Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

Khi bé bắt đầu bước vào độ tuổi ăn dặm có rất nhiều điều mẹ còn “bỡ ngỡ” nên có thể mắc phải một số sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên mẹ đừng quá lo lắng, bài viết dưới đây sẽ giúp chỉ ra những sai lầm hay gặp phải khi cho bé ăn dặm, mẹ cùng đọc để loại bỏ nhé.

Bạn đang đọc: Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

Chọn sai thời điểm ăn dặm

Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

Cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi) là không tốt vì có thể gây hại cho hệ tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe của con. (ảnh minh họa)

Việc ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu các chất dinh dưỡng của bé. Thời điểm tốt nhất nên cho trẻ ăn dặm là tròn 6 tháng  tuổi. Ăn dặm trước 4 tháng là quá sớm do hệ tiêu hóa của con lúc này còn kém, chưa thể dung nạp được chất gì ngoài sữa, do đó nếu ăn quá sớm trước 4 tháng tuổi bé có thể bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng.

Còn nếu khi ăn dặm quá muộn, tức là sau 6 tháng tuổi, do sữa mẹ khi này không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà bé cần cho sự phát triển của cơ thể nên trẻ sẽ dễ bị thieeys máu, thiếu kẽm và các vi chất khác.

Vội vàng

Tìm hiểu thêm: Bệnh ho gà trẻ em: Cha mẹ chớ coi thường!

Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

Vội vàng là một trong những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm mà mẹ hay gặp phải. (ảnh minh họa)

Việc vội vàng đốt cháy giai đoạn, bỏ qua giai đoạn tập ăn, muốn con ăn nhiều ngay từ đầu nên ép con ăn làm trẻ sợ gây nên biếng ăn. Việc nóng vội này có thể khiến bé sợ hãi mỗi lần ăn uống nên con dễ biếng ăn và khi biếng ăn lâu thì sẽ dễ gây suy dinh dưỡng.

Việc thấy trẻ thích ăn lại cho trẻ ăn thật nhiều vượt quá mức nhu cầu là cũng không tốt, nên cho con ăn vừa phải để bé còn cảm thấy ngon miệng trong những lần ăn tiếp theo.

Chán nản

Những sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm

>>>>>Xem thêm: Tẩy giun định kỳ cho trẻ, bố mẹ đừng bao giờ quên

Trẻ bắt đầu ăn dặm thường ăn được ít, bé biếng ăn khiến mẹ thường cảm thấy chán nản. (ảnh minh họa)

Chuyện ăn uống của con trẻ có thể là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh phải “đau đầu”. Con ăn ít quá thì sợ thiếu chất rồi lại suy dinh dưỡng, mà ăn nhiều quá thì chỉ sợ dư cân béo phì. Nhất là vấn đề trẻ biếng ăn. Khi thấy bé có một vài dấu hiệu ăn ít, hay từ chối ăn khiến mẹ chán nản, cho bú (uống) sữa bù gây tình trạng thiếu vi chất.

Nêm nếm khẩu vị như người lớn

Lưu ý hiện nay nhiều bậc phụ huynh khi cho trẻ ăn dặm nêm gia vị vừa với khẩu vị của người lớn cần lưu ý rằng: trẻ dưới 1 tuổi khi ăn dặm không cần nên muối vì lượng muối trong thực phẩm đủ rồi. Mẹ mà nên nữa là con sẽ bị ăn mặn đó. Mà ăn mặn thì gây hại rất nhiều thứ, đầu tiên là thận và hàng loạt các bệnh khác.

Hơn nữa vị giác của trẻ thường tốt hơn so với người lớn, do đó nếu mẹ nếm vừa tức là có thể đối với trẻ là mặn. Vì vậy với những trẻ trên 1 tuổi khi nên thức ăn cho bé người lớn nêm nhạt một chút là con vừa miệng, còn những trẻ dưới 1 tuổi thì không nêm muối vào thức ăn của con.

Tìm món ăn phức tạp

Nhiều mẹ có xu hướng đọc sách báo, lên mạng hỏi nhau tìm cá thức ăn “bổ” như lươn, ếch, yến sào, vi cá mập,… làm thì cực nhưng có thể trẻ lại không ăn. Thực ra khi ăn dặm, bé chỉ cần bổ sung đủ 4 nhóm chất không dư, không thiếu, không nên quá lạm dụng thức ăn nhiều đạm.

Sai cách ăn

Ba mẹ thường có thói quen khi cho trẻ ăn là bật tivi điều này là không tốt vì bé sẽ chỉ tập trung vào màn hình tivi mà không chú ý đến bữa ăn của mình, không cảm nhận được thức ăn cũng như cứ để mẹ “đút vô tội vạ” điều này là không tốt.

Hay một số bậc phụ huynh cho con đi “ăn rong” nghĩa là vừa đi vừa ăn, điều này cũng không tốt. Mẹ nên rèn luyện cho bé khi ăn cần tập trung vào việc ăn uống, ăn không nên kéo dài quá 30 phút.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *