Những sự thật về khám thai Triple test

Phương pháp khám thai Triple test giúp mẹ bầu phát hiện và tầm soát dị tật ở thai nhi. Nó có vai trò rất quan trọng, được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện trong quá trình mang thai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin cụ thể về loại xét nghiệm này.

Bạn đang đọc: Những sự thật về khám thai Triple test

1. Xét nghiệm Triple test là gì?

Xét nghiệm Triple test hay còn gọi là xét nghiệm bộ ba nằm trong nhóm các xét nghiệm nhằm sàng lọc dị tật thai nhi, tầm soát trước sinh và phát hiện nguy cơ có thể xuất hiện dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Xét nghiệm này không xâm lấn, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển của em bé trong bụng.

Những sự thật về khám thai Triple test

Xét nghiệm Triple test nhằm sàng lọc dị tật thai nhi

Phương pháp xét nghiệm Triple test sử dụng máu của người mẹ nhằm kiểm tra các rối loạn bẩm sinh ở thai nhi. Bác sĩ sẽ dự đoán được nguy cơ xuất hiện dị tật ở thai nhi dựa trên sự thay đổi của bộ ba chỉ số. Mẹ bầu sẽ nhận được kết quả xét nghiệm này sau khoảng 3 – 5 ngày làm việc.

2. Mẹ bầu nên xét nghiệm Triple test khi nào?

Thông thường, Triple test sẽ được thực hiện ở giai đoạn thai kỳ tuần thứ 15 – 20. Để có kết quả xét nghiệm chính xác, mẹ bầu nên làm xét nghiệm này ở tuần thai thứ 16 – 18. Xét nghiệm cần được thực hiện với tất cả các mẹ bầu, đặc biệt là những chị em thường có nguy cơ dưới đây:

– Thành viên trong gia đình có tiền sử bị dị tật bẩm sinh.

– Phụ nữ mang thai khi hơn 35 tuổi.

– Sử dụng thuốc hoặc chất gây hại cho thai nhi trước hoặc trong thời gian mang thai.

– Mẹ bầu bị bệnh tiểu đường và sử dụng chất insulin.

– Trong thời gian mang thai bị nhiễm virus.

– Đã hoặc đang làm việc hoặc sống trong môi trường phải tiếp xúc với các hóa chất, chất phóng xạ.

3. Xét nghiệm Triple test có vai trò gì?

Thực hiện xét nghiệm Triple test không thể chẩn đoán chính xác được tình trạng sức khỏe thai nhi. Nó cho biết ở thời điểm hiện tại thai nhi có nguy cơ bị rối loạn nhiễm sắc thể di truyền hay không, nếu có thì mẹ bầu cần làm thêm một số xét nghiệm khác không. Xảy ra trường hợp bất thường là khi:

– Nồng độ AFP tăng cao:

Đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi có nguy có bị dị tật ống thần kinh (cột sống chẻ đôi) hay thiếu một phần của não bộ (vô sọ). Có một số trường hợp AFP tăng là do việc xác định tuổi thai không chính xác. Vì vậy, trước khi làm xét nghiệm Triple test, mẹ bầu cần xác định đúng tuổi thai nhi.

Tìm hiểu thêm: Da tiếp da sau sinh là gì:“ Cái ôm đầu tiên”

Những sự thật về khám thai Triple test

Nồng độ AFP bị giảm thấp thì thai nhi có nguy cơ cao mắc phải hội chứng Down, Edwards,…

– Nồng độ AFP bị giảm thấp:

Điều này đồng nghĩa với việc thai nhi có nguy cơ cao mắc phải hội chứng Down (Trisomy 21 hoặc tam thể 21), hội chứng Edwards (Trisomy 18 hoặc tam thể 18) hay một số dấu hiệu bất thường của nhiễm sắc thể khác.

Để dự đoán được chuẩn xác mức độ của khả năng thai nhi mắc các dị tật, bác sĩ sẽ cần thực hiện kết hợp xét nghiệm và các yếu tố khác như tuổi người mẹ, cân nặng, chiều cao, tiền sử các bệnh lý của mẹ bầu. Các chị em có tiền sử bệnh tiểu đường, tiền sử sản khoa, có thói quen hút thuốc,… cần đặc biệt lưu ý.

Nếu kết quả xét nghiệm Triple test thể hiện thai nhi có nguy cơ dị tật cao thì mẹ bầu sẽ được chỉ định phương pháp chẩn đoán khác bằng cách xâm lấn như chọc nước ối, sinh thiết gai nhau. Trong quá trình xét nghiệm, mẹ bầu nên trao đổi và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4. Xét nghiệm Triple test có cho kết quả chính xác hay không?

Thông thường, kết quả của xét nghiệm Triple test cho kết quả chính xác lên tới 90%. Tuy nhiên, kết quả này sẽ không có độ chính xác cao đối với những mẹ bầu mang thai đôi.

Như đã nhắc đến ở trên, mẹ bầu cần xác định chính xác số tuần tuổi của thai nhi để thuận lợi cho việc chẩn đoán của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên lựa chọn cơ sở thăm khám, xét nghiệm uy tín nhằm giảm thiểu sai sót.

5. Mẹ bầu cần làm gì khi kết quả xét nghiệm Triple test thuộc nhóm nguy cơ cao?

Nếu trong trường hợp kết quả siêu âm hoặc xét nghiệm Triple test thuộc nhóm nguy cơ dị tật cao, thai phụ có thể thực hiện một trong các phương pháp sau để nhận được kết quả chính xác hơn.

5.1. Phương pháp chọc ối sau khi khám thai triple test

Phương pháp chọc ối thường không thể phát hiện được tất cả các dấu hiệu bất thường. Nó chỉ chẩn đoán được những trường hợp có nguy cơ cao như hội chứng Down, xơ hóa nang, nhược cơ, một số bệnh lý về máu và các hội chứng tương tự khác.

Nói về độ an toàn, phương pháp này phụ thuộc vào cơ địa của mẹ bầu, trình độ chuyên môn của bác sĩ, cơ sở y tế thực hiện,… Trong thực tế đã có một số ít ca chọc ối gây sảy thai (tỷ lệ dưới 1%). Bên cạnh đó, mẹ bầu còn phải chịu nguy cơ bị nhiễm trùng, sinh non,… khi thực hiện phương pháp này.

Vì thế, lời khuyên dành cho các mẹ bầu là nên lựa chọn bệnh viện uy tín có đội ngũ các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn cao. Ngoài ra, bệnh viện được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế hiện đại luôn được ưu tiên đổi mới.

5.2. Phương pháp sàng lọc NIPT sau khi khám thai triple test

Đây là phương pháp sàng lọc không xâm lấn, có độ chính xác cao hơn và có thể phát hiện sớm các vấn đề của thai nhi hơn. Bên cạnh đó, sàng lọc trước sinh NIPT hoàn toàn an toàn đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Những sự thật về khám thai Triple test

>>>>>Xem thêm: Hôi miệng viêm lợi và cách điều trị dứt điểm

Phương pháp NIPT an toàn đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi

Vì lẽ đó, phương pháp sàng lọc trước sinh NIPT được các bác sĩ và cơ sở y tế uy tín khuyên dùng. Phương pháp này giúp bác sĩ kiểm tra số lượng, cấu trúc nhiễm sắc thể của thai nhi, xem có dấu hiệu bất thường không. Điều này hoàn toàn dựa vào việc xét nghiệm ADN của thai nhi trong máu người mẹ. Từ đó có thể phát hiện dị tật của thai nhi ngay từ tuần thứ 9 thai kỳ.

Hy vọng qua bài viết trên, các mẹ bầu đã có thể hiểu hơn về khám thai triple test và tầm quan trọng của phương pháp xét nghiệm này trong việc phát hiện các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đặt lịch thăm khám ngay tại Thu Cúc TCI để thực hiện các xét nghiệm nhằm đảm bảo thai nhi được phát triển bình thường, em bé sinh ra được khỏe mạnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *