Đau thần kinh tọa là là một tình trạng đau lưng gây ra do dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc tổn thương. Bệnh xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là ở người già và người lao động nặng nhọc.
Bạn đang đọc: Những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
1.Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân đau dây thần kinh tọa chủ yếu là do các tổn thương xảy ra ở phần đĩa đệm hay xương khớp vùng thắt lưng, gây chèn ép lên các dây thần kinh tọa. Trong đó, 6 tác nhân sau được xem là yếu tố gây bệnh chủ yếu.
Đau thần kinh tọa là là một tình trạng đau lưng gây ra do dây thần kinh tọa bị chèn ép hoặc tổn thương.
- Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là nguyên gây hàng đầu gây đau thần kinh tọ, khi đĩa đệm ở giữa 2 đốt sống vùng thắt lưng gặp tổn thương hay lão hóa, nhân nhầy bên trong sẽ tràn ra ngoài bao xơ, gây chèn ép dây thần kinh tọa khiến người bệnh đau nhức.
- Khối u cột sống: Khi cột sống hay các dây thần kinh xuất hiện những khối u bất thường sẽ tạo áp lực đồng thời gây chèn ép các rễ thần kinh cột sống. Nếu hiện tượng này xảy ra ở vùng thắt lưng có thể gây tổn hại đến dây thần kinh tọa.
- Hẹp cột sống: Khi cột sống thoái hóa lâu ngày sẽ làm hẹp ống tủy sống, tình trạng này sẽ tạo áp lực lên vùng hông, đặc biệt là hệ thần kinh hông và dây thần kinh tọa. Triệu chứng này thường gặp ở người từ 60 tuổi trở lên
- Hội chứng đau cơ tháp chậu hông: Đây là triệu chứng hiếm gặp nhất, hay còn gọi là hội chứng cơ hình quả lê. Cơ này nằm ở phần cột sống thắt lưng, nối với xương đùi, giúp cố định khớp háng và chi phối hoạt động của toàn vùng hông – đùi, nếu cơ bị co thắt sẽ dẫn đến chèn ép dây thần kinh tọa.
Tìm hiểu thêm: Suy giảm trí nhớ: Nguyên nhân, hệ lụy và cách điều trị
Đau thần kinh tọa có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh cũng có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau
- Chấn thương cột sống: Chấn thương vùng cột sống thắt lưng có thể do tai nạn, ngã, va đập mạnh làm cột sống bị viêm nhiễm, xương rạn nứt, gãy vỡ, bao xơ đĩa đệm vỡ gây thoát vị đĩa đệm,… tác động lên dây thần kinh tọa.
- Một số nguyên nhân khác: Bên cạnh đó, đau dây thần kinh tọa có thể do áp lực khi mang thai, biến chứng từ một số bệnh lý như tiểu đường, táo bón, tim mạch, cảm cúm, sốt rét,…
2.Biểu hiện của đau thần kinh tọa
Biểu hiện đặc trưng của bệnh đau dây thần kinh tọa là người bệnh có cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì người bệnh đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Còn nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì cơn đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì cơn đau đến mắt cá ngoài bàn chân.
>>>>>Xem thêm: Test đánh giá sa sút trí tuệ: Ưu nhược điểm của từng phương pháp
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị đau thần kinh tọa
Khi đó, người bệnh có cảm giác đau lan từ lưng xuống, lệch sang một bên mông, xuống đùi, khoeo, gót chân. Hoặc ngược lại, đau từ gót chân lên. Bên cạnh đó, tùy từng bệnh nhân có những biểu hiện sau:
– Cột sống cứng, bị đau khi chuyển dịch hoặc nghiêng người .
– Nhói lưng khi ho, khi hắt xì hơi, khi cười.
– Khó cúi người xuống vì đau.
– Đau giữa cột sống hay lệch một bên, đau tăng lên khi bị rung người (đi xe qua ổ gà, vấp vào đá).
– Nếu đi lại hay đứng nhiều, ngồi nhiều, liên tục trong một ngày, đau có thể tái phát. Đau tăng thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi,…
– Nếu tình trạng đau kéo dài có thể thấy teo cơ bên chân đau.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.