Nẹp răng trong suốt là phương pháp nắn chỉnh răng tân tiến nhất hiện nay được nhiều người sử dụng. Có phải ai cũng có thể nẹp răng trong suốt không? Cần lưu ý gì khi nẹp răng để đạt được hiệu quả?
Bạn đang đọc: Những lưu ý không thể bỏ qua khi nẹp răng trong suốt
1. Nẹp răng trong suốt là gì?
Nếu như trước đây nhắc đến nẹp răng, mọi người thường quen với hình ảnh của 3 loại khí cụ chính là mắc cài, dây thun, dây chun và một số loại khí cụ hỗ trợ khác thì nẹp răng trong suốt (niềng răng trong suốt) lại hoàn toàn khác biệt. Phương pháp này sử dụng những khay nhựa có màu sắc trong suốt và dễ dàng tháo lắp để điều chỉnh những khuyết điểm của răng.
Niềng răng trong suốt là phương pháp tân tiến nhất hiện nay được sử dụng để chỉnh hình khuyết điểm của răng
2. Đặc điểm của niềng răng trong suốt
2.1 Ưu điểm
– Tính thẩm mỹ cao do chất liệu khay niềng không dễ bị lộ.
– Có hiệu quả cao như các phương pháp niềng răng khác.
– Dễ dàng tháo lắp khi ăn uống, vệ sinh răng miệng hay vào những dịp đặc biệt.
– Chất liệu nhựa được sử dụng được chứng nhận lành tính và không gây kích ứng cho cơ thể.
2.2 Nhược điểm
– Giá thành cao hơn các phương pháp khác từ 3 – 5 lần.
– Người dùng không tuân thủ theo chỉ định đeo niềng bác sĩ đưa ra và lạm dụng tháo ra quá nhiều.
3. Niềng răng trong suốt phù hợp với đối tượng nào?
Niềng răng trong suốt phù hợp với hầu hết mọi đối tượng có những khuyết điểm về răng như: Khớp cắn sâu, khớp cắn ngược, răng thưa, khớp cắn hở, răng mọc chen chúc, răng khấp khểnh…
Tuy nhiên, nếu người bệnh thuộc một số trường hợp sau thì cần điều trị nha khoa dứt điểm trước khi tiến hành nẹp răng:
– Bị viêm nha chu quá nặng.
– Mắc các bệnh lý toàn thân như động kinh, tim mạch, tiểu đường, tim mạch…
– Răng đã thực hiện thẩm mỹ như hàn, trắm hay bọc răng sứ.
– Răng bị lệch lạc do khung hàm chứ không phải do răng. Nếu thuộc trường hợp này, người bệnh cần phải phẫu thuật chỉnh hình khung hàm.
– Răng đã cấy ghép implant.
– Răng và xương hàm yếu, không đủ điều kiện thực hiện.
Tìm hiểu thêm: Cách xử lý tình trạng hàn răng bị vỡ
Nếu người bệnh đã thực hiện trồng răng implant rồi thì không thể thực hiện niềng răng
4. Những lưu ý khi niềng răng trong suốt
4.1 Trước khi niềng răng
– Cân nhắc và lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín.
– Thăm khám để xem bạn có đủ điều kiện thực hiện niềng răng không.
– Xem xét các phương pháp niềng răng và cân nhắc khả năng tài chính.
– Điều trị dứt điểm bệnh lý nha khoa (nếu có) trước khi niềng răng.
4.2 Trong quá trình niềng răng
– Tuân thủ đúng theo lịch tái khám mà bác sĩ đã đưa ra.
– Không lạm dụng bỏ niềng ra quá nhiều, cần đeo tối thiểu 22h một ngày với lộ trình từ 20 – 45 khay nhựa để đạt hiệu quả.
– Lưu ý vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng cả răng và khay niềng.
– Không động tay quá nhiều vào khay niềng để hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập từ khay niềng vào miệng.
– Không dùng lưỡi, các vật dụng để đẩy răng vì răng đang quá trình di chuyển nên còn yếu.
– Không nên kiêng kem quá, cố gắng bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn các đồ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt và tránh những đồ ăn cứng, dai và phải sử dụng nhiều lực của răng.
– Không hút thuốc lá vì có thể gây xỉn màu cho răng cũng như khay niềng.
4.3 Sau khi niềng răng
– Thăm khám nha khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để kiểm tra tình trang răng sau niềng cũng như sức khoẻ răng miệng tổng quát.
>>>>>Xem thêm: Các phương pháp nắn chỉnh răng hô phổ biến hiện nay
Sau khi nẹp răng, bạn vẫn cần thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng răng miệng và có điều chỉnh kịp thời nếu có bất thường
5. Những thắc mắc xoay quanh niềng răng trong suốt
5.1. Bao lâu thì niềng răng xong?
Cũng giống như các phương pháp niềng răng khác, thời gian niềng răng sẽ dao động từ 12 – 24 tháng. Tuy nhiên với một số trường hợp khuyết điểm răng nhiều hơn, bác sĩ sẽ mất nhiều thời gian hơn để nắn chỉnh và đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm.
5.2 Nẹp răng có ảnh hưởng phát âm không?
Ở tuần đầu tiên sau khi niềng răng, một số trường hợp sẽ có sự thay đổi về phát âm do khay niềng cản trở luồng hơi. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ là do chưa quen với sự xuất hiện của khay niềng và bạn sẽ nói như bình thường ngay sau đó.
5.3 Niềng răng có đau không?
Sẽ có một số giai đoạn trong quá trình niềng răng, bạn sẽ cảm thấy hơi ê nhức vì răng đang di chuyển và bạn chưa quen với khay niềng như: Khi tách kẽ răng, 1 tuần sau khi niềng, khi nhổ răng để tạo khoảng cách, siết răng định kỳ…Tuy nhiên, cảm giác này diễn ra không lâu và không quá khó chịu.
Hy vọng rằng, bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về chủ đề “nẹp răng trong suốt”. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này, bạn có thể đến các cơ sở nha khoa uy tín để được nha sĩ tư vấn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.