Những thay đổi của khuôn mặt trước và sau khi niềng răng

Niềng răng là một giải pháp hiệu quả cho những vấn đề về răng miệng như răng hô, răng lệch lạc, răng móm, … Nhờ có niềng răng, nhiều gương mặt đã trở nên cân đối, đáp ứng được nhu cầu về tính thẩm mỹ. Vậy cụ thể, những thay đổi của khuôn mặt trước và sau khi niềng răng là gì?

Bạn đang đọc: Những thay đổi của khuôn mặt trước và sau khi niềng răng

1. Sự thay đổi của các bộ phận trên gương mặt trước và sau khi niềng răng

Lúc trước khi niềng và sau khi niềng răng, ta có thể cảm nhận được rõ những thay đổi tích cực của từng bộ phận trên gương mặt. Cụ thể:

1.1 Tổng thể gương mặt

Những thay đổi của khuôn mặt trước và sau khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp giúp giải quyết nhiều vấn đề về thẩm mỹ của hàm răng

Với những người có hàm răng lệch, phần khớp cắn sẽ bị cản trở. Đồng thời, gương mặt của người bệnh cũng sẽ bị lệch và trở nên cứng hơn. Phần cổ hướng ra trước, vai lệch nghiêng về một bên. Sau khi niềng, tình trạng răng bị lệch sẽ không còn. Cùng với đó, những điểm gây cản trở khiến gương mặt kém thanh thoát cũng sẽ biến mất. Vẻ ngoài của ta sẽ trở nên cân đối, ưa nhìn hơn.

Với những người xương hàm dưới bị sai vị trí sẽ dẫn tới tình trạng bị lệch mặt, niềng răng có thể giúp khắc phụ. Cụ thể, sau khi niềng, gương mặt sẽ trở nên cân đối, hài hòa hơn.

1.2 Góc mũi

Góc mũi: Đối với những người bị hô, sau khi niềng răng phần môi trên sẽ được thu gọn lại. Khuôn mặt trở nên hài hòa cùng phần mũi cao, thon gọn hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là cảm nhận chủ quan của người nhìn. Thực chất, niềng răng không hề tác động vào mũi mà chỉ thay đổi góc mũi.

1.3 Phần cằm

Phần cằm: Khi được nâng khớp hay kéo lùi lại phần hàm dưới hoặc các răng được dàn đều ra, phần hàm dưới của bệnh nhân sẽ có cảm giác thon gọn hơn. Phần mô lợi trở nên hồng hào, khỏe mạnh. Vệ sinh răng miệng cũng không còn khó khăn, giảm thiểu được tình trạng viêm.

1.4 Phần môi

Môi: Với những bệnh nhân bị hô, môi thường bị vểnh lên. Ngoài ra, môi ở vị trí răng nạnh sẽ phồng ra khiến môi nhìn rất thiếu đường nét. Khi đó, niềng răng sẽ giúp hàm răng đều hơn, môi không còn bị hếch, đường nét rõ ràng.

2. Mỗi trường hợp niềng, gương mặt thay đổi khác nhau như thế nào?

2.1 Niềng răng móm

Trước khi niềng: Hàm dưới của người bị móm sẽ nhô ra, phần hàm trên lõm vào. Bên cạnh đó, giọng nói của người bệnh cũng không bình thường, rất hay bị đớt.

Sau khi niềng: Khi đã được niềng răng cải thiện, hàm dưới sẽ lùi vào trong. Cùng với đó, hàm trên sẽ đưa ra ngoài hơn. Tổng thể gương mặt sẽ được hài hòa hơn. Đặc biệt, góc mũi mỗi trông sẽ nhọn hơn, phần hàm dưới được thon gọn.

2.2 Niềng răng hô

Trước khi niềng: Do khi bị hô, hàm trên của người bệnh sẽ nhô ra nhiều khiến phần cằm như bị lùi ra phía sau. Cũng bởi vậy, người bệnh sẽ rất khó để khép miệng lại. Đồng thời má hóp nên người nhìn sẽ có cảm giác gò má bị cao, gương mặt hơi căng thẳng, mệt mỏi.

Sau khi niềng: Hàm răng sau quá trình niềng sẽ đều và đẹp hơn. Phần cằm trông có vẻ dài, mũi cao hơn. Má của người bệnh cũng không bị quá căng cứng, gương mặt hài hòa, ưa nhìn.

Tìm hiểu thêm: Khám sức khỏe trước khi mang thai nên hay không?

Những thay đổi của khuôn mặt trước và sau khi niềng răng

Niềng răng hô giúp hàm răng đều, đẹp hơn, gò má không còn bị cao quá

2.3 Niềng răng khi bị khớp cắn hở

Trước khi niềng: Khuôn mặt của người bị hở khớp cắn thường bị dài, mất tính cân đối giữa 2 phần gương mặt. Phần môi trên loe ra và rãnh cười sẽ dễ bị ngang. Do đó, những người bị hở khớp cắn khi cười thường hay có vẻ mặt ngây ngô.

Sau khi niềng: Khi đã trải qua quá trình niềng răng, khuôn mặt người bệnh sẽ trở nên cân đối hơn. Phần khe hở răng đã có thể đóng kín lại một cách tự nhiên, không khó khăn.

2.4 Niềng răng mọc lệch, khểnh nặng

Trước khi niềng: Những người bị răng mọc lệch hay khểnh nặng khi cười phần răng mọc lệch, mọc khểnh sẽ kém thẩm mỹ. Người khác nhìn vào thường sẽ có cảm giác bị quá nhiều răng.

Những thay đổi của khuôn mặt trước và sau khi niềng răng

>>>>>Xem thêm: Điều trị ung thư với bác sĩ Singapore

Răng mọc lệch nặng khi cười khiến người nhìn cảm giác bị nhiều răng

Sau khi niềng: Niềng răng xong, tình trạng răng mọc lệch, khểnh nặng sẽ được khắc phục. Khi cười, ta có thể thấy rõ phần răng mọc lệch đã được điều chỉnh. Người nhìn sẽ không còn cảm giác bị quá nhiều răng như trước.

3. Một số lưu ý cần thực hiện trước và sau khi niềng răng

3.1 Trước khi niềng răng

Trước khi quyết định niềng răng, người bệnh nên lưu ý tới 2 điều cơ bản. Đó là:

3.1.1 Xác định rõ tình trạng răng miệng của bản thân

Có 4 tình trạng răng miệng thường cần áp dụng niềng răng là:

– Răng móm.

– Răng hô.

– Răng thưa.

– Răng lệch lạc.

Với mỗi tình trạng răng và mỗi mức độ khác nhau, người bệnh sẽ được tư vấn áp dụng những phương thức điều trị khác nhau. Do đó, để được tư vấn, chỉ định phương pháp phù hợp nhất ta cần nắm rõ tình trạng của bản thân.

3.1.2 Lựa chọn địa chỉ nha khoa thực hiện uy tín và chất lượng

Những tiêu chí để lựa chọn một địa chỉ nha khoa chất lượng và đáng tin cậy:

– Cơ sở vật chất tốt, trang thiết bị công nghệ cao.

– Phòng nha vô trùng, xử lý rác thải y tế đúng quy trình.

– Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, kinh nghiệm trong nhiều loại ca bệnh.

– …

Khi chọn lựa được một cơ sở nha khoa tốt, hiệu quả và độ an toàn khi thực hiện niềng răng sẽ được đảm bảo.

3.2 Trong và sau khi niềng răng

3.2.1 Thực hiện chăm sóc răng miệng phù hợp

Sau khi niềng răng, ta cần chú ý về việc vệ sinh răng miệng. Thời gian đầu, người bệnh sẽ thấy hơi khó chịu và khó thực hiện vệ sinh. Tuy nhiên, ta không được vì thế mà bỏ qua các bước này. Vệ sinh răng miệng sẽ giúp tránh tình trạng thức ăn bị bám dính lâu ngày, hình thành cao răng, sâu răng, … sau khi niềng

3.2.2 Thực hiện ăn uống đúng cách

Để đảm bảo quá trình sau khi gắn niềng diễn ra an toàn, thuận lợi, ta nên hạn chế sử dụng những thực phẩm sau:

– Những thực phẩm dai, dẻo hay cứng.

– Những thức ăn có màu và dễ gây nhiễm màu.

– Những món ăn chứa nhiều đường như bánh, kẹo, socola, nước ngọt, …

Trên đây là những sự thay đổi cũng như lưu ý trước và sau khi niềng răng. Hy vọng mọi người đã nắm được để có quá trình thực hiện niềng an toàn, đem lại hiệu quả như mong muốn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *