đối với sỏi thận lớn hơn 2cm.
Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser: Áp dụng đối với sỏi thận mọi vị trí, kích thước.
Tuy nhiên, tùy vào tính chất, kích thước của sỏi thận đài dưới mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp tán sỏi phù hợp.
3.2. Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học
Nếu sỏi nhỏ và chưa cần sử dụng đến các phương pháp tán sỏi thì người bệnh cần uống nhiều nước hàng ngày để giúp kích thích tiểu tiện, giúp sỏi mềm và dễ đi ra ngoài.
Ăn uống điều độ, ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, cần ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh, hoa quả, hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều oxalat… để tránh sự tích tụ, lắng đọng các chất hình thành sỏi.
3.3. Đi khám sức khỏe định kỳ
Đi khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp bạn phát hiện sớm sỏi thận và có biện pháp xử lý kịp thời. Mà đối với những người đã điều trị sỏi thận thì việc đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi và có biện pháp hạn chế sỏi thận tái phát.
>>>>>Xem thêm: Viêm tiết niệu khi mang thai
Bệnh nhân cần được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để được chỉ định biện pháp tán sỏi phù hợp