Sonde JJ hay ống thông, stent JJ là một ống rỗng được luồn qua da vào trong thận. Ống này giúp dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Nước tiểu chảy ra sẽ được đựng trong một túi nhỏ mà người bệnh đeo bên ngoài cơ thể.
Những lưu ý khi đặt sonde JJ
Sonde JJ là gì?
Thận là một phần của hệ tiết niệu và có chức năng tạo ra nước tiểu để loại bỏ chất thải và nước dư thừa khỏi cơ thể. Nước tiểu sau khi được tạo ra sẽ chảy từ thận qua niệu quản vào bàng quang. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu, chúng ta sẽ có cảm giác buồn tiểu. Khi đi tiểu, nước tiểu sẽ chảy từ bàng quang qua niệu đạo ra khỏi cơ thể.
Đôi khi có đường tiết niệu bị tắc nghẽn và nước tiểu không thể chảy qua một cách bình thường. Tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như:
- sỏi thận
- chấn thương thận hoặc niệu quản
- nhiễm trùng
- dị tật bẩm sinh
Sonde JJ hay ống thông, stent JJ là một ống rỗng được luồn qua da vào trong thận. Ống này giúp dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Nước tiểu chảy ra sẽ được đựng trong một túi nhỏ mà người bệnh đeo bên ngoài cơ thể.
Quy trình đặt sonde JJ
Quy trình đặt sonde JJ thường mất chưa đến một giờ và người bệnh sẽ được gây mê.
Trước khi đặt sonde JJ
Trước khi đặt sonde JJ, người bệnh cần:
cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng đang dùng. Nếu loại thuốc đang dùng có thể ảnh hưởng đến quá trình đặt sonde hoặc quá trình hồi phục sau đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh khi nào nên ngừng dùng thuốc. Người bệnh không được tự ý ngừng thuốc.
thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc nhịn ăn. Người bệnh có thể phải nhín ăn trong ít nhất 8 giờ trước khi đặt sonde.
Quy trình thực hiện
Bác sĩ tiêm thuốc gây tê tại vị trí đặt sonde, sau đó sử dụng các công nghệ chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp CT hoặc nội soi huỳnh quang để đặt sonde vào đúng vị trí. Sau khi đưa sonde vào vị trí, bác sĩ sẽ gắn một tấm nhỏ hình tròn bằng silicon vào da để giúp cố định sonde.
Chăm sóc sau khi đặt sonde JJ
Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc sonde JJ. Người bệnh sẽ phải kiểm tra sonde hàng ngày và đổ nước tiểu trong túi chứa.
Kiểm tra sonde JJ
Hàng ngày, người bệnh cần kiểm tra:
- xem băng có khô, sạch và bám chắc trên da hay không. Nếu băng bị ướt, bẩn hoặc bung ra thì cần phải thay băng mới.
- vùng da xung quanh băng xem có bị mẩn đỏ hay không.
- nước tiểu trong túi chứa xem màu sắc có bình thường hay không.
- phần ống dẫn từ băng đến túi chứa xem có bị gập hoặc xoắn hay không.
Xả túi chứa nước tiểu
Người bệnh cần xả nước tiểu trong túi chứa khi túi đầy một nửa. Khoảng cách giữa các lần xả túi chứa nước tiểu ở mỗi người là khác nhau.
Làm sạch sonde
Người bệnh thường phải làm sạch sonde ít nhất một lần mỗi ngày nhưng có thể cần làm sạch thường xuyên hơn. Bác sĩ sẽ cho biết tần suất và cách làm sạch sonde. Nói chung, các bước làm sạch sonde như sau:
- Rửa tay thật sạch, chờ tay khô và đeo găng tay.
- Tắt cổng chia của túi chứa nước tiểu. Đây là một van bằng nhựa có tác dụng kiểm soát dòng nước tiểu chảy qua sonde. Cổng chia gồm có ba lỗ. Một lỗ ở vị trí sonde được gắn với băng. Một lỗ ở vị trí gắn túi chứa nước tiểu và lỗ còn lại ở vị trí cổng vệ sinh.
- Tháo nắp ra khỏi cổng vệ sinh và lau kỹ bằng cồn.
- Sử dụng ống tiêm bơm nước muối sinh lý vào cổng vệ sinh. Không kéo pít tông ống tiêm và không bơm quá 5 ml nước muối.
- Xoay cổng chia trở lại vị trí xả.
- Tháo ống tiêm ra khỏi cổng vệ sinh và đóng nắp.
Những điều cần lưu ý
- Đảm bảo giữ túi chứa nước tiểu nằm bên dưới thận để ngăn nước tiểu chảy ngược vào thận. Thông thường, túi chứa nước tiểu được buộc vào chân người bệnh.
- Luôn phải rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng chứa cồn khi xử lý băng, sonde hoặc túi chứa nước tiểu.
- Không nên tắm hoặc đi bơi khi đang để sonde JJ. Sau khi đặt sonde, người bệnh có thể tắm lại sau 48 giờ. Nếu có thể, nên tắm bằng vòi hoa sen cầm tay hoặc gáo múc nước để tránh làm ướt băng.
- Không vận động mạnh sau khi đặt sonde. Tránh các chuyển động có thể kéo căng băng hoặc ống sonde.
- Thay băng ít nhất một lần một tuần.
- Uống nhiều nước.
Rủi ro khi đặt sonde JJ
Đặt sonde JJ nói chung là một thủ thuật an toàn. Vấn đề phổ biến nhất mà người bệnh có thể gặp phải là nhiễm trùng. Người bệnh cần đi khám ngay lập tức khi có các triệu chứng sau đây vì đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng:
- sốt cao trên 38,3°C (101°F)
- đau ở hạ sườn hoặc lưng dưới
- sưng đỏ hoặc đau ở vị trí băng
- ớn lạnh
- nước tiểu rất sẫm màu, đục hoặc có mùi khó chịu
- nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ
Người bệnh cũng nên báo cho bác sĩ nếu nhận thấy những điều say đây vì đó có thể là dấu hiệu tắc nghẽn:
- Lượng nước tiểu rất ít hoặc không có nước tiểu chảy ra trong hơn hai giờ.
- Rò rỉ nước tiểu từ vị trí băng hoặc từ sonde.
- Không thể làm sạch sonde.
- Sonde tuột ra ngoài.
Rút sonde JJ
Sonde JJ chỉ được sử dụng tạm thời và sau một thời gian sẽ được rút ra. Trong quá trình rút sonde JJ, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây tê tại vị trí đặt sonde, sau đó nhẹ nhàng rút sonde ra và băng lại.
Trong thời gian hồi phục, người bệnh cần uống nhiều nước, tránh hoạt động gắng sức, không tắm và bơi lội.
Tóm tắt bài viết
Sonde JJ là một ống rỗng được đặt tạm thời nhằm dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể khi nước tiểu không thể chảy qua đường tiết niệu một cách bình thường .Sau khi đặt sonde JJ, người bệnh cần thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ để tránh xảy ra những vấn đề không mong muốn.