Những sự thật cần biết về tầm soát ung thư gan AFP

Tầm soát ung thư gan AFP là một phương pháp giúp phát hiện sớm dấu hiệu bệnh, từ đó giúp người bệnh được điều trị kịp thời và nâng cao tỷ lệ sống của mình. Đã có rất nhiều bài viết chia sẻ về chủ đề này nhưng dưới đây là những thông tin bạn nhất định phải hiểu rõ về AFP và phương pháp xét nghiệm AFP.

Bạn đang đọc: Những sự thật cần biết về tầm soát ung thư gan AFP

1. Nồng độ AFP và những hiểu lầm thường gặp

Xét nghiệm AFP trong tầm soát ung thư gan là việc định lượng nồng độ protein AFP. Kết quả của xét nghiệm sẽ cung cấp cho bác sĩ những thông tin quan trọng để đánh giá sức khỏe của gan. Tuy nhiên, việc xét nghiệm định lượng nồng độ AFP không chỉ để đánh giá nguy cơ ung thư gan.

AFP là viết tắt của Alpha-Fetoproteine, loại protein này được sản xuất ở gan của thai nhi và các bộ phận khác của phôi thai. Do vậy, các bà mẹ cũng sẽ có nồng độ hoạt chất này khá cao so với bình thường (nhưng vẫn ở mức an toàn cho phép). Từ tháng thứ 4, phụ nữ mang thai sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm này để kiểm tra dị tật ở thai nhi. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai thì không cần quá lo lắng về chỉ số AFP quá cao. Hãy thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo em bé của bạn luôn khỏe mạnh.

AFP cũng không hề mang ý nghĩa tiêu cực như nhiều người vẫn nghĩ. Ở thai nhi, hoạt chất này có tác dụng ức chế hệ miễn dịch của người mẹ. Điều này giúp em bé có thể phát triển mạnh khỏe trong cơ thể của bạn. Nhưng sự xuất hiện của nhiều bài viết về nguy cơ ung thư gan dựa trên chỉ số AFP khiến nhiều người hiểu nhầm rằng đây là một chất có hại cho gan.

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, các nhà khoa học chưa tìm thấy vai trò của AFP đối với cơ thể. Nồng độ chất này ở người trưởng thành cũng khá thấp, thường là dưới 10ng/ml. Nếu nồng độ AFP lớn hơn mức này thì bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về gan, bao gồm cả ung thư gan. Do đó, ngay cả khi bạn nhận được kết quả về nồng độ AFP cao thì cũng không nên quá lo lắng và cho rằng bản thân đã mắc ung thư nhé.

Những sự thật cần biết về tầm soát ung thư gan AFP

Phụ nữ mang thai cũng có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm AFP

2. Có hay không phương pháp tầm soát ung thư gan AFP?

Trên thực tế, không có phương pháp tầm soát ung thư AFP,  Đây chỉ là cách gọi ngắn gọn của nhiều người bệnh về phương pháp tầm soát ung thư gan thông qua xét nghiệm tìm chất chỉ điểm AFP. Tuy nhiên, để gần gũi hơn với cách gọi phổ thông của đa số người bệnh, trong bài viết này chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục sử dụng cách gọi tầm soát ung thư gan AFP.

2.1. Quy trình thực hiện xét nghiệm AFP

Việc xét nghiệm tìm chất chỉ điểm AFP với mục tiêu tầm soát ung thư gan được thực hiện tự động với mẫu bệnh phẩm là máu. Do đó, quy trình tiến hành tầm soát ung thư gan thông qua xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư AFP cũng tương tự như khi bạn lấy máu để làm các xét nghiệm thông thường khác.

Nhìn chung, các bước thực hiện này chủ yếu phụ thuộc vào kỹ thuật của nhân viên y tế. Bạn chỉ cần đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu của các kỹ thuật viên. 

Những sự thật cần biết về tầm soát ung thư gan AFP

Quy trình lấy mẫu xét nghiệm AFP tương tự xét nghiệm máu thông thường

2.2. Tính chính xác của phương pháp tầm soát ung thư gan AFP

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng độ nhạy trong chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) của AFP chỉ đạt 39 – 45%. Vì thế có thể nói xét nghiệm chỉ số AFP không phản ánh chính xác 100% bản chất của ung thư. Nồng độ AFP tăng cao có thể do một số bệnh lý khác về gan như xơ gan, viêm gan hoặc các bệnh ung thư khác (ung thư đường tiêu hóa, buồng trứng, tinh hoàn…). Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp bệnh nhân ung thư gan nhưng kết quả xét nghiệm AFP lại không cho thấy nồng độ AFP tăng cao. Đây được gọi là trường hợp âm tính giả hoặc dương tính giả, có thể khiến các bác sĩ nhầm lẫn trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. 

Vì vậy, các bác sĩ thường sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm 2 xét nghiệm tìm dấu ấn AFP-L3 và PIVKA-II để hỗ trợ chẩn đoán chính xác hơn người đó có mắc ung thư gan hay không. Kết hợp các xét nghiệm này giúp cải thiện đáng kể khả năng phát hiện HCC với độ nhạy lên đến 84% và độ đặc hiệu 94%.

2.3. Ý nghĩa các chỉ số trong xét nghiệm tầm soát ung thư gan AFP

Trong nhiều tài liệu, bạn sẽ thấy nồng độ AFP được tính bằng đơn vị ng/ml hoặc UI/ml (có tài liệu là IU/ml). Đây đều là 2 đơn vị tính nồng độ AFP được quốc tế công nhận và công thức quy đổi giữa 2 đơn vị như sau: ng/ml = IU/ml x 1.21.

Chỉ số nồng độ AFP ở các mức sau có thể cảnh báo nguy cơ ung thư: 

  • 500 – 1000 ng/ml trở lên: Đây là mức chỉ số rất cao, thường là dấu hiệu của các bệnh ung thư.
  • Khi bạn mắc bệnh lý về gan và có kết quả nồng độ AFP trên 200 ng/ml thì rất có khả năng bạn bị ung thư gan.
  • Nếu bạn thực hiện xét nghiệm AFP nhiều lần với kết quả nồng độ AFP tăng dân nhưng dưới 200 ng/ml thì nên thực hiện thêm 2 xét nghiệm AFP-L3 và PIVKA-II để tầm soát nguy cơ ung thư gan.

Tìm hiểu thêm: Giá làm trắng răng hiện nay thế nào?

Những sự thật cần biết về tầm soát ung thư gan AFP

Chỉ số AFP cao cảnh báo nguy cơ ung thư

3. Đối tượng được chỉ định tầm soát ung thư gan

Ung thư gan là loại ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay, vì thế việc tầm soát ung thư gan sớm rất quan trọng nhằm phát hiện sớm và tăng cơ hội điều trị thành công. Bạn nên thực hiện tầm soát ung thư gan định kỳ 6 tháng/lần, đặc biệt là với những người có nguy cơ cao dưới đây: 

  • Người trong gia đình có người bị bệnh lý ung thư gan
  • Người bị xơ gan 
  • Người bị viêm gan B – C mạn tính
  • Người thói quen sử dụng nhiều bia rượu
  • Người mắc bệnh béo phì, thừa cân
  • Người mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường…

Những sự thật cần biết về tầm soát ung thư gan AFP

>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Tại sao phải xét nghiệm tầm soát HPV ?

Người mắc bệnh tiểu đường thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư gan

Các bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm nồng độ AFP trong máu đối với những trường hợp sau:

  • Nghi ngờ mắc ung thư gan hoặc một số bệnh ung thư tại bộ phận tinh hoàn hoặc buồng trứng.
  • Phát hiện có khối u nghi ngờ là ác tính ở vùng bụng trong khi thăm khám lâm sàng hoặc khi chẩn đoán hình ảnh.
  • Bệnh nhân đã được chẩn đoán và điều trị các loại ung thư gan, tinh hoàn hoặc buồng trứng.
  • Theo dõi bệnh nhân mắc bệnh lý viêm gan mạn tính hoặc xơ gan.

Ung thư gan là căn bệnh bạn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách theo dõi các biểu hiện bất thường trên cơ thể, điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh và tầm soát ung thư định kỳ. Trong đó, sàng lọc ung thư định kỳ với các phương pháp tầm soát chuyên sâu sẽ giúp bạn an tâm hơn về sức khỏe của mình. Do đó, hãy tìm tới các cơ sở uy tín để thực hiện tầm soát và chăm sóc sức khỏe cho bản thân nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *