Nhìn chung, bệnh sốt xuất huyết không thể điều trị bằng loại thuốc đặc trị nào. Do đó, người bệnh cần lưu ý hơn khi sử dụng thuốc điều trị, cần nghe theo chỉ định của bác sĩ. Việc dùng sai thuốc, sai liều lượng sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh, nhất là với đối tượng trẻ nhỏ. Sau đây là những loại thuốc cần tránh khi trẻ bị sốt xuất huyết.
Bạn đang đọc: Những loại thuốc cần tránh khi trẻ bị sốt xuất huyết
1. Những loại thuốc cần tránh khi trẻ bị sốt xuất huyết
Việc cha mẹ tự ý điều trị thuốc cho trẻ bị sốt xuất huyết có thể dẫn tới nhiều ảnh hưởng xấu
Thông thường, bệnh nhân sốt xuất huyết sẽ điều trị theo triệu chứng. Trong đó, hạ sốt là phương pháp được áp dụng chính. Tuy nhiên, không phải mọi loại thuốc giảm đau, hạ sốt đều nên và có thể sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc cha mẹ lưu ý không sử dụng cho trẻ khi bị mắc sốt xuất huyết:
1.1 Aspirin
Tìm hiểu thêm: Điều trị viêm tai giữa ở trẻ em: Thông tin cơ bản
Aspirin tác động khiến lượng tiểu cầu thường giảm mạnh, sức khỏe người bệnh yếu đi nhanh, nguy hiểm tính mạng.
Đây là một loại kháng sinh chống nhiễm khuẩn có khả năng giảm đau, hạ sốt cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sự tương tác của loại thuốc chứa Aspirin sẽ chống tiêu cầu gặp nhau. Khi lượng tiểu cầu không được đảm bảo hoặc quá thưa sẽ gây xuất huyết hoặc nhiều những biến chứng nguy hiểm khác. Với những bệnh nhi bị sốt xuất huyết, lượng tiểu cầu thường giảm mạnh. Do đó, nếu chảy máu sẽ khiến sức khỏe yếu đi nhanh, nguy hiểm tính mạng.
1.2 Thuốc giảm đau kháng viên NSAID
Cũng giống với aspirin, ibuprofen và diclofenac cũng nằm trong nhóm NSAID (thuốc chống viêm không steroid). Những thuốc này sẽ thường có cơ chế hoạt động giống với aspirin. Nhờ vậy, thuốc có khả năng giảm viêm ở cơ thể sau khi bị nhiễm trùng, chấn thương. Đây cũng là nhóm thuốc nằm trong những loại không kê đơn, sử dụng phổ biến.
Khi dùng những thuốc này cho trẻ bị sốt xuất huyết sẽ khiến tăng nguy cơ biến chứng. Đặc biệt là những biến chứng liên quan tới chảy máu.
1.3 Thuốc chống đông
Sử dụng thuốc chống đông với trẻ bị sốt xuất huyết có thể khiến xảy ra những tác dụng phụ. Một số loại thuốc chống đông hay thuốc làm loãng máu có thể gây những biến chứng có liên quan tới chảy máu.
2. Vì sao trẻ em bị sốt xuất huyết không điều trị kháng sinh?
Trên thực tế, nhiều người cho rằng khi bị sốt cần điều trị bằng thuốc hạ sốt kèm kháng sinh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lưu ý kháng sinh không thể sử dụng trong điều trị sốt xuất huyết. Sốt xuất huyết là bệnh do virus gây ra mà kháng sinh thì không có khả năng tiêu diệt virus. Ta chỉ có thể dùng kháng sinh điều trị cho trẻ trong trường hợp có biểu hiện nhiễm trùng và được chỉ định bởi bác sĩ. Do đó, việc cha mẹ tự ý dùng kháng sinh cho trẻ bị sốt xuất huyết là không cần thiết. Điều này có thể khiến tốn kém đồng thời kéo theo nhiều nguy cơ.
>>>>>Xem thêm: Lưu ý khi chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp cha mẹ cần nhớ
Kháng sinh không có tác dụng điều trị sốt xuất huyết mà còn có thể gây ảnh hưởng xấu
Tình trạng trẻ bị nguy hiểm có thể xảy ra nếu cha mẹ tự ý cho trẻ bị sốt xuất huyết sử dụng kháng sinh. Điển hình như với những bệnh nhi có cơ địa dị ứng kháng sinh. Khi đó, việc sử dụng kháng sinh sẽ khiến trẻ mắc cùng lúc 2 bệnh. Điều trị từ đó cũng trở nên phức tạp hơn, sức khỏe ảnh hưởng nhiều.
3. Trẻ bị sốt xuất huyết điều trị bằng thuốc gì?
Sốt xuất huyết cho tới nay vẫn chưa có thuốc chuyên điều trị cố định. Do đó, bệnh nhân sốt xuất huyết nói chung sẽ được phân ra từng mức độ nhiễm bệnh. Với bệnh nhân tình trạng nhẹ thì có thể điều trị ngoại trú. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị nội trú. Hầu hết bệnh nhân sẽ được chỉ định riêng, kê đơn dựa trên nguyên nhân, tình trạng bệnh hiện tại.
Ban đầu, khi người bệnh có biểu hiện sốt cao và kéo dài dẫn tới bị mất nước, chất điện giải. Với những bệnh nhân sốt cao, chất bù nước và điện giải thường được dùng là Oresol. Oresol có khả năng bù nước tốt nhưng cũng có thể gây phản ứng phụ dẫn tới mất nước. Do đó, người bệnh cần lưu ý sử dụng đúng liệu lượng. Việc dùng quá liều sẽ gây phản ứng bất lợi cho sức khỏe.
Virus gây bệnh không thể điều trị chuyên biệt với loại thuốc nào. Vậy nên mục tiêu điều trị sẽ thường là giảm dần các triệu chứng nguy hiểm. Phương pháp này được áp dụng với cả bệnh nhân người lớn hay bệnh nhi. Cụ thể, người bệnh sẽ được nâng cao sức khỏe miễn dịch trong khoảng thời gian điều trị để giúp cơ thể chống lại virus.
Với các biểu hiện như đau nhức, sốt cao, khó chịu, … người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm sốt hay giảm đau phù hợp. Trong đó, Paracetamol là lựa chọn khá phổ biến trong trường hợp này. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên trao đổi với bác sĩ để uống thuốc đúng liều lượng và kiểm tra độ phù hợp với tình trạng cụ thể.
4. Những lưu ý phòng tránh biến chứng khi bị sốt xuất huyết
Trẻ bị sốt xuất huyết sẽ bị suy giảm sức đề kháng bởi sự giảm lượng tiểu cầu. Do đó, việc điều trị cần được lưu ý để thuốc sử dụng có sự tương tác tốt với sức khỏe. Cho tới hiện tại, ta vẫn chưa có vaccine phòng chống sốt xuất huyết. Do đó, ta cần cẩn thận, đặc biệt trẻ nhỏ là nhóm đối tượng rất dễ bị muỗi đốt dẫn tới mắc bệnh.
Đa số trẻ bị sốt xuất huyết đều có thể điều trị khỏi. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một phần nhỏ bệnh nhi xuất hiện biến chứng nên cha mẹ vẫn không thể chủ quan. Nhìn chung, sốt xuất huyết được đánh giá là căn bệnh khá nguy hiểm. Bệnh có thể gây nên biến chứng đe dọa nhiều tới sức khỏe sau khi hồi phục. Thông thường biến chứng sẽ xuất hiện sau khoảng 1 tuần từ khi mắc bệnh.
Để phòng tránh biến chứng xảy ra với trẻ nhỏ, cha mẹ lưu ý:
– Khi nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, cha mẹ cần đưa con tới ngay bệnh viện, cơ sở y tế uy tín ngay.
– Tình trạng bệnh nhẹ, trẻ được chỉ định điều trị tại nhà thì phụ huynh nên lưu ý về tình trạng nhiệt độ cơ thể trẻ, những dấu hiệu bất thường, …
– Sử dụng thuốc điều trị cho trẻ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
– Tái khám đúng hẹn sau khi trẻ khỏi bệnh.
Trên đây là những lưu ý về thuốc cần tránh dùng khi trẻ bị sốt xuất huyết và cách phòng tránh biến chứng. Hy vọng qua đây các bậc phụ huynh đã lưu lại những kiến thức để áp dụng chăm sóc con nhỏ trong trường hợp cần thiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.