Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, đa số bệnh nhân vì lo lắng mà kiêng tắm gội bởi lo sợ tắm vào sẽ ốm hoặc sốt nặng hơn. Tuy nhiên, thói quen này chưa hoàn toàn khoa học. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới góc độ chuyên gia để biết nên tắm thế nào và những lưu ý khi tắm cho bệnh nhân sốt xuất huyết đúng cách.
Bạn đang đọc: Những lưu ý khi tắm cho bệnh nhân sốt xuất huyết
1. Tìm hiểu khái quát về bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh lý nguy hiểm thường bùng phát mạnh mẽ vào những mùa mưa ẩm kết hợp nắng nóng kéo dài. Đây là thời cơ thuận lợi để muỗi vằn sinh sôi và phát triển tăng nguy cơ trung gian lây truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.
Muỗi vằn có thể lây virus thông qua đốt hoặc chích người bệnh và truyền nhiễm sang người khỏe mạnh. Loài muỗi vằn này chỉ có con cái có khả năng lây nhiễm và ủ bệnh trong cơ thể. Chúng phát triển và sinh sôi mạnh mẽ ở những môi trường ẩm ướt, đọng nước, những góc tối tăm và rậm rạp cây cối.
Có thể ngăn chặn sớm bệnh sốt xuất huyết thông qua diệt trừ muỗi vằn bằng cách dọn dẹp nơi sống và sinh nở đẻ trứng của chúng(ao hồ, sông suối, rừng núi, nơi đựng nước…), vệ sinh nơi sống thoáng đãng đồng thời nâng cao sức đề kháng bảo vệ cơ thể.
1.1 Nguyên nhân dẫn tới bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết nguyên nhân là từ muỗi vằn đốt và truyền virus từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Muỗi cái hút máu người bị bệnh sau đó virus sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi cái từ 10 đến 12 ngày. Trong thời gian đó, virus có thể truyền qua cơ thể người khỏe mạnh thông qua việc đốt hoặc chích. Đa số sẽ phát bệnh trong khoảng 4 đến 13 ngày sau khi muỗi vằn đốt.
Tình trạng nổi mẩn đỏ do sốt xuất huyết gây nên
1.2 Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết phổ biến
Những triệu chứng phổ biến khi mắc phải virus sốt xuất huyết bao gồm:
– Sốt cao đột ngột và liên tục không khỏi trong khoảng 2-7 ngày đầu, sốt thường từ 39 đến 40 độ.
– Đau đầu vùng sau mắt và đau ở vùng trán
– Xuất hiện những nốt mẩn đỏ, phát ban khắp cơ thể
– Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, bầm tím ở vết tiêm
– Đau bụng, nôn ói, nôn ra máu
– Chân tay bủn rủn, đi ngoài phân đen, đi tiểu ít.
1.3 Những giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết
Là một căn bệnh phổ biến di truyền qua muỗi vằn, những biểu hiện đặc trưng của sốt xuất huyết là sốt cao, đốm dưới da và xét nghiệm thấy hạ tiểu cầu.
Trong những giai đoạn đầu, người bệnh có thể sốt tới 39-40 độ C. Khoảng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sốt, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng khác. Thời điểm này, bệnh nhân có thể hạ sốt hoặc cắt sốt.
Khi khỏi bệnh, những triệu chứng dần biến mất, tiểu cầu tăng và về chỉ số bình ổn đồng thời thể trạng của người bệnh cũng tốt hơn.
2. Sốt xuất huyết có nên tắm gội không?
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường lo sợ không biết tắm có khiến sốt cao hơn hay bệnh nguy hiểm hơn không. Nhiều trường hợp bệnh nhân lựa chọn lau sơ người bằng nước ấm. Những gia đình có trẻ nhỏ sốt xuất huyết, thường để con an toàn, các phụ huynh cũng sẽ không tắm cho con.
Thực tế, khi bị bệnh sốt xuất huyết bệnh nhân có thể tắm rửa bình thường. Tuy nhiên bệnh nhân lưu ý không tắm quá lâu và tắm với nước quá lạnh. Sau khi tắm nên sấy khô ngay tóc tránh để cơ thể nhiễm lạnh. Đồng thời người bệnh cũng cần quan tâm đến những lưu ý khi tắm cho bệnh nhân sốt xuất huyết như sau:
Tìm hiểu thêm: Virus Zika tấn công 17 quận huyện Sài Gòn
Bệnh nhân nên sấy khô tóc ngay sau khi tắm để tránh nhiễm lạnh
2.1 Những lưu ý khi đi tắm cho bệnh nhân sốt xuất huyết trưởng thành
Đối với người lớn, nếu sốt xuất huyết bị hạ tiểu cầu thì cần tránh kì cọ quá mạnh bởi có thể dẫn tới chảy máu da hoặc cơ rất nguy hiểm. Khoảng 3 đến 7 ngày mắc sốt xuất huyết có thể xuất hiện các đốm huyết với nhiều mức độ màu đỏ hoặc tím với nhiều mức độ khác nhau.
Ngoài ra người bệnh cũng có thể xuất huyết chân răng do tăng tính thấm thành mạch hay tiểu cầu. Do đó, trong thời gian này việc tắm gội quá nhiều hoặc tắm nước lạnh có thể khiến thành mạch giãn.
Nếu trường hợp bất đắc dĩ cần tắm rửa thì bệnh nhân tắm thì nên tắm bằng nước ấm và không tắm quá lâu. Đối với bệnh nhân bị hạ tiểu cầu thì khi gội đầu không nên dùng tay cào và không nên kì cọ cơ thể. Bởi hành động này có thể gây tổn thương, chảy máu.
Đối với những bệnh nhân sốt xuất huyết nặng thì cần hạn chế gội đầu để tránh những tác động không cần thiết. Tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh nhân và giai đoạn bệnh mà sẽ quyết định việc bệnh nhân có được tắm hay không.
>>>>>Xem thêm: Thu Cúc TCI có điều trị sốt xuất huyết không và quy trình điều trị
Tùy vào tình trạng sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân có nên tắm hay không
2.1 Những lưu ý khi tắm gội cho bệnh nhân sốt xuất huyết nhỏ tuổi
Khác với người lớn, trẻ em sẽ có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu hơn rất nhiều. Do đó, việc tắm gội cho trẻ cũng cần lưu ý hơn, đặc biệt trong thời điểm người bệnh đang mắc phải bệnh sốt xuất huyết. Những lưu ý quan trọng khi tắm cho trẻ như sau:– Đối với những bệnh nhân mắc bệnh nên hoặc trẻ quá nhỏ thì người bệnh không nên tắm, thay vì đó thì có thể dùng khăn tắm ngâm chút nước ấm lau cơ thể. Lưu ý sử dụng khăn tắm mềm mại.– Đối với người sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu thì có thể tắm như bình thường, tuy nhiên lưu ý không tắm hay ngâm trong nước quá lâu– Tắm với nước được pha vừa phải, không quá lạnh hay quá nóng, tuyệt đối không tắm nước lạnh– Nữ giới hoặc người có tóc dày thì nên sấy khô tóc ngay sau khi tắm gội– Không chà mạnh cơ thể hoặc cào xước.– Lau qua người nếu có hiện tượng sốt quá lâu– Cơ thể bị sốt thường ra nhiều mồ hôi nên cần mặc đồ rộng rãi, thoáng khí; tránh những đồ khô cứng, bí bách dẫn đến ra mồ hôi nhiều.Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về những lưu ý khi tắm cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Theo đó, bệnh nhân sốt xuất huyết hoàn toàn không cần kiêng việc tắm rửa mà có thể tắm rửa như bình thường tuy nhiên nên chú ý khi tắm rửa để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe khi cơ thể đang ốm bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.