Những thông tin hữu ích về khám sức khỏe xin visa

Khám sức khoẻ xin visa là điều bắt buộc để cho phép một công dân xuất cảnh sang nước ngoài. Ngày nay, số lượng công dân Việt Nam sang nước ngoài sinh sống và làm việc tăng đáng kể so với những năm về trước bởi nước ngoài có các cơ chế đãi ngộ tốt và nhiều cơ hội phát triển bản thân.

Bạn đang đọc: Những thông tin hữu ích về khám sức khỏe xin visa

1. Lý do khám sức khỏe xin visa

Khám sức khỏe xin visa là thủ tục hành chính không thể thiếu nếu bạn muốn sang nước ngoài du học, làm việc hoặc định cư. Điều này nhằm đảm bảo bạn có một thể trạng sức khỏe tốt để học tập, công tác trong môi trường mới, không mắc các bệnh lây nhiễm hoặc nguy hiểm đối với cộng đồng.

Những thông tin hữu ích về khám sức khỏe xin visa

Khám sức khoẻ xin visa là thủ tục cần thiết khi xuất cảnh

Bên cạnh đó, khám sức khỏe còn là hình thức kiểm tra, sàng lọc toàn diện cơ thể, giúp phát hiện sớm các triệu chứng bệnh lý, dấu hiệu ung thư ở giai đoạn đầu phát triển và điều trị kịp thời, nâng cao hiệu quả chữa khỏi bệnh. Dựa vào kết quả thăm khám và kết luận tổng quan của bác sĩ, bạn sẽ được nhận tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể chất phù hợp để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ.

Đối tượng khám sức khỏe xin visa thường là công dân Việt Nam có ý định sang nước ngoài du học, định cư hoặc xuất khẩu lao động, thường ở độ tuổi từ 18 trở lên. Theo thống kê, hiện nay số lượng học sinh, sinh viên nước ta có nhu cầu sang nước ngoài học tập và sinh sống tăng đáng kể do điều kiện mưu cầu về một môi trường văn hóa phát triển và tương lai rộng mở.

2. Khám sức khỏe để xin visa bao gồm những gì?

2.1. Thủ tục khám sức khỏe xin visa

Nhằm đảm bảo quá trình khám sức khỏe tổng quát để xin visa được diễn ra thuận lợi, bạn nên nắm rõ các thủ tục, các bước cần làm. Thông thường các danh mục khám bao gồm: khám lâm sàng, xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh. Những mục này giúp các bác sĩ có thể sàng lọc bao quát toàn bộ cơ thể để phát hiện bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên, tư vấn về cách thức bảo vệ sức khỏe khi bạn đến sinh sống và làm việc ở một môi trường mới.

Những thông tin hữu ích về khám sức khỏe xin visa

Khách hàng đang lấy máu xét nghiệm

Dưới đây là các bước cơ bản của khám sức khỏe xin visa

Bước 1: Xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước) tại quầy lễ tân

Bước 2: Nộp chi phí thăm khám bệnh và lấy hóa đơn

Bước 3: Khách hàng được hướng dẫn các danh mục khám bắt buộc, bao gồm:

  • Khám lâm sàng:
  • Đo thể lực: chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI
  • Khám tai – mũi – họng: chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tai, mũi, họng
  • Khám răng – hàm – mặt: chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến răng – hàm – mặt
  • Khám nam khoa/ phụ khoa
  • Lấy mẫu xét nghiệm: công thức máu và phân tích nước tiểu
  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, siêu âm, điện giải tim

Bước 4: Khách hàng đợi lấy kết quả khám sức khỏe, nhận giấy khám sức khỏe.

2.2. Sự khác nhau khám sức khỏe xin visa ở các nước

Mỗi một đất nước bạn muốn đặt chân đến đều có những quy định riêng biệt trong danh mục khám. Dưới đây là một số điểm khác nhau phổ biến khi làm thủ tục khám sức khỏe xin visa:

 

Mỹ Úc Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc
Chuẩn bị hồ sơ
  • Giấy tờ tùy thân
  • Thư mời phỏng vấn
  • Trang xác nhận DS-260
  • Hộ chiếu bản chính
  • Giấy yêu cầu khám sức khỏe có ghi mã số HAP ID
  • Hộ chiếu bản chính
  • Hộ chiếu gốc
  • Giấy tờ tùy thân
  • Thư mời từ phía Trung Quốc
  • Hộ chiếu gốc
  • Văn bản thông báo chấp thuận của Cục Quản lý xuất nhập cảnh
  • Tờ khai đề nghị cấp thị thực
  • Hộ chiếu gốc
  • Giấy tờ tùy thân
Danh mục khám
  • Khám sức khỏe: chụp X-quang và xét nghiệm máu
  • Chích ngừa: phiếu chích ngừa
Khám sức khỏe: chụp X-quang, xét nghiệm máu Khám sức khỏe: chụp X-quang, xét nghiệm máu, điện tim Khám sức khỏe: chụp X-quang, xét nghiệm máu, điện tim Khám sức khỏe: chụp X-quang, xét nghiệm máu
Lưu ý
  • Các bệnh không được nhập cảnh: lao, HIV, phong, giang mai
  • Thực hiện phỏng vấn để xin visa
Một số bệnh không được nhập cảnh: lao, HIV, sởi, sốt vàng, Ebola.

Tìm hiểu thêm: Giải đáp câu hỏi: Có nên khám sức khỏe trước kết hôn

Những thông tin hữu ích về khám sức khỏe xin visa

Khách hàng đang tiến hành siêu âm ngực

3. Một số lưu ý chung khám sức khỏe để xin visa

Sau đây là một số lưu ý mà bạn cần chú trọng khi đi khám sức khỏe xin visa:

  • Nên mặc quần áo lịch sự khi đến bệnh viện nhưng vẫn đảm bảo thoải mái để quá trình thăm khám được diễn ra suôn sẻ.
  • Nên có mặt tại cơ sở y tế thăm khám trước 15-20 phút để nghỉ ngơi và rà soát lại giấy tờ, hồ sơ đã chuẩn bị
  • Nên chuẩn bị hồ sơ sẵn để tránh bị rơi rớt hoặc thiếu giấy tờ, dễ làm tốn thời gian; mang sẵn các giấy tờ bản gốc để nhân viên y tế dễ dàng đối chiếu
  • Nếu có tiền sử bệnh án thì nên khai báo với bác sĩ, nộp kèm sổ khám và các phim chụp, lịch sử dị ứng…để bác sĩ nắm được khả quan tình trạng sức khỏe
  • Uống nhiều nước trước khi tiến hành siêu âm
  • Nhịn ăn trong vòng 8-12 tiếng trước khi thực hiện lấy máu xét nghiệm
  • Tránh quan hệ tình dục trước ngày khám (đối với nữ)
  • Tùy từng yêu cầu xin visa ở mỗi nước mà danh mục khám có thể thay đổi, bạn nên kiểm tra kỹ và trao đổi với bác sĩ và chuẩn bị các chi phí phát sinh

4. Mách nhỏ mẹo xin visa

Visa hay còn gọi là thị thực, là con dấu đỏ trong hộ chiếu, cho phép một cá nhân được phép nhập cảnh vào một quốc gia ngoài lãnh thổ. Có những quốc gia không cần xin visa bạn vẫn có thể nhập cảnh được, tùy thuộc vào ký kết thỏa thuận của nước ta với quốc gia đó.

Những thông tin hữu ích về khám sức khỏe xin visa

>>>>>Xem thêm: Danh mục thường có trong các gói khám sức khỏe định kỳ

Hộ chiếu để sang nước ngoài

Bước khám sức khỏe tổng quát chỉ là một trong những thủ tục thiết yếu trong hồ sơ xin visa. Bạn nên tìm hiểu kỹ về thời gian, địa điểm nhận hồ sơ bằng cách truy cập vào website của Đại sứ quán đất nước mà bạn muốn xin visa. Mỗi một Đại sứ quán sẽ có lịch trình cụ thể riêng về hạn nộp và trả hồ sơ nên bạn cần tham khảo kỹ càng.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý vị thông tin đầy đủ về thủ tục khám sức khỏe xin visa. Thông qua đây bạn sẽ không còn bỡ ngỡ khi phải làm các giấy tờ hành chính nếu muốn xuất cảnh sang nước ngoài sinh sống và làm việc.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *