Những nguyên nhân sỏi niệu đạo thường gặp

Sỏi niệu đạo tuy là một bệnh lý chiếm tỉ lệ thấp hơn trong số các bệnh lý hệ tiết niệu nhưng đây là bệnh lý với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân sỏi niệu đạo là do đâu, người bệnh cùng tham khảo trong bài viết dưới đây để nắm được và phòng tránh.

Bạn đang đọc: Những nguyên nhân sỏi niệu đạo thường gặp

1. Tìm hiểu về bệnh sỏi niệu đạo

Sỏi niệu đạo là sự hình thành và kết tinh các tinh thể cứng ở trong ống niệu đạo, làm cản trở dòng tiểu ra khỏi cơ thể. Sỏi niệu đạo hình thành do muối và chất khoáng trong nước tiểu và lắng đọng ở niệu đạo. Ngoài ra, một số trường hợp sỏi hình thành tại thận, niệu quản, bàng quang và di chuyển xuống niệu đạo và mắc kẹt lại.

Sỏi niệu đạo thường gặp ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới do kết cấu đường tiết niệu của nam giới thường phức tạp hơn. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng thường hình thành và phát triển ở độ tuổi trung niên.

Một số biểu hiện của người bệnh sỏi niệu đạo có thể kể đến như: khó tiểu, bí tiểu, đi tiểu ra máu, đau hông lưng, nước tiểu có mùi lạ…

Những nguyên nhân sỏi niệu đạo thường gặp

Khó đi tiểu, bí tiểu, đi tiểu nhiều lần là biểu hiện của sỏi niệu đạo

Sỏi niệu đạo có những đặc điểm khác với các loại sỏi khác như:

– Sỏi chỉ có một viên và thường có hình thoi.

– Đa phần sỏi niệu đạo trước, ít trường hợp bị sỏi niệu đạo sau.

– Khu vực niệu đạo ngay trên đoạn có sỏi thường bị giãn rộng do sỏi mắc kẹt làm chặn dòng nước tiểu khiến vi khuẩn sinh sôi và dễ gây viêm.

Sỏi niệu đạo nếu để kéo dài có thể dẫn tới tình trạng: giãn đài bể thận, thận bị ứ nước, suy thận cấp và mạn tính, nhiễm trùng đường tiết niệu…

2. Những nguyên nhân gây sỏi niệu đạo điển hình

2.1 Sỏi tự hình thành tại niệu đạo – Nguyên nhân sỏi niệu đạo phổ biến

Nhiều bệnh nhân có lối sống và sinh hoạt rất khoa học nhưng vẫn mắc sỏi niệu đạo. Sỏi có thể hình thành khi lượng tinh thể và khoáng chất trong nước tiểu nhiều, nước tiểu ít hoặc cô đặc… và đặc biệt là khi người bệnh có bất thường về đường niệu.

Một số bất thường về đường niệu có thể kể đến như: chít hẹp ống niệu đạo, túi thừa ống niệu đạo, niệu đạo dài… làm nước tiểu lắng đọng khiến sỏi dễ hình thành và kẹt lại tại đây.

2.2 Sỏi từ thận, niệu quản, bàng quang rơi xuống – Nguyên nhân gây sỏi niệu đạo điển hình

Đa phần, sỏi tiết niệu hình thành tại thận và rơi xuống các vị trí khác trong niệu đạo bởi thận được coi là trung tâm điều tiết nước tiểu. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp sỏi hình thành tại niệu quản hoặc bàng quang rồi rơi xuống niệu đạo.

Niệu đạo là đường thoát cuối cùng trước khi nước tiểu ra khỏi cơ thể. Đồng thời với kết cấu hẹp, niệu đạo là một trong những vị trí dễ kẹt sỏi khi dòng nước tiểu đi xuống.

Tìm hiểu thêm: Sỏi thận 12mm chữa thế nào để nhanh hết, không đau?

Những nguyên nhân sỏi niệu đạo thường gặp

Với kết cấu hẹp, niệu đạo là một trong những vị trí dễ kẹt sỏi trong hệ tiết niệu.

2.3 Hẹp, viêm hoặc dính bao quy đầu – Nguyên nhân sỏi niệu đạo cần khắc phục

Ở nam giới, do bao quy đầu bi hẹp, viêm hoặc dính dẫn tới tình trạng nước tiểu ứ đọng và tạo sỏi.

2.4 Lối sống và sinh hoạt – Nguyên nhân gây sỏi niệu đạo cần tránh

Tình trạng sỏi niệu đạo gặp phải ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới. Một phần nguyên nhân là do lối sống và sinh hoạt của nam giới thường có nhiều thói quen dễ tạo sỏi:

– Thói quen nhịn tiểu

– Thói quen ít uống nước

– Lười vận động, không tập thể dục thể thao thường xuyên

– Thói quen sử dụng cà phê, chè đặc, rượu bia…

– Thói quen sử dụng nhiều thuốc, kháng sinh liều cao, thực phẩm chức năng không theo chỉ định…

3. Một số phương pháp điều trị sỏi niệu đạo hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi niệu đạo, người bệnh cần thăm khám để nắm rõ tình trạng bệnh trước khi tiến hành điều trị.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp được áp dụng cho sỏi với kích thước nhỏ hoặc vị trí phù hợp với khả năng tự đào thải ra khỏi cơ thể cao. Tuy nhiên phương pháp này chỉ được áp dụng khi người bệnh được bác sĩ chỉ định, người bệnh tuyệt đối không nên điều trị không theo chỉ định cụ thể với những bài thuốc, liều thuốc bên ngoài.

Đây là một phương pháp điều trị phổ biến được nhiều bệnh nhân lựa chọn, lựa chọn nhóm thuốc nào sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có:

– Tình trạng sỏi của người bệnh: số lượng, tính chất sỏi, vị trí mắt kẹt, tỉ lệ đào thải…

– Cơ địa, thể trạng và bệnh lý nền của người bệnh

Một số nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị sỏi niệu đạo gồm: thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn, thuốc lợi tiểu…

Điều trị với Tán sỏi công nghệ cao

Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị sỏi niệu đạo bởi những ưu điểm nổi bật:

– Người bệnh điều trị với công nghệ tiên tiến không mổ, không đau đớn kéo dài

– Thời gian điều trị ngắn, hạn chế rủi ro phẫu thuật

– Thời gian lưu viện ngắn

– Hạn chế nguy cơ biến chứng

– Bảo vệ chức năng cơ thể, không gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận

– Tỉ lệ sạch sỏi cao

Những nguyên nhân sỏi niệu đạo thường gặp

>>>>>Xem thêm: Bổ sung canxi cho người sỏi thận đúng cách

Người bệnh sỏi niệu đạo điều trị tán sỏi ngược dòng tại Thu Cúc TCI

Đây được coi là giải pháp hoàn hảo so với những phương pháp điều trị sỏi niệu đạo truyền thống. Nhờ những ưu điểm kể trên, người bệnh có thể sạch sỏi nhanh chóng, an toàn mà vẫn tiết kiệm được tối đa chi phí di chuyển, lưu viện, thăm khám…

Phương pháp này sử dụng ống mềm thông qua đường tiểu của người bệnh đến niệu đạo và dùng năng lượng laser lớn để tán vỡ sỏi thành các mảnh nhỏ. Sau đó các bác sĩ sẽ lấy vụn sỏi ra ngoài và tiến hành thông rửa để làm sạch niệu đạo.

Do không can thiệp dao kéo mà tác động thông qua “đường tiểu tự nhiên”, người bệnh sẽ không gặp phải các biến chứng và làm giảm tối đa đau đớn. Đồng thời, người bệnh cũng thoát khỏi bệnh sỏi, sớm trở lại học tập và sinh hoạt bình thường.

Điều trị mổ mở

Đối với các trường hợp sỏi niệu đạo phức tạp, người bệnh cần can thiệp mổ mở để lấy sỏi. Phương pháp này có tỉ lệ sạch sỏi cao, tuy nhiên có khả năng gặp phải một số biến chứng như: chảy máu, nhiễm trùng… Đo

 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *