Có thể thấy, đa số các vấn đề về răng miệng đều có biểu hiện đau nhức răng. Để có thể giải quyết tình trạng này, ta cần xác định đúng nguyên nhân, điều trị phù hợp. Sau đây, hãy cùng làm rõ những nguyên nhân gây đau nhức 2 hàm răng.
Bạn đang đọc: Những nguyên nhân gây đau nhức 2 hàm răng
1. Thế nào là tình trạng đau nhức răng?
Đau nhức răng gây nhiều ảnh hưởng tới người bệnh trong công việc, sinh hoạt hàng ngày
Đau nhức răng là tình trạng khi bên trong hay xung quanh bề mặt răng đều có cảm giác bị đau buốt. Tùy vào từng nguyên nhân, cảm giác đau buốt sẽ đi kèm với những đặc điểm khác nhau. Một số đặc điểm điển hình có thể kể tới như:
– Đau hay thấy nướu quanh răng bị đau.
– Sốt.
– Cảm giác đau nhói khi chạm vào răng hay lúc cắn xuống.
– Cảm giác khó chịu khi phải sử dụng những thức ăn hay đồ uống quá nóng, quá lạnh.
Ngoài ra, không phải cơn đau răng nào cũng diễn ra liên tục. Các cơn đau có thể kéo dài hoặc theo từng cơn. Khi nhiệt độ ở trong cơ thể thay đổi hay có phát sinh áp lực lên răng trong quá trình ăn nhai cũng sẽ gây nguy cơ kích thích cơn đau răng. Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể xuất hiện mà không có yếu tố kích hoạt nào.
2. Những nguyên nhân gây đau nhức 2 hàm răng
Đau nhức hàm răng có thể xuất hiện dưới hình thức đau dữ dội hoặc chỉ âm ỉ. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố kích thích hoặc nguyên nhân của cơn đau nhức. Sau đây là một số nguyên nhân gây đau nhức răng:
2.1 Do sâu răng
Tìm hiểu thêm: Nhiễm trùng âm đạo và những điều bạn cần biết
Tình trạng sâu răng nặng có thể khiến đau nhức răng nghiêm trọng, cần sớm xử lý
Tình trạng bị sâu răng đến một mức độ sẽ gây nên những cơn đau nhức khiến người bệnh rất khó chịu. Khi sâu răng tiếp cận buồng tủy thì cảm giác đau đớn sẽ ngày càng dữ dội hơn. Điều này đồng nghĩa số lượng tổn thương của răng đã tăng lên. Khi đó, lớp cấu trúc ở bên ngoài răng đã bị phá hủy, không thể đủ khả năng thực hiện cách nhiệt, bảo vệ tủy.
2.2 Do viêm khớp thái dương hàm
Một số trường hợp đau nhức răng cả hàm có thể do chấn thương từ tai nạn giao thông, bị gãy răng, mẻ răng, … Khi đó, vi khuẩn sẽ được tạo điều kiện, dễ dàng tấn công và ăn sâu vào tủy dẫn tới nhiễm trùng. Điều này khiến cho hàm răng bị đau bởi khớp thái dương hàm chịu tác động.
Ngoài ra, tình trạng đau nhức toàn hàm còn có thể do một số bệnh lý như viêm chân răng, viêm nướu, viêm nha chu, … Từ đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau buốt, khó chịu và nhiều ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.
2.3 Do mọc răng khôn
Khi răng khôn mọc sẽ khiến cả hàm bị đau nhức. Thông thường khi răng khôn mọc, hàm răng đã hoàn thiện, phát triển. Răng khôn bị mọc ngầm, mọc lệch sẽ có có thể nhận biết cho tới khi răng trồi lên nướu. Răng mọc ngầm, mọc lệch sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nướu, đâm vào các răng kế cận, … và gây đau răng.
2.4 Do viêm tủy
Nguyên nhân chính gây viêm tủy chính là do vi khuẩn xâm nhập vào trong tủy răng khiến tủy bị sưng lên. Khi tủy răng bị ảnh hưởng các dây thần kinh trong đó bị tác động dẫn tới tình trạng đau nhức răng toàn hàm nghiêm trọng.
2.5 Do áp xe răng
Áp xe răng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng răng đau nhức. Đây chính là biến chứng từ nhiễm trùng răng miệng dẫn tới mưng mủ do vi khuẩn bám ở trên răng.
Tình trạng này cũng xuất hiện nếu người bệnh ăn phải các loại thực phẩm quá cứng dẫn tới bị nứt, mẻ răng. Từ đó, vi khuẩn sẽ được tạo điều kiện thuận lợi để tấn công răng, vào tủy răng, gây áp xe răng.
Những bệnh nhân bị áp xe răng thường sẽ đau nhức, có mủ quanh chân răng. Đồng thời, biểu hiện nóng, sốt có thể xảy đến với ai có thể trạng yếu. Đặc biệt, tình trạng đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn khi thực hiện ăn nhai, miệng khô và có mùi hôi.
2.6 Do viêm xoang
Chân răng hàm trên khá gần với hốc xoang hàm trên. Vì vậy, viêm xoang có thể gây ảnh hưởng tới răng hàm, gây cảm giác đau nhức, nhạy cảm. Lâu dần, tình trạng này có thể ảnh hưởng tới toàn hàm.
2.7 Do nghiến răng
Những người có thói quen nghiến răng thường sẽ thực hiện hành vi này vô thức khi ngủ ban đêm. Trên thực tế, điều này sẽ gây nên những tổn thương cho răng miệng. Đôi khi, nghiến răng sẽ kích thích dây thần kinh và làm cho răng trở nên nhạy cảm hơn.
2.8 Do gãy răng
Tình trạng gãy răng gây nguy cơ bị lộ lớp ngà răng. Thậm chỉ cả tủy răng cùng các dây thần kinh cũng có thể bị lộ ra. Trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể không nhận ra răng đã bị gãy dù vết nứt lan sâu vào tận trong răng. Điều này sẽ dẫn tới đau răng mỗi khi cắn hay nhai.
2.9 Do bề mặt chân răng bị lộ
Khi phần xương, nướu bảo vệ răng không còn che phủ cho chân răng thì bộ phận này rất có thể nhạy cảm, dễ bị kích thích. Điển hình như trong quá trình đánh răng hay khi nhiệt độ trong khoang miệng có sự thay đổi, răng sẽ bị đau nhức.
3. Phương pháp khắc phục tình trạng đau nhức 2 hàm răng
Để khắc phục tình trạng đau nhức hàm răng, người bệnh cần điều trị nha khoa và giảm các cơn đau răng tại nhà trong trường hợp cần thiết.
3.1 Điều trị nha khoa
Tùy theo từng nguyên nhân và mức độ bệnh mà nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ như:
– Sâu răng: Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng phương pháp hàn trám răng. Trong trường hợp sâu răng đã xâm nhập tới buồng tủy, quá trình điều trị tủy sẽ diễn ra. Cụ thể, tủy răng sẽ được loại bỏ và tiến hành hàn răng sau khi đã vệ sinh sạch sẽ phần bên trong.
– Áp xe răng: Với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh cùng một số quy trình bổ sung để có thể triệt để giải quyết mầm bệnh lây lan.
– Gãy răng: Đối với trình trạng gãy răng, bác sĩ thường sẽ điều trị bằng chụp răng sứ. Mão răng sẽ thay thế cho phần cấu trúc răng đã bị phá hủy.
– …
3.2 Giảm đau tại nhà
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Giá Triple Test bao nhiêu tiền?
Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ khi cần thiết
Để có thể giảm cơn đau tại nhà, người bệnh có thể sử dụng một số biện pháp sau:
– Sử dụng thuốc giảm đau theo liều lượng được bác sĩ chỉ định.
– Chườm lạnh.
– Súc miệng với nước muối.
– …
Trên đây là những nguyên nhân gây đau nhức 2 hàm răng cùng phương pháp khắc phục. Khi có dấu hiệu đau nhức, người bệnh cần tới gặp bác sĩ ngay để thăm khám, điều trị kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.