Thuốc điều trị loãng xương chỉ nên được sử dụng khi có hướng dẫn hoặc chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị cao.
Bạn đang đọc: Những lưu ý trong việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương
1. Loãng xương là gì?
Loãng xương (xốp xương, gãy xương) là hiện tượng xương ngày càng yếu dần. Mật độ xương giảm dần theo tuổi tác làm xương yếu đi, dễ vỡ và bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ. Loãng xương có thể gây gãy xương xảy ra ở bất cứ vị trí nào.
Mật độ xương giảm dần theo tuổi tác làm xương yếu đi, dễ vỡ và bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ.
Trong y học, hay gặp là gãy xương sườn, xương đùi và xương cột sống. Một số xương khi bị gãy sẽ không có khả năng phục hồi lại như xương sườn và xương đùi. Các trường hợp này thường cần điều trị phẫu thuật chi phí tốn kém.
Bệnh thường tiến triển trong âm thầm. Người bệnh có thể cảm thấy nhức mỏi không rõ rệt, chiều cao mất dần, lưng cong vẹo. Đây là những dấu hiệu chỉ được nhận biết qua một thời gian dài. Một số trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đã có các triệu chứng gãy xương.
Tuổi càng cao, tình trạng gãy xương sẽ ngày càng tiến triển nghiêm trọng hơn. Vì càng cao tuổi, quá trình chuyển hoá xương có sự thay đổi gây rối loạn trong quá trình tạo xương, hủy xương, dẫn tới tình trạng giảm mật độ xương.
2. Các triệu chứng loãng xương cần biết
Các dấu hiệu cảnh báo loãng xương là:
– Đau nhức khớp xương: bệnh nhân có cảm giác đau nhức ở vùng xương đùi, cảm giác như bị kim đâm toàn thân.
– Đau ở vùng xương chịu sức nặng, áp lực của cơ thể như: cột sống, hông, xương chậu, xương hông, đầu gối. Những cơn đau lặp đi lặp lại, cơn đau sẽ dữ dội và kéo dài. Cơn đau tăng dần khi người bệnh di chuyển, đi lại, đứng hoặc ngồi quá lâu.
– Đau cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, tác động trực tiếp lên dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh đùi, thần kinh tọa. Cơn đau có xu hướng trở nặng khi hoạt động nhiều hoặc thay đổi tư thế bất ngờ.
Tìm hiểu thêm: Khám và điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
Đau cột sống, thắt lưng hoặc hai bên liên sườn, tác động trực tiếp lên dây thần kinh liên sườn.
– Đối với bệnh nhân ở độ tuổi tiền mãn kinh, loãng xương đi kèm với dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch, viêm khớp, cao huyết áp…
– Gù, giảm chiều cao: nếu một người có chiều cao dưới 3 cm/2 năm thì họ có nguy cơ loãng xương cao.
– Gãy xương do những cú va đập nhẹ: đây là biến chứng của bệnh. Với tất cả trường hợp gãy xương tự phát, gãy xương sau khi té đều cần được đo loãng xương.
– Giảm mật độ xương khiến xương ở đốt sống bị xẹp gây cảm giác đau nhức lưng dữ dội, hạn chế chiều cao, đi đứng khom và gù lưng.
3. Các vấn đề khi sử dụng thuốc điều trị loãng xương
3.1. Các loại thuốc điều trị loãng xương chuyên gia khuyến cáo
Khi bị loãng xương, người bệnh cần cung cấp đủ lượng canxi khoảng 1.000 – 1.200 mg/ngày và vitamin D cần thiết khoảng 800 – 1000 IU/ngày cho cơ thể. Ngoài ra, bác sĩ chỉ định người bệnh sử dụng thêm các loại thuốc chống phá hủy xương như:
– Alendronate: Fosamax plus, Fosamax 5600 (1 viên/tuần).
– Zoledronic acid truyền tĩnh mạch với liều lượng 5mg/100ml/năm. Thuốc chống chỉ định với người suy thận nặng hay rối loạn nhịp tim.
– Calcitonin thường được chỉ định ở bệnh nhân gãy xương hay bị đau nhức do loãng xương, liều lượng 50 – 100 IU/ngày, cần sử dụng phối hợp nhóm bisphosphonate.
– Chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERM), Raloxifene (Evista) cũng được chỉ định ở phụ nữ bị loãng xương sau mãn kinh, liều lượng 60 mg/ngày.
– Những nhóm thuốc khác cũng hay được chỉ định trong điều trị loãng xương như: Strontium ranelate (Protelos) giúp kích thích tái tạo xương, chống gãy xương; Deca-Durabolin và Durabolin giúp tăng quá trình đồng hóa.
3.2. Những lưu ý trong việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương
Để sử dụng thuốc đúng cách và hiệu quả, người bệnh cần đi thăm khám tại bệnh viện và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Không nên tự ý sử dụng thuốc, ngừng uống thuốc khi không có chỉ định hoặc uống tăng liều, quá liều làm mất hiệu quả thuốc gây nguy cơ bệnh nặng hơn.
>>>>>Xem thêm: Khám và điều trị hội chứng Raynaud
người bệnh cần đi thăm khám tại bệnh viện và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, người bệnh thăm khám định kỳ nhằm phát hiện và điều trị sớm các nguy cơ gây mất xương, loãng xương. Nếu nằm trong nhóm nguy cơ loãng xương, đồng thời mắc các bệnh xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp, bệnh nhân cần tăng cường canxi và khoáng chất đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ nhằm tăng cường sức mạnh xương.
Ngay khi cơ thể có các triệu chứng cảnh báo loãng xương, cần thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. Tránh chủ quan, trì hoãn điều trị làm bệnh nhanh chóng chuyển biến nặng, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
4. Phòng loãng xương từ sớm
Một số lưu ý trong quá trình dự phòng bệnh loãng xương bao gồm:
4.1. Chế độ dinh dưỡng
Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết, giúp xương khớp dẻo dai, chắc khỏe. Các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương khớp bao gồm:
– Canxi
– Vitamin D
– Kẽm
– Magie
– Silic
– Mangan
– DHA
– Đồng
Ngoài bổ sung chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm, chúng ta cũng nên bổ sung các thực phẩm chức năng, thuốc bổ để hỗ trợ xương khớp thêm chắc khỏe.
4.1. Tập luyện thể dục
Cần có thói quen tập luyện thể dục thể thao khoảng 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 3 lần/tuần. Tránh các thói quen xấu làm giảm hấp thu canxi và gây phá huỷ xương như uống nhiều rượu; hút thuốc lá; dùng chất kích thích; ăn kiêng, giảm cân quá mức hoặc lười vận động.
4.2. Chú ý tư thế hoạt động
Tư thế nằm, ngồi sai tư thế dễ gây ra bệnh loãng xương. Cụ thể, nếu giữ tư thế không đúng quá lâu khiến xương suy yếu, gia tăng tình trạng gãy xương và loãng xương. Do đó, chúng ta cần để ý tới dáng đi, tư thế đứng, ngồi, nằm của mình. Đồng thời cũng tránh bê vác đồ cồng kềnh nhằm hạn chế gánh nặng và tránh chấn thương cho vùng hông, lưng…
4.3. Cân bằng nội tiết
Những phụ nữ bước vào lứa tuổi mãn kinh cần bổ sung canxi và nội tiết tố nữ estrogen bị suy giảm do tiền mãn kinh, mãn kinh. Nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn phương pháp thích hợp, an toàn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.