Những phương pháp chăm sóc phục hồi sau đột quỵ

Đột quỵ có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và mạng sống của người bệnh và cũng được biết đến là nguyên nhân gây tàn tật hàng đầu ở người trưởng thành. Nếu được chăm sóc tốt, người bệnh đột quỵ có thể phần nào hồi phục hoặc hồi phục hoàn toàn. Dưới đây là những phương pháp chăm sóc phục hồi sau đột quỵ cần biết.

Bạn đang đọc: Những phương pháp chăm sóc phục hồi sau đột quỵ

1. Khái quát chung về phục hồi chức năng sau đột quỵ

Phục hồi sau đột quỵ là giúp cho người bệnh đột quỵ học lại được những kỹ năng đã mất khi não tổn thương. Đồng thời, bảo vệ người bệnh khỏi những vấn đề y tế nguy hiểm bao gồm: viêm phổi, viêm tiết niệu, chấn thương bởi ngã, tắc mạch máu…

Những phương pháp chăm sóc phục hồi sau đột quỵ

Chăm sóc phục hồi là một trong số những cách chữa lành cho bệnh nhân đột quỵ

Yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc phục hồi là người bệnh học nhiều lần một kỹ năng và được điều chỉnh phù hợp theo tình trạng suy giảm của người bệnh sau đột quỵ.

Phục hồi chức năng cũng giúp người bệnh làm quen với cơ thể và thúc đẩy quá trình chữa lành não.

2. Những phương pháp giúp người bệnh phục hồi sau đột quỵ

Mức độ nghiêm trọng của những di chứng và khả năng phục hồi của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau. Tuy nhiên nếu người bệnh chăm sóc phục hồi sau đột quỵ tốt, có thể giúp cơ thể nhanh chóng hòa nhập và làm quen với tình trạng của bản thân sau đột quỵ. Những phương pháp có thể áp dụng để phục hồi chức năng sớm bao gồm:

2.1 Chăm sóc phục hồi cơ thể sau đột quỵ bằng cách tăng cường hoạt động về thể chất

– Những bài tập kỹ năng vận động: Các bài tập có thể cải thiện được tình trạng và sự phối hợp cơ bắp, người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn liệu pháp tăng cường khả năng nuốt.

– Bài tập vận động: Học cách sử dụng những thiết bị hỗ trợ di chuyển(khung tập đi, xe lăn, nẹp mắt cá chân, gậy chống…) để nâng đỡ trọng lượng cơ thể khi người bệnh tập đi lại.

– Điều trị vận động cưỡng bức CIMT: Người bệnh tập cử động các chi ảnh hưởng để cải thiện chức năng.

– Phục hồi Tầm vận động ROM: Những bài tập và phương pháp điều trị giúp làm dị sự căng cơ và tăng khả năng đánh giá phạm vi vận động.

Trong đó, một số hoạt động thể chất có sự hỗ trợ công nghệ gồm:

– Chức năng kích thích điện áp dụng co cơ suy yếu để chúng phục hồi

– Công nghệ robit hỗ trợ suy giảm chuyển động lặp lại giúp lấy lại chức năng

– Công nghệ không dây có máy theo dõi hoạt động giúp người bệnh tăng cường hoạt động

– Thực tế ảo có các trò chơi điện tử giúp kích thích giác quan và môi trường.

2.2 Chăm sóc phục hồi cơ thể sau đột quỵ bằng cách điều chỉnh hoạt động về cảm xúc và nhận thức

– Liệu pháp điều trị rối loạn nhận thức giúp phục hồi nhận thức và trí nhớ, khả năng phán đoán, giải quyết vấn đề, kỹ năng xã hội…

– Liệu pháp điều trị rối loạn giao tiếp giúp lấy lại khả năng nói, nghe, hiểu, viết…

– Điều trị tâm lý giúp điều chỉnh cảm xúc của người bệnh

Tìm hiểu thêm: Cảnh báo các dấu hiệu bệnh viêm cơ tim cần nhập viện sớm

Những phương pháp chăm sóc phục hồi sau đột quỵ

Bệnh nhân đột quỵ cần được chăm sóc về cả tâm lý sau khi điều trị

– Thuốc giúp chống trầm cảm, tránh ảnh hưởng tới sự tập trung và tỉnh táo.

Những liệu pháp được thử nghiệm gồm: kích thích não bộ không xâm lấn, liệu pháp sinh học, phương pháp điều trị thay thế…

Bên cạnh đó, người nhà nên động viên bệnh nhân vượt qua quá trình này bởi đa số bệnh nhân sau đột quỵ thường gặp di chứng và có nhiều bệnh nhân khó để chấp nhận tình trạng này. Sự cổ vũ của người nhà chính là nguồn động lực để bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

2.3 Phòng ngừa sớm bệnh đột quỵ

Việc phòng ngừa sớm việc tái phát đột quỵ có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi chức năng của đột quỵ. Thực tế và nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng đột quỵ hoàn toàn có thể tái phát và diễn biến nặng hơn nếu người bệnh không chủ động bảo vệ sức khỏe.

Những cải thiện trong việc ngăn ngừa đột quỵ tái phát có thể kiểm soát thông qua kết hợp điều chỉnh lới sống và can thiệp bằng thuốc điều trị. Những yếu tố nguy cơ đột quỵ tái phát cần đặc biệt lưu ý bao gồm:

– Kiểm soát tình trạng huyết áp(cao huyết áp): Tình trạng này là nguy cơ cao hàng đầu của đột quỵ bởi những người sống sau đợt đột quỵ thường được theo dõi để điều chỉnh huyết áp hợp lý. Tuy nhiên người bệnh cũng cần kết hợp ăn uống khoa học và uống thuốc theo đúng đơn được bác sĩ kê.

– Bỏ thói quen hút thuốc lá: Thuốc lá làm tăng nguy cơ đột quỵ đánh kể và có thể liên quan tới sự tích tụ những mảng xơ vữa động mạch, đồng thời có thể làm tăng huyết áp, khiến máu cô đặc về dễ tạo cục máu đông gây đột quỵ.

– Thường xuyên tập thể dục và lưu ý đến cân nặng: Béo phì, lười vận động sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tim mạch và tiểu đường dẫn tới đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Những phương pháp chăm sóc phục hồi sau đột quỵ

>>>>>Xem thêm: Vì sao nên làm các xét nghiệm bệnh tim mạch sớm?

Thể dục thể thao là cách hiệu quả để người bệnh đột quỵ chăm sóc phục hồi song song với điều trị

– Điều trị tình trạng máu nhiễm mỡ: Hàm lượng cholesterol trong máu cao có thể dẫn tới tích tụ chất béo ở mạch máu khiến lượng máu và oxy lên não kém.

– Điều trị bệnh tim mạch: Những rối loạn nhịp tim thường gặp có thể khiến những cục máu đông hình thành dẫn tới tắc mạch máu não, người bệnh có thể sử dụng thuốc để ngăn ngừa máu đông hình thành.

– Điều trị bệnh tiểu đường: Tiểu đường có thể gây ra những thay đổi lớn trong mạch máu trên cả cơ thể trong đó có não. Tổn thương ở não thường rất nghiêm trọng và có nguy cơ tăng khi lượng đường trong máu cao. Điều trị sớm bệnh tiểu đường có thể trì hoãn sự xuất hiện của biến chứng dẫn tới đột quỵ.

– Tầm soát sớm nguy cơ bệnh đột quỵ: Bạn có thể thăm khám và tầm soát sớm bệnh đột quỵ thông qua đánh giá các bệnh lý nguy cơ cao từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phòng ngừa và kê đơn thuốc phù hợp nhất.

Hi vọng những thông tin về chăm sóc phục hồi sau đột quỵ đã giúp bạn có những kiến thức cơ bản về cách để hỗ trợ bệnh nhân đột quỵ trong quá trình phục hồi. Bên cạnh điều trị với y bác sĩ thì người nhà cũng nên hỗ trợ bệnh nhân tự tập luyện phục hồi tại nhà để có được kết quả nhanh chóng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *