Bệnh quai bị và tác hại của bệnh quai bị ở trẻ là gì là vấn đề đang được nhiều cha mẹ quan tâm. Quai bị là một bệnh cấp tính có yếu tố truyền nhiễm bị gây ra bởi virus. Bệnh này có thể lây lan nhanh và có khả năng gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe của trẻ trong lâu dài, đặc biệt là khả năng sinh sản của bé trai. Biến chứng của quai bị có thể là viêm tinh hoàn, từ đó dẫn đến teo tinh hoàn và vô sinh.
Bạn đang đọc: Những tác hại của bệnh quai bị ở trẻ mà cha mẹ cần biết
1. Bệnh quai bị là bệnh gì?
Mumps virus thuộc giống Rubulavirus, họ Paramyxoviridae là nguyên nhân gây ra bệnh truyền nhiễm cấp tính quai bị. Loại virus này sẽ lây lan thông qua việc ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với nước bọt của người nhiễm bệnh sang người khác.
Theo số liệu thống kê, đây là căn bệnh phổ biến và phân bố rộng khắp trên mọi miền của cả nước. Bệnh có thể xuất hiện ở tất cả các mùa trong năm và có khả năng bùng lên thành những cụm dịch nhỏ và vừa. Trong 100.000 người có thể dao động từ 10 đến 40 người mắc bệnh và thường tập trung nhiều ở miền Bắc và Tây Nguyên.
Quai bị thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ
Bệnh quai bị thường có tỉ lệ tỷ vong rất thấp nhưng những biến chứng của bệnh có thể sẽ rất nặng nề như viêm não, viêm màng não, viêm nhiều tuyến.
2. Bệnh quai bị có nguyên nhân từ đâu?
Bệnh quai bị là bệnh trên cơ thể người và đã xuất hiện trên toàn thế giới. Độ tuổi mắc bệnh có thể là trẻ nhỏ, thanh thiếu niên hoặc người lớn. Nguyên nhân gây nên bệnh là do virus, bệnh lây truyền qua nước bọt thông qua đường ăn uống, đường hô hấp và giọt bắn khi bệnh nhân ho, hắt hơi vào người khác hoặc khi nói chuyện giao tiếp.
Có một số nghiên cứu đã nhận thấy virus quai bị có tồn tại trong phân và nước tiểu. Đã có nhiều tranh cãi về việc liệu virus có lây truyền qua đường phân và nước tiểu hay không khi mà virus trong nước có thể tồn tại từ 2 đến 3 tuần.
Loại virus gây nên bệnh quai bị sẽ phát triển đỉnh điểm trong khoảng từ 12 đến 15 ngày sau khi nhiễm và có thể lan ra các cơ quan khác. Thời gian lây của bệnh là từ trước khi toàn phát 6 ngày đến tận 2 tuần khi đã có đủ các triệu chứng của bệnh.
3. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết của bệnh quai bị
Một số trường hợp người bệnh không có triệu chứng bệnh do tình trạng của bệnh lý. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường sẽ bao gồm:
– Đau cơ đau mỏi người và sốt
– Biếng ăn dẫn đến cơ thể bị mệt mỏi
– Nôn và buồn nôn
– Tuyến nước bọt, cổ và hàm bị sưng đau
– Một số trẻ sẽ bị sưng tinh hoàn
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu trẻ bị viêm xoang trong thời gian lâu dài
Cần theo dõi những triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ
Bệnh ít gây tử vong nhưng trong một số trường hợp bệnh cũng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. So với người lớn, trẻ em khi mắc bệnh sẽ có tình trạng nhẹ hơn. Bệnh quai bị tính đến hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Sau khi virus đã tấn công vào cơ thể từ 7 đến 14 ngày sẽ gây ra những triệu chứng trên cơ thể người nhiễm như sốt, ớn lạnh, chán ăn, mệt mỏi, có cảm giác họng bị đau và lan đến cả góc hàm. Sau thời gian 3 ngày, tuyến mang tai của người bệnh sẽ sưng to dần lên rồi xẹp dần trong khoảng 1 tuần. Trẻ khi bị mắc quai bị có thể sưng cùng lúc cả hai bên hoặc sưng từng bên một, một tuyến giảm thì tới tuyến kia sưng lên.
Bệnh quai bị có vùng sưng ở má rất đặc trưng. Vết sưng sẽ ở má, hàm và toàn bộ vùng dưới tai. Có một số trường hợp đặc biệt trẻ bị sưng lan đến cả vùng ngực. Trẻ có thể cảm nhận được cơn đau và mô tả cơn đau nhưng vùng da bị sưng không bị nóng đỏ hay sung huyết gì.
Thời gian bệnh toàn phát, trẻ có thể cảm thấy khó chịu khi nói năng và ăn uống. Có đến 25% trẻ nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng gì nên dễ gây lây lan bệnh cho những người khác
4. Đối tượng nào có nguy cơ cao dễ mắc bệnh quai bị
Bệnh quai bị có thể xuất hiện quanh năm nhưng thường nhiều vào mùa thu đông và ở những khu vực có khí hậu mát mẻ dễ chịu thì bệnh sẽ bùng phát nhiều hơn.
Những nơi tập trung đông người sẽ là địa điểm lý tưởng để dịch bệnh quai bị bùng phát. Cụ thể như nhà trẻ, trường học, sân chơi công cộng. Độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh nhưng thường thấy nhiều ở trẻ em hơn là người lớn và thường ở bé trai nhiều hơn bé gái.
>>>>>Xem thêm: Mách phụ huynh cách chữa đi ngoài cho trẻ tại nhà
Bệnh có thể phòng tránh bằng cách tiêm chủng đầy đủ cho trẻ
Bệnh này cũng ít xuất hiện ở những trẻ dưới 2 tuổi mặc dù lượng kháng thể của người mẹ từng mắc bệnh cũng chỉ có thể bảo vệ con cho đến 6 tháng tuổi. Nhưng sau 2 tuổi, số lượng trẻ bị bệnh sẽ tăng dần lên và cao nhất ở độ tuổi từ 10 cho đến 19 tuổi.
5. Những biến chứng thường thấy ở căn bệnh quai bị
Bệnh này không thường thấy ở người lớn nhưng những biến chứng của nó nếu có sẽ nặng nề hơn so với ở trẻ em.
5.1. Tác hại của bệnh quai bị ở trẻ em trai
Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn là loại biến chứng nguy hiểm nhưng xuất hiện khá nhiều ở trẻ em trai. Biểu hiện của biến chứng bệnh là mào tinh hoàn, tinh hoàn bị sưng to, căng phù lên trong khoảng thời gian từ 3 cho đến 7 ngày. Sau đó có đến 50% những trường hợp bị biến chứng sẽ bị teo dần tinh hoàn, khả năng sinh tinh giảm và có thể gây vô sinh về sau cho bé trai bị mắc quai bị.
5.2. Tác hại của bệnh quai bị ở trẻ em gái
Bệnh viêm buồng trứng là một biến chứng thường thấy ở bệnh nhân bị quai bị trong độ tuổi dậy thì. Riêng đối với phụ nữ đang mang thai thì nhiễm bệnh quai bị trong ba tháng đầu sẽ có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai bị dị tật. Trong ba tháng cuối mang thai có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc sinh non tháng.
5.3. Những biến chứng khác có thể có của bệnh quai bị
Ngoài gây ra những biến chứng liên quan đến hệ sinh sản của cả hai giới tính, bệnh quai bị có thể dẫn đến những bệnh sau:
– Nhồi máu phổi. Trong trường hợp trẻ bị viêm tinh hoàn có thể dẫn đến tuyến tiền liệt bị huyết khối, hậu quả là một vùng phổi bị thiếu máu có thể dẫn đến hoại tử mô phổi.
– Viêm tụy cũng có thể là một biến chứng sau khi bị quai bị. Triệu chứng của bệnh là đau bụng dữ dội, buồn nôn, tụt huyết áp, bệnh nhân sẽ nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời.
– Tổn thương thần kinh cũng là một trong những biến chứng nguy hiểm và để lại nhiều thương tổn cho người bệnh như tổn thương sọ não, tri giác, gây ra những bệnh điếc, giảm thị lực…
Trên đây là những thông tin về bệnh quai bị ở trẻ nhỏ, hy vọng sẽ hữu ích với nhiều người.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.