Thai nhi 19 tuần tuổi đồng nghĩa với việc bé đã gần sang tháng thứ 5 của thai kỳ và mẹ bầu đã vượt qua đường một nửa chặng đường thai nghén. Vậy siêu âm thai nhi 19 tuần tuổi thai nhi phát triển thế nào? Mẹ cần lưu ý những gì khi siêu âm thai ở mốc tuần này?
Bạn đang đọc: Những lưu ý khi siêu âm thai nhi 19 tuần tuổi?
1. Siêu âm thai 19 tuần tuổi phát triển như thế nào?
– Ở mốc tuần 19, thai nhi có chiều dài khoảng 9.4 inch (24 cm) và cóc ân nặng khoảng 9.5 ounce (272 g).
– Mẹ bầu ở giai đoạn này có thể cảm thấy những cử động đầu tiên của bé. Những cử động đầu tiên này của bé diễn ra nhanh chóng, phần lớn mẹ bầu sẽ cảm thấy như thai máy. Đôi khi bé cũng có thể đạp nhẹ vào thành bụng và nếu bạn hoặc người khác chạm tay vào thì có thể cảm nhận được một cách gián tiếp.
– Bên cạnh đó, thai nhi cũng có nhiều sự thay đổi mới mẻ. Lúc này, thận của bé cũng đang sản xuất nước tiểu, não đang dần định hình các vùng đặc biệt về khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác…
– Phổi của bé cũng phát triển nhanh chóng, các đường dẫn khí chính cũng bắt đầu hình thành trong tuần này, tóc của bé cũng đã dần xuất hiện.
– Lớp lông tơ mềm mại cũng dần xuất hiện, bên cạnh đó, ở thời điểm này, một chất sáp gọi là vermix caseosa bao phủ lên toàn bộ da bé. Chất sáp này có tác dụng bảo vệ làn da bé khỏi bị nhăn nheo và trầy xước khi ở trong bụng mẹ.
Siêu âm thai nhi 19 tuần tuổi cho thấy thai nhi có chiều dài khoảng 9.4 inch (24 cm) và có cân nặng khoảng 9.5 ounce (272 g)
2. Sự thay đổi của mẹ bầu khi siêu âm thai 19 tuần tuổi?
– Cơ thể của mẹ bầu lúc này đang tích cực sản xuất thêm máu.
– Đặc biệt, hệ thống tuần hoàn của mẹ đã mở rộng và duy trì áp huyết thấp hơn bình thường. Vì lý do đó, mẹ bầu ở giai đoạn này đôi lúc bị nôn nao, có khi bị ngất, cảm giác muốn ói, nếu mẹ đang nằm hay ngồi mà đứng lên quá nhanh.
– Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bị nghẹt mũi, chảy máu cam, nhức đầu, do lượng máu lưu chuyển nhiều hơn.
– Mẹ bầu cũng có thể bị sưng đau hay chảy máu lợi răng.
– Thời điểm này, dung tích phổi của mẹ cũng tăng thêm, nhịp thở có thể nhanh hơn và đôi lúc mẹ sẽ có lúc thấy hụt hơi.
– Bầu ngực của mẹ cũng dần to ra vào tuần thứ 19 của thai kỳ do các tuyến sữa đang tăng lên và lưu lượng máu tăng theo.
Tìm hiểu thêm: Bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng nguyên nhân do đâu?
Thời điểm này, dung tích phổi của mẹ cũng tăng thêm, nhịp thở có thể nhanh hơn và đôi lúc mẹ sẽ có lúc thấy hụt hơi.
3. Những lời khuyên dành cho mẹ khi siêu âm thai 19 tuần tuổi
3.1 Mẹ bầu nên tập luyện nhẹ nhàng
Mẹ bầu ở giai đoạn này nên vận động nhẹ nhàng với những bài tập thể dục, yoga bầu nhằm giúp lưu thông đường huyết, cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ và cơ thể của thai nhi.
3.2 Hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng nhiễm nấm men
Giai đoạn này, mẹ bầu sẽ dễ bị nhiễm trùng nấm men hơn so với các giai đoạn khác. Việc kiểm soát trong giai đoạn này thường rất khó, do đó, mẹ bầu nên đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường và hỏi ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn.
3.3 Trò chuyện, tâm sự cùng bé
Giai đoạn này, các giác quan của bé đã nhạy bén hơn trước, những động tác xoa bụng trông có vẻ đơn giản nhưng sẽ giúp kích thích bé làm quen với mẹ từ rất sớm.
Khi thính giác của thai nhi phát triển, mẹ bầu đừng quên tiếp tục trò chuyện và động viên chồng và những người thân cùng tham gia chơi đùa, trò chuyện với bé. Điều này giúp gia tăng tình cảm gia đình, kết nối gia đình vững chắc trước khi bé chào đời.
3.4 Chia nhỏ các bữa ăn
Ăn nhiều thực phẩm cùng một lúc sẽ khiến tích hơi trong dạ dày, khiến cho hệ tiêu hóa bị quá tải. Do đó, mẹ bầu nên chia thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn. Đặc biệt, cần chú ý bổ sung thêm chất xơ vào mỗi bữa ăn để phòng ngừa tình trạng táo bón và đầy hơi.
3.5 Thực hiện tầm soát dị tật thai nhi và xét nghiệm thai kỳ
Ở mốc siêu âm thai nhi tuần 19, đây là giai đoạn mà mẹ bầu cần chú ý thực hiện một số lưu ý xét nghiệm sàng lọc dưới đây:
– Thực hiện tầm soát dị tật thai nhi bằng kỹ thuật siêu âm 4D, 5D.
– Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
– Nắm rõ được các dấu hiệu dọa sinh sớm ( đặc biệt là thai phụ đa thai, tiền sử sảy thai, sinh non…) để từ đó có thể điều trị giữ thai kịp thời.
– Xét nghiệm nước tiểu giúp tầm soát các nguy cơ như tiểu đường, các bệnh lây qua đường tình dục, protein niệu…
– Khi xuất hiện cơn gò tử cung bất thường, đau bụng dưới thì mẹ cần đi khám ngay để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.
>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Nhổ 1 cái răng hết bao nhiêu tiền?
Khám thai, siêu âm thai định kỳ để giúp phát hiện sớm các bất thường để từ đó có phương án xử lý kịp thời, hiệu quả
Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã cung cấp những thông tin cần thiết cho mẹ bầu khi siêu âm thai nhi 19 tuần tuổi để từ đó mẹ bầu có thể chủ động chăm sóc thai kỳ của mình một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần lưu ý giữ tinh thần thoải mái, xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để có thai kỳ khỏe mạnh, con yêu phát triển một cách tốt nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.