Vắc xin 5 trong 1 được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia, với mục tiêu nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Dưới đây là những lưu ý khi tiêm phòng mũi 5 trong 1 cho con mà bố mẹ cần biết.
Bạn đang đọc: Những lưu ý khi tiêm phòng mũi 5 trong 1
1. Vắc xin 5 trong 1 có tác dụng gì?
Vắc xin 5 trong 1 là một loại vắc xin kết hợp được tiêm chủng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên Thế giới. Vắc xin này có khả năng bảo vệ trẻ em khỏi 5 căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm màng não mủ / viêm phổi do khuẩn Hib là nguyên nhân chính, viêm gan B hoặc bại liệt (tùy từng loại vắc xin khác nhau).
Đây là một loại vắc xin tiên tiến, cho phép trẻ em chỉ cần tiêm một lần để phòng ngừa nhiều bệnh, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc tiêm từng loại vắc xin riêng lẻ. Vì thế, trẻ nhỏ được khuyến khích tiêm phòng đầy đủ để trẻ có 1 tương lai phát triển khỏe mạnh, toàn diện hơn.
Vắc xin 5 trong 1 phòng ngừa cùng lúc 5 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Hiện tại, Việt Nam sử dụng hai loại vắc xin 5in1 là ComBe Five và Pentaxim. ComBe Five được sản xuất tại Ấn Độ và đã được áp dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 2018. Loại vắc xin này đã được 43 quốc gia trên thế giới chấp thuận và đã được chứng minh là hiệu quả và an toàn.
Ngoài ra, Pentaxim của Pháp cũng là một lựa chọn phổ biến cho nhiều gia đình. Mặc dù thuộc dịch vụ y tế có phí, nhưng đây cũng là vắc xin có chất lượng tốt để bố mẹ có thể quan tâm và cho con em tiêm đầy đủ.
2. Những phản ứng sau tiêm mũi 5in1
Phản ứng sau tiêm chủng là những biểu hiện không bình thường về sức khỏe xảy ra sau khi tiêm chủng, có thể có liên quan hoặc không có liên quan trực tiếp đến việc tiêm chủng.
Sau khi tiêm chủng vắc xin 5 trong 1, bạn có thể thấy trẻ nhỏ gặp 1 số phản ứng phụ như sau:
– Sốt.
– Đau, sưng nóng ở chỗ tiêm.
– Trẻ mệt mỏi, bỏ bú, bú ít, quấy khóc nhiều hơn.
– 1 số trường hợp trẻ sẽ ngủ nhiều hơn trong ngày.
Đây là những phản ứng thông thường, sẽ xảy ra sau khi tiêm nên bố mẹ cần theo dõi con sát sao. Trường hợp trẻ bị các phản ứng khác, có dấu hiệu trở nặng, bố mẹ cần đưa con đến trạm y tế hoặc cơ sở tiêm chủng để được thăm khám, chăm sóc y tế kịp thời. Đây cũng là 1 trong những lưu ý khi tiêm phòng 5 trong 1 quan trọng mà bố mẹ cần ghi nhớ.
3. Phản ứng thế nào là nguy hiểm sau tiêm?
Phản ứng sau tiêm chủng được coi là nghiêm trọng khi nó gây ra tử vong, đe dọa tính mạng, yêu cầu nhập viện và điều trị kéo dài, hoặc cần can thiệp để ngăn chặn tổn thương vĩnh viễn. Tuy nhiên, phần lớn các phản ứng nghiêm trọng như: động kinh, giảm tiểu cầu, hội chứng giảm trương lực, giảm phản xạ, khóc thét kéo dài là rất hiếm gặp và không gây ra bệnh mãn tính.
Tuy có gây ra những phản ứng phụ nhưng điều này là bình thường, phụ huynh không nên quá lo lắng mà trì hoãn việc tiêm chủng cho trẻ. Trẻ cần được tiêm đúng lịch trình khi đủ độ tuổi để bảo đảm 1 hệ miễn dịch tốt giúp trẻ phát triển toàn diện trong tương lai.
Sốt cao dẫn đến co giật có thể là phản ứng phụ nghiêm trọng mà bố mẹ cần lưu ý khi chăm sóc con sau tiêm chủng tại nhà
Một số tác dụng phụ của vắc xin 5 trong 1 ít phổ biến nhưng nguy hiểm là phản ứng dị ứng tức thời, được gọi là sốc phản vệ. Mặc dù tác dụng phụ này nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng của trẻ, nhưng nó rất hiếm xảy ra và có thể được phát hiện và điều trị kịp thời.
Các dấu hiệu của sốc phản vệ bao gồm: tụt huyết áp, mệt nhiều, lừ đừ, lạnh tay chân; thanh quản phù nề, khó thở cấp tính. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến suy tim, ngưng tuần hoàn và ngưng thở, tuy nhiên trường hợp này rất hiếm xảy ra.
4. Lưu ý khi tiêm phòng mũi 5 trong 1 cho trẻ
4.1. Lưu ý trước tiêm
Điều đầu tiên bố mẹ cần lưu ý khi tiêm phòng mũi 5 trong 1 là tạo cho trẻ có 1 tâm trạng thoải mái và sức khỏe ổn định.
Khi mang trẻ đi tiêm vắc xin 5 trong 1, phụ huynh cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ và xem có dấu hiệu nhiễm bệnh hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu không bình thường hoặc nghi ngờ về việc trẻ bị nhiễm bệnh, phụ huynh nên thông báo cho bác sĩ và nhân viên tiêm chủng để được khám và tư vấn xem trẻ có đủ điều kiện để tiêm chủng hay không.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc có nên tắm sau khi tiêm vacxin cho trẻ
Lưu ý khi tiêm phòng mũi 5 in1 cho trẻ là trẻ luôn ở trạng thái sức khỏe ổn định, tinh thần thoải mái
Khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1, phụ huynh nên mang theo sổ tiêm chủng cùng với các giấy tờ liên quan đến các lần tiêm chủng trước, cũng như sổ khám bệnh và sổ dinh dưỡng của trẻ.
Đồng thời, bố mẹ hãy đảm bảo trẻ mặc quần áo thuận tiện để tiêm bắp ở vùng đùi một cách dễ dàng.
4.2. Lưu ý sau tiêm
Sau khi tiêm chủng, phụ huynh hãy để trẻ ở lại tại cơ sở tiêm chủng trong khoảng 30 phút để được theo dõi phản ứng sau tiêm và xử lý kịp thời những bất thường có thể xảy ra.
Sau khi trở về nhà, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ sau tiêm. Hãy quan sát trẻ và kiểm tra tình trạng của trẻ thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm.
Khi bế trẻ, hãy chú ý không đè lên hoặc chạm vào chỗ tiêm để tránh gây đau hoặc trầy rách vết tiêm. Ngoài ra, hãy đảm bảo trẻ được ăn hoặc bú đủ lượng sữa trong 1 ngày. Bạn nên tránh cho trẻ bú nằm để tránh nguy cơ sặc sữa.
Nếu thấy vết tiêm bị sưng lên, bạn cũng không nên đắp bất kỳ vật gì lên chỗ tiêm. Việc đắp lá hay vật gì lên vết tiêm đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng không đáng có.
Nếu thấy trẻ bị sốt, mẹ không nên quá lo lắng. Mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt theo lời khuyên của bác sĩ với đúng liều lượng quy định. Ngoài ra bạn có thể đưa con đến điểm tiêm chủng hoặc trạm y tế để được chăm sóc y tế kịp thời.
4.3. Trường hợp nào không nên cho trẻ tiêm vắc xin 5in1?
1 lưu ý khi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 quan trọng mà bố mẹ không thể bỏ qua đó chính là lịch tiêm vắc xin có thể bị trì hoãn tùy điều kiện sức khỏe thực tế của trẻ. Tuy nhiên, phụ huynh không nên trì hoãn quá lâu mà nên tiêm ngay khi có vắc xin, trẻ đạt đủ độ tuổi hoặc khi trẻ đã khỏi bệnh. Việc trì hoãn tiêm vắc xin có thể tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ do không được tiêm đủ liều.
1 số trường hợp không nên tiêm chủng như:
– Trẻ đã từng bị phản ứng mạnh sau lần tiêm chủng trước đó, có chẩn đoán dị ứng với thành phần của vắc xin.
– Trẻ bị suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan và các trường hợp tương tự.
– Trẻ bị nhiễm bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
Ngoài ra, còn có các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn từ nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
Có những trường hợp tạm hoãn tiêm vắc xin:
– Trẻ mắc các bệnh cấp tính, bị nhiễm trùng.
– Trẻ sốt cao hoặc thân nhiệt bị hạ thấp.
– Trẻ có cân nặng dưới 2000g.
Ngoài ra, để biết rõ được trẻ có đủ điều kiện tiêm chủng không, phụ huynh nên đến cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.
Thường vắc xin 5 trong 1 sẽ được tổ chức tiêm chủng tại địa phương theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia. Điều này giúp phụ huynh tiết kiệm chi phí hơn nhưng dễ dẫn đến việc khan hiếm, hết vắc xin khi trẻ đến lịch tiêm tiếp theo.
>>>>>Xem thêm: Độ tuổi chính xác nên tiêm vắc xin chống ung thư cổ tử cung
Bố mẹ có thể lựa chọn vắc xin 6 trong 1 để tiêm thay thế vắc xin 5 trong 1 cho con
Vì thế, vắc xin dịch vụ là sự lựa chọn có thể thay thế tối ưu giúp bảo vệ trẻ khỏi các căn bệnh truyền nhiễm bằng cách chủ động tiêm phòng đúng lịch. Trong đó, vắc xin 6 trong 1 được nhiều phụ huynh hướng tới, bảo vệ trẻ khỏi 6 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Vắc xin 6 trong 1 hiện đang được thực hiện tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI. Bố mẹ có nhu cầu đăng kí tiêm chủng cho con hãy liên hệ với Thu Cúc TCI để được hướng dẫn đặt lịch.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.