Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng trong tầm soát ung thư dạ dày, ung thư trực tràng. Với những người chưa từng nội soi lần nào thì sẽ không tránh khỏi những lo lắng, thắc mắc. Và một trong những vấn đề thường gặp nhất đó là “Cần lưu ý khi đi nội soi dạ dày những gì?”.
Bạn đang đọc: Những lưu ý khi đi nội soi dạ dày trong tầm soát ung thư
1. Nội soi dạ dày là gì?
Trước khi đến những điều cần lưu ý dành cho người mới nội soi lần đầu thì hãy tìm hiểu về phương pháp nội soi.
Nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có sử dụng ống soi – trên đầu ống soi có gắn nguồn chiếu sáng để soi sáng khu vực cần khảo sát. Ngoài ra, đầu ống soi cũng có một camera giúp thu lại hình ảnh khảo sát và truyền lên màn hình vi tính bên ngoài. Nhờ đó bác sĩ nội soi có thể quan sát, tìm kiếm và phát hiện những tổn thương trong lòng đường tiêu hóa.
Hiện nay, nội soi dạ dày có 3 phương pháp phổ biến:
– Nội soi qua đường miệng
– Nội soi qua đường mũi
– Nội soi gây mê
Thời gian diễn ra nội soi dạ dày khoảng 20-45 phút tùy vào từng phương pháp. Với nội soi dạ dày gây mê, người bệnh sẽ trải qua 1 giấc ngủ ngắn êm ái, không cảm thấy đau hay khó chịu trong suốt quá trình diễn ra. Do đó, phương pháp nội soi dạ dày gây mê được lựa chọn nhiều hơn cả.
Nội soi dạ dày được ứng dụng trong các gói tầm soát ung thư hiện nay
2. Những lưu ý khi đi nội soi dạ dày lần đầu
Với những người chưa thực hiện phương pháp này thì cần ghi nhớ một số lưu ý khi đi nội soi dạ dày dưới đây.
2.1. Lưu ý về chế độ ăn
Đây là lưu ý quan trọng, sẽ ảnh hưởng tới chất lượng kết quả nội soi. Trước khi diễn ra nội soi dạ dày, bạn cần:
– Nhịn ăn ít nhất 6-8 tiếng
– Không uống nước hai tiếng trước khi nội soi. Không uống sữa hoặc đồ uống có màu.
– Một ngày trước khi thực hiện nội soi, người bệnh nên ăn các đồ ăn mềm, không nên ăn các loại quả có hạt như dưa leo, thanh long, hạt vừng.
2.2. Lưu ý về làm sạch đại tràng
Bên cạnh lưu ý về chế độ ăn, bạn cũng sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn về cách làm sạch đại tràng:
– Sau khi nhận được gói thuốc nhuận tràng từ bệnh viện, bạn có thể pha ở nhà với nước lọc và uống trước vào buổi tối hôm trước.
– Tình trạng đi wc sẽ diễn ra rất nhiều lần để đảm bảo dạ dày, đại tràng được làm sạch.
– Nếu sau khi uống thuốc xảy ra hiện tượng nôn ói nhiều lần, đau bụng dữ dội thì cần gọi điện tới ngay bệnh viện để được hướng dẫn.
2.3. Các lưu ý khác
Một số lưu ý khác khi đi nội soi dạ dày lần đầu cũng không thể bỏ qua.
– Trước khi nội soi:
+ Cung cấp đầy đủ thông tin với bác sĩ về: tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang dùng, tiền sử dị ứng thuốc, có đang mang thai hay không,…
+ Nên có người thân đi cùng trong ngày thăm khám để hỗ trợ khi cần
+ Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng quá mức làm ảnh hưởng tới chất lượng buổi nội soi.
+ Trước khi tiến vào phòng nội soi, bạn sẽ được cho uống thuốc chống tạo bọt. Thuốc này giúp bác sĩ nội soi quan sát tốt hơn, không bị bỏ sót bất kỳ tổn thương nào.
– Sau khi nội soi:
+ Nếu nội soi gây mê, bạn hãy nghỉ ngơi, chờ tỉnh táo và theo dõi sức khỏe của bản thân. Trong vòng 1h sau nội soi mà có vấn đề gì thì hãy báo ngay cho nhân viên y tế được được hỗ trợ kịp thời.
+ Có thể xuất hiện tình trạng đau rát họng, đau bụng, chướng bụng nhẹ. Nhưng tình trạng sẽ giảm dần trong ngày nên bạn đừng quá lo lắng.
+ Nên bổ sung những món ăn có tính chất mềm, dễ tiêu hóa như: cháo, súp,…
+ Tránh ăn hoặc uống các đồ nóng bởi dễ làm tổn thương dạ dày lúc này.
+ Không ăn các loại quả có vị chua hay các món ăn được muối chua.
+ Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các đồ uống có cồn khác trong vài ngày sau đó.
Kiểm tra lại sức khỏe, huyết áp sau khi kết thúc nội soi
3. Quy trình thực hiện nội soi dạ dày gây mê
Với nội soi dạ dày gây mê, bạn sẽ trải qua 5 bước sau:
– Bước 1: Nhân viên y tế kiểm tra độ sạch của dạ dày – đại tràng. Sau đó bạn sẽ được phát quần áo chuyên dụng của bệnh viện để thay.
– Bước 2: Nằm trên giường trong phòng nội soi. Các kỹ thuật viên gắn máy đo huyết áp, máy đo nhịp tim, máy đó nhịp thở vào cơ thể của bạn.
Sau đó, bác sĩ có thể truyền thêm thuốc gây mê vào cơ thể qua đường tĩnh mạch.
– Bước 3: Bác sĩ nội soi tiến hành khảo sát khu vực cần kiểm tra.
– Bước 4: Sau khi kiểm tra, thăm dò xong, bác sĩ từ từ rút ống nội soi ra bên ngoài. Bạn sẽ được nhân viên y tế đẩy vào khu vực chờ để theo dõi cho đến khi tỉnh lại
– Bước 5: Sau khi tỉnh lại, bạn thay quần áo và được kiểm tra lại huyết áp. Nếu kết quả huyết áp ổn định, trạng thái tinh thần bình thường thì bạn được nhận lại kết quả của mình.
Tìm hiểu thêm: Siêu âm tim ở đâu? Tại Bệnh viện Thu Cúc
Bạn sẽ được tiêm thuốc gây mê trước khi thực hiện nội soi
4. Đối tượng nên thực hiện nội soi dạ dày
Nội soi dạ dày sẽ được chỉ định với những người có các triệu chứng bất thường sau:
– Đau ở vùng thượng vị
– Ợ chua, ợ hơi thường xuyên
– Luôn trong trạng thái no, ăn ít, hoặc thậm chí chán ăn do mất khẩu vị
– Buồn nôn hoặc nôn sau khi ăn
– Đi ngoài ra máu
– Nuốt khó khi ăn hoặc khi nuốt nước bọt
– Sụt cân không theo chủ đích, sụt cân nhanh trong thời gian ngắn
Ngoài ra, nếu trong gia đình bạn từng có người thân mắc ung thư dạ dày thì cần chủ động thực hiện nội soi dạ dày để tầm soát ung thư.
>>>>>Xem thêm: Chụp cộng hưởng từ và chụp CT: Những ưu điểm và công dụng
Chủ động tầm soát ung thư dạ dày giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả
Hiện nay, có một địa chỉ thực hiện nội soi dạ dày mà bạn hoàn toàn tin tưởng lựa chọn đó là Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Các gói sàng lọc ung thư dạ dày – đại tràng – thực quản đều được ứng dụng công nghệ nội soi dạ dày NBI 5P không đau – không khó chịu. Bên cạnh đó, đội ngũ bác sĩ giỏi sẽ trực tiếp thăm khám và nhân viên y tế tận tình, người bệnh sẽ có trải nghiệm thăm khám hài lòng với mọi quy trình ở Thu Cúc TCI.
Có thể thấy, nội soi ung thư dạ dày là phương pháp sàng lọc ung thư mang lại hiệu quả cao. Nội soi dạ dày hoàn toàn không đau, không khó chịu. Thay vào đó, quy trình diễn ra rất êm ái, nhẹ nhàng nếu bạn ghi nhớ những lưu ý khi đi nội soi dạ dày được nêu ở trong bài.