Những thông tin về tình trạng đột quỵ tuyến yên

Đột quỵ tuyến yên là một bệnh hiếm gặp, triệu chứng chủ yếu của bệnh là đau đầu. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng bệnh, phương pháp chẩn đoán, và điều trị trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Những thông tin về tình trạng đột quỵ tuyến yên

1. Tuyến yên và đột quỵ tuyến yên xảy ra như thế nào?

Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở nền sọ, trong hố yên của xương bướm. Tuyến yên có đường kính khoảng 1cm bao gồm 2 thùy là thùy trước hay thùy tuyến và thùy sau hay còn gọi là thùy thần kinh. Tuyến yên có mối quan hệ mật thiết với vùng dưới đồi. Hai cấu trúc này có ảnh hưởng qua lại, tạo thành đoạn trung gian giữa hệ thần kinh và hệ nội tiết.

Đột quỵ tuyến yên (PA) là tình trạng chảy máu hoặc nhồi máu/ thiếu máu đưa đến bên trong tuyến yên, bệnh thường xảy ra ở các trường hợp có u tuyến yên. Tuy nhiên có đến 80% các trường hợp này không phát hiện có khối u tuyến yên trước đó.

Những thông tin về tình trạng đột quỵ tuyến yên

Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở nền sọ, trong hố yên của xương bướm. Đột quỵ tuyến yên (PA) là tình trạng chảy máu hoặc nhồi máu/ thiếu máu đưa đến bên trong tuyến yên.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của đột quỵ tuyến yên

2.1 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dễ bị đột quỵ tuyến yên

Như đã đề cập ở phần trước, PA xảy ra do chủ yếu do có khối u tuyến yên dẫn đến tuyến yên bị thiếu máu nuôi hoặc một vùng tuyến yên gặp tình trạng xuất huyết.

Có một số yếu tố khiến dễ bị đột quỵ tuyến yên hơn đó là có tình trạng: Cao huyết áp, từng phẫu thuật tim, dùng các loại thuốc như thuốc chống đông máu, tiền sử xạ trị tuyến yên, có chấn thương đầu, mang thai…

Tìm hiểu thêm: Những triệu chứng của bệnh hẹp van 2 lá có thể bạn chưa biết

Những thông tin về tình trạng đột quỵ tuyến yên

Khám tầm soát nguy cơ đột quỵ là cách giúp phát hiện sớm những nguy cơ, nguyên nhân thúc đẩy đột quỵ xảy ra, từ đó có biện pháp phòng tránh đẩy lùi bệnh sớm.

2.2 Triệu chứng xảy ra ở đột quỵ tuyến yên

Các triệu chứng ban đầu của đột quỵ tuyến yên thường liên quan đến việc tăng áp lực ở trong và xung quanh tuyến yên. Có đến khoảng 95% các ca bệnh khởi phát bằng cơn đau đầu đột ngột ở phía sau mắt và xung quanh thái dương. Đi kèm với triệu chứng đau đầu đột ngột thì có đến khoảng 69% bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nôn mửa, có thể là do kích thích màng não hoặc tăng áp lực nội sọ.

Do khối u phát triển tăng kích thước gây chèn ép dây thần kinh thị giác, từ đó gây khiếm khuyết thị giác và mất thị trường thị giác. Ngoài ra còn gây viêm thần kinh thị giác với biểu hiện đau khi cử động mắt, mất thị lực một mắt.

Một cấu trúc khác chịu ảnh hưởng chèn ép khi xảy ra PA là xoang hang. Khi PA xảy ra sẽ làm tuyến yên tăng kích thước, qua đó gây chèn ép vào các thành phần trong xoang hang gây liệt các dây thần kinh sọ não và đột quỵ nhồi máu não. Có đến 70% bệnh nhân có hiện tượng nhìn đôi

Ở một vài trường hợp người bệnh xuất huyết dưới nhện dẫn đến cứng cổ, sợ ánh sáng và giảm ý thức. Các triệu chứng này chiếm khoảng 24% ca bệnh.

Bệnh nhân có tình trạng PA có thể thay đổi tình trạng tâm thần, từ lờ đờ nhẹ đến choáng váng, hôn mê. Đây là các dấu hiệu đáng lo ngại và có thể báo hiệu tình trạng bệnh đang trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Chẩn đoán PA bằng cách nào?

Một số phương pháp được sử dụng để chẩn đoán đột quỵ tuyến như gồm có chụp MRI, chụp cắt lớp vi tính CT. Chụp MRI cung cấp kết quả ở khoảng hơn 90% người bệnh. Chụp CT chỉ được dùng nếu chụp MRI không cho kết quả rõ ràng hoặc không thể thực hiện được. Chụp CT chỉ đưa ra kết quả chẩn đoán ở khoảng 21-28% người bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể cần thực hiện các xét nghiệm máu cần thiết để đánh giá hormon tuyến yên.

Những thông tin về tình trạng đột quỵ tuyến yên

>>>>>Xem thêm: Điều trị thấp tim và cách phòng ngừa tái phát cần biết

Thông qua các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ phát hiện chính xác tình trạng PA. Chụp MRI là một phương pháp hàng đầu, hữu ích trong chẩn đoán căn bệnh này.

4. Điều trị đột quỵ tuyến yên PA như thế nào?

Đột quỵ tuyến yên là tình trạng cấp cứu cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Trước tiên, bệnh nhân cần ổn định các triệu chứng, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng các chất điện giải, hormon tuyến yên, glucose.

4.1 Điều trị nội khoa cho bệnh nhân gặp PA

Có đến khoảng 70% bệnh nhân PA bị suy tuyến thượng thận cấp, nguy cơ tử vong cao. Do đó cần chẩn đoán và theo dõi những trường hợp này bằng cách đo lượng cortisol trong máu. Bệnh nhân bị PA thường có triệu chứng buồn nôn và nôn, đặc biệt ở giai đoạn cấp, do đó không nên sử dụng thuốc đường uống.

Ngoài ra tùy theo kết quả xét nghiệm hormon, đánh giá tình trạng giảm tiết hormon tuyến yên mà có phương pháp trị liệu hormon thay thế phù hợp.

4.2 Thực hiện phẫu thuật điều trị PA

Cấp cứu điều trị nội khoa vẫn được ưu tiên đối với bệnh nhân PA giai đoạn cấp. Việc cân nhắc phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào đánh giá, xem xét kỹ lưỡng của bác sĩ các chuyên khoa. Phẫu thuật có thể được triển khai nếu mức độ chèn ép hố yên và xoang cảnh nặng nề hoặc có xu hướng chèn ép gia tăng nhanh chóng.

Có hai phương pháp phẫu thuật u tuyến yên cơ bản là phẫu thuật qua nội soi qua đường xoang bướm hoặc phẫu thuật qua mở xương sọ.

Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi, giám sát, đánh giá chức năng thận, áp lực thẩm thấu nước tiểu, đánh giá chức năng nội tiết, kiểm tra thị lực mắt…

4.3 Xạ trị u tuyến yên ở người bệnh PA

Bệnh nhân điều trị nội khoa không cho hiệu quả hoặc phẫu thuật u tuyến yên không thành công, hoặc kích thước khối u dưới 5cm thì có thể thực hiện xạ trị. Xạ trị trong điều trị u tuyến yên gây đột quỵ đó là sử dụng kỹ thuật dao gamma quay.

Trên đây là các thông tin về bệnh đột quỵ tuyến yên, hy vọng các thông tin này sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về căn bệnh này để từ đó phát hiện và điều trị kịp thời. Thu Cúc TCI là cơ sở y tế cung cấp gói khám tầm soát nguy cơ đột quỵ được xây dựng bởi các bác sĩ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm. Các gói khám với đầy đủ danh mục, được thiết kế phù hợp với nhu cầu và mục đích của nhiều nhóm đối tượng. Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn, hãy liên hệ qua Hotline của TCI để được hỗ trợ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *