Mắc xương cá ở cổ họng, vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đặc biệt, tình trạng hóc xương cá lâu ngày không được điều trị sẽ càng có nhiều khả năng biến chứng nguy hiểm. Để phòng tránh, ta cần nắm được cách xử lý khi bị hóc xương cá an toàn và hiệu quả.
Bạn đang đọc: Những nguy hiểm khi bị hóc xương cá lâu ngày
1. Hóc xương cá lâu ngày nguy hiểm như thế nào?
1.1 Nhận biết tình trạng hóc xương cá
Tình trạng hóc xương cá có thể gây ra nhiều ảnh hưởng và thậm chí là các biến chứng nguy hiểm
Hóc xương cá xảy ra khi bệnh nhân vô tình nuốt xương cá nhưng không thể trôi xuống dạ dày. Xương cá bị mắc lại ở một vị trí nào đó bên trong. Xương cá mắc lại có thể gây ra cảm giác đau, khó chịu cho bệnh nhân. Đặc biệt là trường hợp bị xương đâm vào họng sẽ thấy như mắc nghẹn, châm chích ở cổ họng, …
Những triệu chứng thông thường khi bị hóc xương cá:
– Bệnh nhân có cảm giác bị đau nhói, châm chích tại vị trí cổ họng.
– Bệnh nhân có cảm giác như mắc nghẹn ở cổ, khó nuốt và khi nuốt cảm thấy đau.
– Bệnh nhân ho nhiều, thậm chí ho khạc ra máu do xương cá làm tổn thương cổ họng.
Những triệu chứng khi bệnh nhân bị mắc xương cá lâu ngày:
– Cổ họng đau rát kéo dài.
– Ho không ngừng, không thuyên giảm kể cả khi đã uống thuốc.
– Đau nhức, cảm giác khó chịu tại vùng ngực.
– Ăn uống khó khăn, khó nuốt, thở nặng nề, khó thở.
– Ho khạc thấy có máu.
1.2 Nguy hiểm từ việc hóc xương cá lâu ngày
Tìm hiểu thêm: Viêm VA ở trẻ gây ra những biến chứng gì?
Khi bị mắc xương lâu ngày không xử lý phù hợp, người bệnh có thể nguy hiểm tính mạng
Việc hóc xương cá không chỉ gây tình trạng khó chịu cho người bệnh. Trường hợp xương cá mắc cổ họng lâu ngày không được điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
– Xương cá đâm sâu gây áp xe: Khi xương cá mắc cổ họng lâu ngày, xương rất dễ bị đâm sâu dân tới áp xe cục bộ. Lâu ngày, khối áp xe sẽ phát triển và nguy cơ khiến khí quản bị tắc nghẽn. Người bệnh có thể bị khó thở, ngạt thở và dẫn tới tử vong.
– Ảnh hưởng tới động mạch chủ: Xương cá khi đâm vào thực quản có thể tiến hành gắp bằng ống soi thực quản. Tuy nhiên, nếu người bệnh nuốt phải xương cá khi ăn cùng cơm thì sẽ khó xử lý hơn. Khi ấy, xương cá sẽ ngày càng đâm sâu khả năng gây tác động xấu tới động mạch chủ.
– Thủng dạ dày: Nếu hóc xương cá lâu ngày không được xử lý phù hợp có thể dẫn tới thủng dạ dày. Từ đó kéo theo tình trạng viêm phúc mạc. Người bệnh thậm chí có thể nguy hiểm tính mạng.
– Thủng ruột non: Xương cá mắc lâu ngày không được điều trị sẽ đâm sâu. Tình huống này có khả năng gây thủng ruột non, viêm phúc mạc. Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, tính mạng bệnh nhân sẽ bị đe dọa.
– Thủng ruột già: Tình trạng thủng ruột già có thể xảy ra khi xương cá bị hóc lâu ngày, ngày càng đâm sâu khiến ruột già bị thủng.
– Thủng và viêm ruột thừa: Khi xương cá mắc sâu không được lấy ra sẽ có nguy cơ chạy xuống ruột thừa.
2. Phương pháp điều trị hóc xương cá lâu ngày
Khi bị hóc xương cá, bệnh nhân sẽ thấy vướng tại cổ họng và khi nuốt sẽ đau. Điều này do xương đâm vào vùng niêm mạc. Khi ấy, bệnh nhân đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh thực hiện những điều sau:
2.1 Ngừng việc nuốt, ăn uống
Khi phát hiện hóc xương cá, nhiều người thường cố gắng nuốt. Điều này được cho là sẽ giúp xương trôi xuống. Tuy nhiên trên thực tế, việc này sẽ khiến xương càng đâm sâu và dẫn tới nhiều tổn thương. Bệnh nhân cũng không nên cố gắng khạc quá mạnh nhiều lần hay thử các phương pháp để cho xương trôi xuống. Những mẹo xử lý ấy có thể đem lại hiệu quả trong một số trường hợp nhưng không đảm bảo về ăn toàn. Người bệnh có thể khiến xương đâm sâu hơn hoặc bị nghẹn khi cố gắng thực hiện.
2.2 Cố gắng nôn
Người bệnh cần lưu ý tuyệt đối không đưa tay vào móc họng để nôn ra. Thao tác này không chỉ khiến xương mắc sâu hơn, khó xử lý hơn mà còn gây tổn thương cho các vùng xung quanh.
2.3 Hãy bình tĩnh và há to miệng kiểm tra
Khi phát hiện bản thân bị hóc xương, ta hãy há miệng và nhờ người sử dụng đèn pin kiểm tra tình trạng hóc xương. Trong trường hợp xương cá mắc ở những vị trí dễ thấy, ta có thể dùng kẹp y khoa đã sát trùng trực tiếp gắp ra. Lưu ý, phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp mắc xương nhỏ, dễ thấy. Bệnh nhân không tự ý áp dụng xử lý những trường hợp xương to, mắc sâu để tránh gây tổn thương, biến chứng.
2.4 Kiểm tra tại bệnh viện, cơ sở y tế
Trường hợp xương to hay bị mắc ở vị trí khó thấy, người bệnh nên đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được hỗ trợ xử lý. Trong tình huống xương nhỏ và có thể dễ dàng gắp ra tại nhà cũng cần được theo dõi thêm. Nếu sau đó bệnh nhân có bất kì biểu hiện đau hay nuốt vướng, … cần kiểm tra ngay.
3. Một số lưu ý khi điều trị hóc xương cá tại nhà
>>>>>Xem thêm: Viêm amidan quá phát là gì? thông tin cần thiết
Bệnh nhân bị hóc xương cá cần tới kiểm tra với bác sĩ để được điều trị hiệu quả, an toàn
Nhiều trường hợp bệnh nhân bị hóc xương cá thường cố áp dụng một số mẹo dân gian. Ví dụ như dùng tay túm lấy cổ họng, nuốt chửng miếng cơm nóng to, uống nhiều nước, dùng đũa, … Không phủ nhận có những tình huống đạt hiệu quả khi áp dụng những mẹo này. Tuy nhiên, người bệnh sẽ không được đảm bảo tình trạng an toàn. Những phương pháp này khá nguy hiểm, bên cạnh khả năng xử lý xương cá còn có nguy cơ khiến xương đâm sâu thêm. Thậm chí, nếu không cẩn thận, người bệnh có thể bị xước, chảy máu cổ họng hoặc thủng thực quản, … Ta chỉ nên xử lý hóc xương cá tại nhà khi có thể dễ dàng kiểm tra và xác định vị trí xương bị mắc.
Để tránh tình trạng bị hóc xương cá, ta nên thực hiện tách thịt và xương trước khi ăn. Điều này sẽ giúp ta tránh được những xương dăm nhỏ dễ gây hóc. Cùng với đó, ta nên tập trung hơn trong quá trình ăn cá, tránh vừa ăn vừa nói cười. Khi ăn cần thực hiện nhai chậm và nhai kĩ để tránh mắc xương. Đặc biệt, bệnh nhân bị mắc xương hãy tới gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra và xử lý an toàn, hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.