Những kiến thức cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng là bệnh lý không hiếm gặp trong xã hội hiện đại. Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi từ trẻ con tới người già. Ở giai đoạn mới khởi phát bệnh rất khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với đau bụng thông thường vì vậy dễ bị bỏ qua cho tới khi bệnh trở nặng. Việc nắm vững các kiến thức về bệnh vô cùng quan trọng giúp phát hiện bệnh sớm. 

Bạn đang đọc: Những kiến thức cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

1. Khái niệm cần biết về bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng là khi xuất hiện các vết viêm loét trên niêm mạc của của dạ dày và hành tá tràng. Những vết loét này khi xuất hiện sẽ làm lộ phần lớp dưới của ruột. Tỷ lệ viêm loét dạ dày chiếm 60%, viêm loét ở hành tá tràng chiếm 95% và 25% vết loét đến từ vòm cong của dạ dày. Trước đây các bệnh về dạ dày tá tràng thường gặp ở người lớn tuy nhiên những năm gần đây bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa. 

Những kiến thức cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng thường gặp ở hệ tiêu hóa

2. Triệu chứng viêm loét dạ dày hành tá tràng thường gặp

Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng ở giai đoạn khởi phát rất khó phát hiện. Đôi khi bệnh có thể dễ nhầm lẫn với đau bụng thông thường. Chính vì vậy việc nắm rõ các triệu chứng vô cùng quan trọng trong việc phát hiện bệnh sớm. 

2.1 Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng gây buồn nôn, chướng bụng, khó tiêu

Dạ dày tiết nhiều acid dẫn tới trào ngược dạ dày, buồn nôn. Người bệnh cũng thường cảm thấy khó chịu, khó tiêu, đầy bụng do thức ăn không được tiêu hóa hết. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh ăn không ngon miệng, chán ăn. 

2.2 Đau phần trên rốn vùng thượng vị là dấu hiệu bị bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh viêm viêm loét dạ dày hành tá tràng là đau vùng thượng vị. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau dữ dội từng cơn vô cùng khó chịu. Triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. 

2.3 Khó ngủ, ngủ không ngon giấc

Viêm loét dạ dày hành tá tràng không chỉ ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa mà còn khiến người bệnh mất ngủ. Do cơn đau thường xuất hiện vào lúc nửa đêm vì vậy khiến người bệnh tỉnh giấc và khó ngủ lại. 

2.4 Thường xuyên nóng rát ở vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua

Ợ hơi, ợ rát là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo dạ dày tá tràng của bạn đang gặp vấn đề. Biểu hiện này thường gặp nhiều khi bệnh mới ở giai đoạn khởi phát. Các biểu hiện này gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh.

2.5 Rối loạn các chức năng tiêu hóa

Dạ dày tá tràng gặp vấn đề sẽ kéo theo các chức năng  của hệ tiêu hóa suy giảm. Các hoạt động bị ngưng trệ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Dấu hiệu nhận biết là người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ. 

Những kiến thức cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng khó tiêu khi mắc bệnh

3. Các nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày hành tá tràng 

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào sở hữu yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. 

3.1 Nhiễm vi khuẩn HP gây bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

Vi khuẩn HP có tên đầy đủ theo tiếng Anh là Helicobacter pylori. Đây là loại vi khuẩn thường sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tiết ra độc tố gây mất chức năng chống lại acid của niêm mạc dạ dày tá tràng gây ra viêm loét. 

3.2 Sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm, giảm đau 

Những người lớn tuổi thường có thói quen sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau khiến ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa. Các chất trong thuốc sẽ khiến cơ thể ngưng tổng hợp prostaglandin. Prostaglandin là hợp chất giúp chống lại vi khuẩn có hại trong dạ dày. Khi chất này suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tấn công.

3.3 Mắc bệnh do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý 

Khi cơ thể rơi vào trạng thái đói bụng quá lâu có thể dẫn tới viêm loét dạ dày tá tràng. Ăn quá no cũng khiến gây áp lực lên dạ dày khiến chúng dễ bị viêm loét gây ra nhiều hệ quả khôn lường. Ăn khuya, ăn uống thất thường, làm việc ngay sau khi ăn cũng là các nguyên nhân gây bệnh. 

Việc ăn nhiều thực phẩm có tính kích thích dạ dày như: Đồ ăn chua cay, đồ chiên rán,…cũng ảnh hưởng xấu tới chức năng của hệ tiêu hóa. 

Tìm hiểu thêm: Nuốt vướng do trào ngược dạ dày hay do đâu?

Những kiến thức cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh

4. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày hành tá tràng

Viêm dạ dày tá tràng là bệnh lý rất dễ mắc và tái nhiễm kể cả sau khi điều trị thành công vì vậy mọi người cần lưu ý tới các biện pháp phòng bệnh. 

– Tập thói quen ăn uống khoa học, lành mạnh: Ăn uống đúng giờ, ăn chậm nhai kĩ, tránh bỏ bữa, ăn quá no,…Tránh ăn các thực phẩm có hại cho dạ dày: Đồ ăn quá mặn, đồ chua cay, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ hộp, …

– Cần bổ sung các thực phẩm chứa vitamin A, B12, D, K, canxi, acid folic, Fe, Zn,….và trứng sữa giúp trung hòa acid dạ dày

– Tránh xa các chất kích thích, nước ngọt có gas, đồ uống có cồn,…

– Hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, kháng viêm nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ

– Vận động phù hợp, nên dành ít nhất nửa tiếng mỗi ngày để tập các bài thể dục nhẹ nhàng

– Sắp xếp thời nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, ngủ đủ giấc 

– Tránh xa căng thẳng, giữ tinh thần vui vẻ

– Luôn nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh 

–  Nên ăn thành nhiều bữa một ngày để giảm áp lực lên dạ dày

Những kiến thức cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng

>>>>>Xem thêm: Bài thuốc dân gian chữa chứng xuất huyết dạ dày

Nên bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Bệnh viêm loét dạ dày hành tá tràng là bệnh lý không quá nguy hiểm. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà cần điều trị bệnh ngay khi phát hiện. Bệnh được điều trị càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh càng cao và ngược lại. Bệnh phát hiện ở giai đoạn muộn thì việc điều trị vô cùng khó khăn và có thể xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *