Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin lao ở trẻ luôn nhận được sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Để giúp bố mẹ giải đáp các thắc mắc liên quan đến các phản ứng sau tiêm, bài viết này hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu kỹ hơn về loại vắc xin lao nhé!
Bạn đang đọc: Những phản ứng sau khi tiêm vắc xin lao ở trẻ
1. Loại vắc xin lao đang được sử dụng hiện nay
Vắc xin phòng lao BCG (Bacillus Calmette-Guérin) đang được rộng rãi sử dụng tại Việt Nam, sản xuất bởi Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế. Đây là một loại vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất trực tiếp từ vi khuẩn lao Calmette Guerin. vắc xin BCG chứa một dạng vi khuẩn lao đã được làm yếu, không gây bệnh lao cho người khỏe mạnh, nhưng kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể, cung cấp bảo vệ trước căn bệnh này.
Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin lao cho trẻ trong vòng 1 tháng đến 1 năm sau sinh và cân nặng trẻ trên 2kg
Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin BCG cho trẻ trong khoảng thời gian từ 1 tháng đến 1 năm sau khi sinh, với điều kiện trẻ có cân nặng trên 2kg. Thực tế, đối với những trẻ sinh ra với sức khỏe tốt và phát triển bình thường, việc tiêm phòng lao càng sớm càng tốt, thường được thực hiện trong vòng 1 tháng đầu sau khi sinh. vắc xin BCG đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa các hình thái lao nguy hiểm, bao gồm cả lao viêm màng não, với mức độ bảo vệ lên đến 70%.
Chỉ cần tiêm một liều duy nhất vắc xin phòng lao BCG, đã có thể mang lại hiệu quả bảo vệ lâu dài cho trẻ.
2. Các chống chỉ định tiêm vắc xin lao sơ sinh
Vắc xin BCG được đề xuất cho tất cả trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ chưa bị nhiễm lao, có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch.
Có một số trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin BCG, bao gồm:
– Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV, mà mẹ không được điều trị dự phòng tốt lây truyền từ mẹ sang con.
– Các trường hợp khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất vắc xin lao.
Ngoài ra, có các trường hợp mà việc tiêm vắc xin BCG cần được hoãn lại, bao gồm:
– Trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính hoặc đang trong tình trạng sốt.
– Trẻ đang hoặc vừa mới kết thúc đợt điều trị corticoid liều cao.
– Trẻ có cân nặng dưới 2.000g.
– Trẻ có tuổi thai dưới 34 tuần cần tạm hoãn việc tiêm vắc xin BCG và tiêm chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai).
3. Các câu hỏi thường gặp khi tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh
3.1 Có phản ứng phụ nào sau tiêm vắc xin phòng lao?
Vắc xin phòng lao BCG, giống như các loại vắc xin khác, cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Thông thường, sau khi tiêm, phần lớn trẻ em có thể trải qua một số phản ứng như đau, sưng và nóng tại vị trí tiêm. Một số trẻ có thể có sốt nhẹ, quấy khóc, hay bú kém. Những phản ứng này thường tự giảm đi sau một vài ngày và là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đã đáp ứng với vắc xin.
Tìm hiểu thêm: Vắc xin ngừa viêm phổi: Chỉ định và chống chỉ định tiêm
Tùy theo cơ địa của mỗi trẻ mà những phản ứng sau khi tiêm vắc xin có thể xuất hiện sau vài tuần thậm chí tới 6 tháng.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến các trường hợp phản ứng sau tiêm nghiêm trọng, bao gồm sốt cao kéo dài 1-2 ngày, vùng tiêm sưng to, hạch sưng hoặc kéo dài hơn 6 tuần. Trong những tình huống này, việc đưa trẻ đi khám là cần thiết. Đặc biệt, nếu trẻ có sốt cao, khóc không ngừng, da bị tái, co giật, liệt, hoặc mất ý thức, cần đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu.
Để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng, phụ huynh nên thông báo cho cán bộ tiêm chủng về tình trạng sức khỏe của trẻ. Sau khi tiêm, trẻ cần ở lại cơ sở tiêm chủng trong ít nhất 30 phút để theo dõi các phản ứng sau tiêm. Trong 48 giờ đầu sau tiêm, phụ huynh cần theo dõi kỹ lưỡng biểu hiện của trẻ để kịp thời xử lý mọi tình huống bất thường có thể xảy ra.
3.2 Làm thế nào để biết trẻ đã có miễn dịch sau khi tiêm vắc xin lao?
Sau tiêm vắc xin BCG, thường xuất hiện một nốt nhỏ tại chỗ tiêm, và nó thường biến mất trong vòng 30 phút. Khoảng sau 2 tuần, bạn sẽ thấy một vết loét nhỏ có kích thước nhỏ xuất hiện. Sau thêm 2 tuần nữa, vết loét này sẽ tự lành và để lại một sẹo có kích thước khoảng 5mm. Điều này là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đã phản ứng với vắc xin.
Tuy nhiên, nếu sau 3 tháng kể từ ngày tiêm vắc xin BCG, bạn không thấy sẹo nào tại vùng tiêm, thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện kiểm tra phản ứng Mantoux. Trong trường hợp kết quả kiểm tra này là âm tính, bác sĩ có thể xem xét tiêm lại vắc xin phòng lao cho trẻ. Điều này không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé và sẽ đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ khỏi bệnh lao trong tương lai.
3.3 Bố mẹ cần làm gì khi trẻ có các phản ứng sau tiêm?
Với các phản ứng thông thường, các phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm chăm sóc trẻ tại nhà.
>>>>>Xem thêm: Những lưu ý trước và sau khi tiêm vacxin cho trẻ em và người lớn
Vắc xin lao chỉ cần tiêm chủng ngừa một liều duy nhất mà không cần tiêm thêm các liều bổ sung.
Khi trẻ có phản ứng sau tiêm vắc xin phòng lao BCG, cần thực hiện các biện pháp sau:
– Bố mẹ cần cho trẻ bú mẹ hoặc uống nhiều nước hơn để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ nước và dưỡng chất cần thiết.
– Quan sát và chăm sóc: Bố mẹ cần bế và quan sát trẻ thường xuyên. Tránh chạm, đè vào chỗ tiêm để tránh làm đau và làm sưng nơi tiêm.
– Nếu trẻ có sốt nhẹ (dưới 38,5 độ), cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước, tiếp tục ăn uống bình thường và nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát.
– Phản ứng tại chỗ bao gồm đỏ và/hoặc sưng tại chỗ tiêm. Thường tự khỏi trong vài ngày đến 1 tuần và có thể điều trị bằng các thuốc giảm đau theo chỉ định.
– Đối với đau khớp và viêm hạch bạch huyết, cần tuân thủ lời khuyên của cán bộ Y tế và có thể sử dụng thuốc giảm đau được chỉ định.
– Xử lý bầm tím và chảy máu: Bầm tím và/hoặc chảy máu do giảm tiểu cầu thường tự khỏi. Trường hợp nặng cần đưa đến cơ sở y tế để được điều trị thuốc steroid và truyền khối tiểu cầu. Nếu xuất hiện các tai biến nặng sau tiêm chủng, hãy khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bố mẹ có thêm các thông tin hữu ích liên quan đến những phản ứng sau khi tiêm vắc xin, từ đó chăm sóc trẻ sau tiêm vắc xin lao tốt hơn. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vắc xin phòng lao, vui long liên hệ với phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.