Những phương pháp thông tắc vòi trứng phổ biến hiện nay

Tắc vòi trứng là một bệnh phụ khoa nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai cũng như sức khoẻ của phụ nữ. Chính vì vậy, điều trị bệnh lý này là việc vô cùng cần thiết mà chị em cần thực hiện sớm. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về các phương pháp thông tắc vòi trứng được sử dụng phổ biến hiện nay.

Bạn đang đọc: Những phương pháp thông tắc vòi trứng phổ biến hiện nay

1. Tắc vòi trứng là gì?

Vòi trứng (ống dẫn trứng) là một bộ phận sinh dục quan trọng của nữ giới, dài từ 9 – 12cm. Đây là một bộ phận nối buồng trứng và buồng tử cung, cho phép trứng di chuyển từ buồng trứng sang làm tổ ở buồng tử cung.

Tắc vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị chít hẹp khiến việc gặp nhau của trứng và tinh trùng trở nên khó khăn hơn bình thường.

Một số nguyên nhân có thể dẫn đến hiện tượng này phải kể đến như:

– Quan hệ tình dục không phù hợp: quan hệ thường xuyên, thô bạo, không có biện pháp bảo vệ.

– Mắc các bệnh phụ khoa: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng.

– Đã từng chửa ngoài tử cung.

– Đã từng phẫu thuật ổ bụng – tiểu khung.

– Trước đây đã từng nạo phá thai, sảy thai.

– Bị tắc vòi trứng bẩm sinh (trường hợp hiếm gặp).

Những phương pháp thông tắc vòi trứng phổ biến hiện nay

Tắc vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị chít hẹp khiến việc gặp nhau của trứng và tinh trùng trở nên khó khăn hơn bình thường

2. Tắc vòi trứng gây nguy hiểm không?

Vòi trứng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Khi không may mắc bệnh lý này, phụ nữ sẽ có thể gặp phải những tình trạng như:

2.1 Mang thai ngoài tử cung

Do vòi trứng bị tắc nên thay vì đi xuống buồng tử cung, trứng đã thụ tinh sẽ làm tổ ngay tại vòi trứng hoặc ống dẫn trứng. Thai nhi ở bên ngoài tử cung hoàn toàn không thể sống được nhưng vẫn có thể phát triển được đến một kích cỡ nào đó. Khi đã phát triển đến một kích cỡ nhất định, do không gian không đủ rộng nên bào thai đó sẽ vỡ ra và gây hiện tượng chảy máu ồ ạt. Việc mất máu quá nhiều có thể đe đoạ đến tính mạng người mẹ.

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng của polyp đại tràng bạn không nên bỏ qua

Những phương pháp thông tắc vòi trứng phổ biến hiện nay

Do vòi trứng tắc nên trứng được thụ tinh có xu hướng làm tổ ở khu vực ngoài buổng tử cung

2.2 Rối loạn kinh nguyệt

Vòi trứng bất thường sẽ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường, kéo dài cũng như khiến lượng máu mất đi đáng kể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của chị em.

2.3 Đau bụng

Khi bị tắc vòi trứng mức độ nặng, những cơn đau bụng sẽ xuất hiện dày hơn và kéo theo đau nhức cả vùng lưng, eo và hông. Đặc biệt, nếu bị tắc vòi trứng thì nữ giới sẽ bị đau bụng dữ dội khi đến kì kinh nguyêt do máu kinh bị tụ lại vì vòi trứng tắc. Tình trạng này sẽ xuất hiện trước khi nữ giới có kinh trước khoảng 1 tuần và cơn đau sẽ rõ ràng hơn khi gần đến ngày hành kinh.

2.4 Vô sinh

Theo nghiên cứu, 40% các trường hợp vô sinh – hiếm muộn hiện nay là do tắc ống vòi trứng. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp tắc ống vòi trứng đều vô sinh vì nếu tắc vòi trứng một bên thì vẫn có thể thụ thai được bình thường. Tất nhiên tỷ lệ thụ tinh thành công của phụ nữ chỉ có một bên vòi trứng hoạt động sẽ thấp hơn ở phụ nữ bình thường. Bên cạnh đó, chị em cần thăm khám và điều trị sớm để phòng trường hợp bị tắc nốt bên còn lại.

3. Các phương pháp thông tắc vòi trứng

3.1. Điều trị nội khoa

Với trường hợp chị em mắc bệnh lý nhẹ, có thể điều trị bằng cách dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để giúp giảm viêm nhiễm và thông tắc vòi trứng.

3.2. Điều trị ngoại khoa

3.2.1. Bơm hơi thông tắc vòi trứng

Với trường hợp vòi trứng tắc nhẹ, bệnh nhân có thể được chỉ định bơm hơi thông tắc vòi trứng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ chữa bệnh được tại chỗ mà không chữa được tận gốc nên tình trạng tắc vòi có thể quay trở lại.

3.2.2. Nội soi ống dẫn trứng

Bác sĩ tiến hành đưa dụng cụ nội soi vào buồng tử cung, sau đó dùng dụng cụ chuyên khoa đẩy những chất gây tắc ra ngoài, tách những chỗ vòi trứng bị dính. Tỷ lệ thành công của nội soi ống dẫn trứng khá cao.

Những phương pháp thông tắc vòi trứng phổ biến hiện nay

>>>>>Xem thêm: Ung thư cổ tử cung biểu hiện như thế nào?

Với tỷ lệ thành công cao, nội soi ống dẫn trứng là phương pháp thông tắc vòi trứng phổ biến được sử dụng

3.2.3. Cắt và nối ống dẫn trứng.

Trong trường hợp vòi trứng bị tắc, chít hẹp ở một đoạn và không có cách gì để thông tắc thì phương pháp cắt và nối ống dẫn trứng sẽ được áp dụng. Theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn tắc đi và nối hai đoạn không tắc lại với nhau. Nếu phương pháp này được thực hiện thành công, trứng sẽ thụ tinh sẽ di chuyển vào và có thể mang thai như bình thường.

3.2.4. Cắt ống dẫn trứng

Khi đã thực hiện các phương pháp thông tắc kể trên nhưng không hiệu quả, vòi trứng bị tắc quá nặng, dịch ứ nhiều và không còn hy vọng thụ thai tự nhiên, bác sĩ sẽ phải tiến hành cắt ống dẫn trứng. Nhưng cắt ống dẫn trứng không đồng nghĩa với việc mất hoàn toàn khả năng có con vì đã có sự xuất hiện của thụ tinh nhân tạo. Khi chị em đồng ý thực hiện thụ tinh nhân tạo, bác sĩ sẽ khuyên nên cắt ống dẫn trứng để quá trình thụ tinh nhân tạo đạt tỷ lệ thành công cao.

4. Sau phẫu thuật thông tắc vòi trứng bao lâu thì có thai?

Theo lời khuyên của các bác sĩ, chị em phụ nữ nên để tự nhiên trong khoảng 3 tháng. Nếu sau thời gian này mà vẫn chưa có dấu hiệu có thai thì chị em nên có kế hoạch điều trị hiếm muộn. Trong thời gian điều trị, cần giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng hoặc suy nghĩ tiêu cực vì những điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc hoạt động của buồng trứng. Để điều trị hiếm muộn, chị em cần chọn những bệnh viện lớn uy tín để thực hiện để được thăm khám và tư vấn phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp như bơm tinh trùng buồng tử cung (IUI) hoặc thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho chị em thông tin về các phương pháp thông tắc vòi trứng. Để phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, chị em cần khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe tổng thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *