Những thông tin cần biết về bệnh ung thư cổ tử cung

Bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm mà nhiều chị em phụ nữ mắc phải. Căn bệnh này nếu được phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị hiệu quả và bảo vệ sức khỏe người bệnh. Vậy dấu hiệu nhận biết, phương hướng điều trị và những lưu ý cho người bệnh thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Bạn đang đọc: Những thông tin cần biết về bệnh ung thư cổ tử cung

1. Tìm hiểu khái quát về bệnh ung thư ở cổ tử cung

Bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm ở nữ giới, căn bệnh này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên trở lên. Hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa và hiện tại vẫn chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu.

Bệnh ung thư ở cổ tử cung được hình thành khi có một nhóm tế bào ác tính hình thành trong tử cung và gia tăng không vô độ không theo sự kiểm soát của cơ thể. Những tế bào ác tính này có thể hình thành khối u, chèn ép và xâm lấn lên các cơ quan khác khiến chức năng của các cơ quan này suy giảm.

Những thông tin cần biết về bệnh ung thư cổ tử cung

Đây là một trong số các bệnh lý ác tính nguy hiểm ở nữ giới

Đặc biệt, khi tình trạng này kéo dài sẽ làm các cơ quan trong cơ thể người bệnh suy kiệt và dẫn đến tử vong. Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư ở cổ tử cung sẽ khắc chế tế bào ác tính phát triển và di căn, đồng thời giảm các triệu chứng của bệnh, kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

2. Những nguyên nhân gây bệnh phổ biến

Ung thư ở cổ tử cung có thể hình thành do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là:

– Virus HPV tuýp 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 68, 82; trong đó đa phần là do tuýp 16 và 18.

– Ảnh hưởng từ việc hút quá nhiều thuốc lá.

– Mắc bệnh HIV, AIDS hoặc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch.

– Mắc các bệnh lý lây lan qua đường tình dục.

– Lạm dụng thuốc tránh thai(đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp) quá nhiều trong thời gian dài.

– Chế độ ăn uống thiếu khoa học, ít rau củ trái cây.

– Sinh con quá sớm hoặc sinh đẻ quá nhiều, quá dày.

– Trong gia đình có người thân ruột thịt từng mắc bệnh ung thư ở cổ tử cung hoặc bệnh liên quan.

3. Những dấu hiệu nổi bật của bệnh

3.1 Dấu hiệu ung thư ở cổ tử cung dễ nhận dạng

Bệnh ung thư này có thể gây ra nhiều biến chứng như: xâm lấn các cơ quan lân cận gây thiếu máu, phù nề, di căn đến phổi, xương, gan… khiến bệnh nguy hiểm nhiều hơn.

Tuy nhiên căn bệnh này có thể diễn biến âm thầm trong 10-15 năm, trường hợp phát hiện muộn thường buộc phải bỏ tử cung, buồng trứng khiến phụ nữ mất đi khả năng làm mẹ.

Do đó, để ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng, người bệnh nên chú ý các dấu hiệu ban đầu như sau:

– Chảy máu trong âm đạo:

Đây là dấu hiệu ung thư điển hình ở giai đoạn đầu, gây ra do biến đổi trong niêm mạc cổ tử cung, khối u phát triển khiến chèn ép các mô lân cận dẫn tới vỡ mạch.

Tình trạng này xảy ra bất thường có thể màu đỏ tươi hoặc sẫm nhạt, ít hoặc nhiều nhưng sẽ tăng về tần suất sau khi:

+ Mãn kinh

+ Quan hệ tình dục

+ Đi vệ sinh

+ Khám phụ khoa.

+ Tiết lượng dịch âm đạo bất thường:

Dịch âm đạo đổi màu, lẫn máu, có mùi hôi… có thể là dấu hiệu của ung thư ở cổ tử cung. Tuy nhiên cần đi khám để xác định chính xác bởi đây cũng có thể là bệnh viêm nhiễm, nấm, bệnh phụ khoa khác…

– Cảm giác đau rát trong và sau quan hệ tình dục:

Khi đường sinh dục bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng đau khi giao hợp, người bệnh cũng sẽ không có được khoái cảm. Do đó, để nắm bắt được tình trạng cơ thể, người bệnh nên đi thăm khám sớm để tìm hiểu nguyên nhân.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Phụ nữ bị rong kinh có thai được không?

Những thông tin cần biết về bệnh ung thư cổ tử cung

Khi đường sinh dục bị tổn thương do ung thư, người bệnh có thể cảm giác đau đớn khi quan hệ tình dục

3.2 Những dấu hiệu của ung thư ở cổ tử cung ít gặp, nguy hiểm

– Đau ở vùng chậu hoặc vùng lưng dưới:

Đau ở thắt lưng, vùng chậu hoặc xương chậu là dấu hiệu của việc cổ tử cung đang có vấn đề.

Khối u có thể cản trở cơ thể cung cấp oxy cho tế bào dẫn tới đau âm ỉ hoặc đau buốt vùng xương hông lan đến phía thắt lưng.

– Kinh nguyệt bị tắc, kinh không đều, kinh nguyệt thất thường

Bệnh ung thư này có thể khiến mất cân bằng lượng hormone trong cơ thể dẫn tới khó phát triển và rụng trứng. Kinh nguyệt của người bệnh có thể nhiều, kéo dài, rong kinh lâu, đổi màu…

– Đi tiểu khó, đi tiểu không kiểm soát được:

Người bệnh có thể bị buốt, bị châm chích khi đi tiểu. Đặc biệt là người bệnh ung thư ở cổ tử cung thường đi tiểu nhiều hơn, đi tiểu mất kiểm soát với mùi và màu bất thường.

Điều này xảy ra khi khối u chèn ép lên các cơ quan đường ruột và đường tiểu dẫn tới khó lưu thông. Đôi khi người bệnh cũng sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy, táo bón.

– Chân bị sưng đau:

Khối u từ cổ tử cung có thể phát triển về kích thước và chèn ép các dây thần kinh khiến mạch máu tắc nghẽn không di chuyển được đến các chi dẫn tới sưng đau.

– Cân nặng sụt giảm thất thường, cơ thể mệt mỏi:

Khi ung thư làm ảnh hưởng đến các cơ quan, đặc biệt là các cơ quan tiêu hóa, người bệnh sẽ cảm giác chán ăn, cơ thể khó hấp thụ dưỡng chất dẫn đến cơ thể mất cân bằng.

Đồng thời, ung thư ở cổ tử cung cũng có thể làm giảm tế bào hồng cầu khỏe mạnh thay bằng các tế bào máu trắng để chống lại bệnh dẫn tới người bệnh thiếu máu, suy giảm hệ miễn dịch…

Người bệnh cần điều chỉnh lại lối sống để điều trị bệnh hiệu quả.

3. Những phương pháp điều trị bệnh phổ biến hàng đầu

Những thông tin cần biết về bệnh ung thư cổ tử cung

>>>>>Xem thêm: Ung thư thực quản có triệu chứng gì? các điểm cần chú ý

Người bệnh nên thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa để điều trị với phác đồ phù hợp

– Phẫu thuật:

Khi ung thư mới chỉ hình thành ở bề mặt cổ tử cung, bác sĩ sẽ tiêu diệt chúng bằng LEEP hoặc cấy dao lạnh.

Tế bào ung thư nếu đã đi qua lớp màng đáy thì cần phẫu thuật.

Nếu ung thư đã xâm lấn đến các lớp sâu hơn nhưng vẫn chưa đến các cơ quan khác vẫn có thể phẫu thuật để loại bỏ chung.

Trường hợp ung thư lan ở tủ cung người bệnh cần cắt bỏ tử cung.

Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến như: phẫu thuật bằng laser, phẫu thuật lạnh, khoét chóp cổ tử cung, cắt tử cung…

– Xạ trị:

Phương pháp này dùng tia X năng lượng cao để loại bỏ tế bào ung thư. Có 2 loại chính là xạ trị ngoài và xạ trị trong.

– Hóa trị:

Người bệnh được sử dụng thuốc theo đợt, kéo dài trong nhiều tháng và thường được truyền tĩnh mạch.

– Liệu pháp nhắm trúng đích:

Sử dụng các loại thuốc chỉ tiêu diệt tế bào ung thư, không ảnh hưởng các tế bào khỏe mạnh.

– Liệu pháp miễn dịch:

Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể để chúng chống lại tế bào ung thư.

Tùy vào giai đoạn và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *