Những mẹo chữa chắp mắt mà có thể bạn chưa biết

Chắp mắt không phải bệnh khó chữa, nếu biết một số mẹo chữa chắp mắt có thể áp dụng thì sẽ khiến cho bệnh nhanh khỏi hơn, giảm cảm giác khó chịu mà người mắc phải chịu.
Có nhiều cách để chữa chắp mắt nhưng người bệnh không nên tự ý chữa theo những cách không được xác thực bằng y học mà nên đi khám để được điều trị. Tuy nhiên cũng có một số mẹo đơn giản có thể thực hiện tại giúp cho người bệnh cảm thấy bớt khó chịu và nhanh khỏi hơn. Cùng tìm hiểu xem những mẹo này như thế nào nhé.

Bạn đang đọc: Những mẹo chữa chắp mắt mà có thể bạn chưa biết

1.Phân biệt chắp mắt và mụt lẹo mắt

Chắp ở mắt là một tình trạng khá phổ biến và dễ nhận ra khi ở mí mắt có thể là mí trên hoặc mí dưới xuất hiện một hạt cứng. Lúc đầu chắp có thể có kích thước nhỏ và mềm nhưng sau đó sẽ phát triển thành một cục cứng hơn và to hơn nhưng không gây đau nhiều mà có thể chỉ hơi tức tức mắt.

Mụt lẹo và chắp rất dễ dàng bị nhầm với nhau vì có nhiều điểm khá tương tự ở biểu hiện bên ngoài. Tuy nhiên, đây lại là hai trạng thái bệnh lý khác nhau. Lẹo mắt là tình trạng tuyến dầu ở mắt hoặc nang lông bị nhiễm trùng bởi sự xâm nhập của vi khuẩn, trong khi chắp mắt là hiện tượng tuyến dầu nhờn của mắt bị bit tắc lại.

Những mẹo chữa chắp mắt mà có thể bạn chưa biết

Chắp và lẹo là hai bệnh hoàn toàn khác nhau

Ngoài ra, hai tình trạng này còn có một đặc điểm khác biệt đó là lẹo mắt hay xuất hiện ở mép mí mắt và gây ra đau nhức trong khi chắp thì ở xa mí mắt hơn và thường không đau.

Những dấu hiệu sau cho thấy bạn đang bị chắp mắt:

– Mí mắt bị sưng nhưng không kèm theo đau, trong tuần đầu tiên không thấy tiến triển nhanh

– Kết mạc và lớp màng bao phủ bề mặt mắt bị sưng

– Mắt bị cảm giác cộm và khó chịu

– Hình ảnh không được rõ nét và có thể không sắc nét

– Bên ngoài và bên trong mí mắt đều có thể xuất hiện chắp, nếu xuất hiện bên trong có thể lật mí mắt lên để quan sát

– Những người dễ bị chắp là những người có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, hay bị nổi mụn trứng cá, viêm bờ mi mãn tính…

2. Chữa chắp mắt tại nhà, nên áp dụng phương pháp nào?

2.1. Có thể dùng mẹo chữa chắp mắt theo phương pháp dân gian không?

Chắp không phải tình trạng bệnh nguy hiểm nên nhiều người thường mặc kệ không quan tâm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bệnh bị tại đi tại lại nhiều lần hoặc dai dẳng không khỏi buộc người bị phải nghĩ đến việc điều trị đúng cách. Một trong nhưng cách điều trị chắp mắt mà nhiều người thường dùng đó là phương pháp chữa chắp theo kiểu dân gian. Tuy nhiên không có sự kiểm định rằng những phương pháp đó chắc chắn mang lại hiệu quả. Có những người quá tin vào các phương pháp được lan truyền miệng dẫn đến chắp mắt bị vỡ sớm, bị nhiễm trùng, mưng mủ và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.

Chính vì vậy lời khuyên đưa ra là không nên nghe theo những cách chữa mẹo chưa được kiểm chứng độ an toàn vì có thể gây nhiễm trùng cho chắp và khiến tình trạng bệnh năng hơn

2.2. Những mẹo chữa chắp mắt tại nhà theo khoa học hiện đại

Thông thường những loại chắp mắt nhỏ đều có thể tự khỏi mà không cần làm gì trong một vài tuần. Trong thời gian đó, bạn cũng nên áp dụng thêm một số cách chữa chắp như sau để hỗ trợ và thúc đấy cho quá trình lành bệnh được nhanh hơn.

Tìm hiểu thêm: Điều gì khiến tròng kính siêu mỏng được nhiều người ưa chuộng?

Những mẹo chữa chắp mắt mà có thể bạn chưa biết

Có nhiều mẹo giúp chắp nhanh khỏi hơn

– Dùng khăn ấm và sạch để đắp lên mắt mỗi ngày 4 lần, mỗi lần từ 10 đến 15 phút. Khăn phải luôn được duy trì nhiệt độ ấm thích hợp. Thực hiện cách này hàng ngày có thể giúp giãn nở tuyến nhờn ở mí mắt, giảm hiện tượng tắc nghẽn và giúp dịch dễ dàng chảy ra ngoài, nhờ đó chắp mắt sẽ giảm sưng hơn. Lưu ý cần giữ tay sạch trong quá trình đắp khăn lên mắt.

– Không được dùng tay gãi hoặc dụi mắt quá nhiều

– Thường xuyên giữ vệ sinh vùng mắt bằng cách rửa mắt bằng nước muối sinh lý và lau sạch bằng khăn vô trùng.

– Xoa bóp nhẹ nhàng vùng mắt, mí mắt để giúp đẩy dịch ra khỏi chắp nhiều hơn, giúp mắt mau khỏi hơn.

– Trong thời gian bị bệnh không nên trang điểm vùng mắt hoặc dùng kính áp tròng sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

Nếu đã thực hiện những mẹo trên mà tình trạng chắp vẫn không khỏi hoàn toàn thì cần đến bác sĩ để được bổ sung điều trị nội khoa nếu cần thiết. Tùy vào tình trạng của mắt mà bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc như sau:

– Tiêm corticosteroid nhằm loại bỏ vết sưng của chắp

– Dùng thuốc tra mắt để giảm sự kích ứng của chắp

– Phẫu thuật để loại bỏ chắp ra khỏi mí mắt hoàn toàn. Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ phần mắt và trích một đường nhỏ dưới mí mắt để dịch được thoát ra ngoài.

3. Lưu ý dành cho người bị chắp mắt

Những người đang bị lên chắp hoặc vừa mới khỏi cần phải lưu ý những điểm sau để phòng bệnh có thể tái phát trở lại:

– Giữ sạch vùng mắt và bờ mi nhất là khi đi ra ngoài đường hoặc khi phải tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm bằng kính mắt, mũ chắn bụi,…

– Cần phải vệ sinh mắt hàng ngày với nước sạch, nhất là sau khi đi ra ngoài trời

– Không được dụi mắt nhiều

– Không trang điểm hay dùng kính áp tròng

– Thường xuyên vệ sinh tay sạch sẽ

– Không tự ý đắp các loại lá, hoặc nghe theo những bài thuốc dân gian không có cơ sở khoa học, tránh nhiễm trùng mí mắt.

Những mẹo chữa chắp mắt mà có thể bạn chưa biết

>>>>>Xem thêm: Tật loạn thị ở trẻ em có chữa được không? Giải pháp

Nên đi khám nếu tình trạng chắp nặng hơn

– Cần theo dõi sự tiến triển của chắp xem liệu có cần phải đi khám bác sĩ hoặc bổ sung thêm phương áp điều trị hay không.

4. Làm sao để phòng ngừa chắp mắt hiệu quả?

Chắp ở mắt tuy không nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể gây ra những cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Chính vì vậy, chúng ta nên phòng tránh mắc bệnh là tốt nhất. Nhưng cách phòng bệnh được gợi ý đó là:

– Tạo thói quen vệ sinh tay sạch sẽ mọi lúc và không chạm vào mặt

– Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ cho kính áp tròng bằng các dung dịch chuyên dụng

– Sử dụng các loại mỹ phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn dành cho mắt

– Không dùng chung đồ cá nhân với nhiều người khác

Trên đây là những thông tin về căn bệnh chắp mắt và mẹo chữa chắp mắt tại nhà đơn giản, hy họng hữu ích với nhiều người

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *