Chế độ ăn gây ảnh hưởng không nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bài viết này sẽ cung cấp cho quý độc giả thông tin về những thực phẩm ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả.
Bạn đang đọc: Những thực phẩm ngăn ngừa bệnh trĩ hiệu quả
1. Dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh trĩ
1.1. Sơ lược về bệnh trĩ
Bệnh trĩ hình thành do tình trạng giãn ra của các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng. Nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng này, cho đến nay vẫn chưa được khẳng định. Tuy nhiên có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh như táo bón lâu ngày và chế độ ăn uống, thói quen vận động, tính chất công việc,…
Bệnh trĩ chia thành hai loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Sự khác biệt này đến từ vị trí của búi trĩ, với ranh giới là hậu môn. Ngoài ra, bệnh trĩ hỗn hợp là sự kết hợp các đặc điểm tính chất của hai loại bệnh trĩ nội và ngoại.
Ngoài ra, bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ. Trong đó, độ 1 và 2 có thể điều trị bằng thuốc. Đối với trĩ độ 3,4 búi trĩ sưng to và quá nhiều phiền toái xảy ra, người bệnh sẽ cần các can thiệp ngoại khoa
1.2. Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bệnh trĩ
Những biểu hiện sau có thể báo hiệu rằng bạn đang đối mặt với nguy cơ bị bệnh trĩ:
– Ngứa ngáy, thấy vướng víu ở hậu môn.
– Phân có lẫn máu khi đi đại tiện, nhưng không đi kèm biểu hiện đau bụng như các bệnh tiêu hóa khác. Lượng máu sẽ tăng dần lên khi mức độ bệnh tăng.
– Những cơn đau rát hậu môn dữ dội, đặc biệt là khi táo bón kéo dài bắt buộc bệnh nhân phải rặn mạnh mới có thể đẩy chất thải ra ngoài
– Búi trĩ sưng to lên, lòi ra bên ngoài. Người bệnh thậm chí cảm thấy được búi trĩ cọ vào trang phục, bàn ghế, ..
– Sưng ống hậu môn, khó đại tiện.
– Khó chịu khi ngồi hoặc nằm ngửa
1.3. Điều trị bệnh trĩ ra sao
Bệnh trĩ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các chức năng sống của người bệnh, tạo tâm lý tự ti mặc cảm. Bệnh chỉ có thể chữa khỏi nếu được can thiệp y tế đúng cách. Có hai phương pháp chính là điều trị trĩ bằng dùng thuốc chuyên dụng (điều trị nội khoa) và can thiệp ngoại khoa như dùng thủ thuật, phẫu thuật. Ngoài ra, cần kết hợp với chế độ ăn uống tập luyện lành mạnh để ngăn ngừa bệnh trĩ.
Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp cắt trĩ Longo
2. Những thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả
Hầu hết các loại bệnh đều có đặc điểm chung là: phòng bệnh dễ hơn chữa bệnh. Bạn hoàn toàn có thể ngừa bệnh trĩ bằng việc điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh hơn. Hãy lưu ý một số điều như sau:
2.1. Ngăn ngừa bệnh trĩ bằng thực phẩm chứa nhiều chất xơ hoặc giúp nhuận tràng
Chất xơ là loại chất không thể thiếu khi vận hành bộ máy tiêu hóa. Việc bổ sung chất xơ giúp hạn chế tối đa táo bón. Việc đi vệ sinh dễ dàng và thuận lợi sẽ hạn chế khả năng bị bệnh trĩ. Ngoài ra, ở một số thực phẩm đặc biệt vừa chứa chất xơ vừa có khả năng giúp nhuận tràng, giúp bạn không còn nỗi lo táo bón.
Những loại thực phẩm sau đây chứa rất nhiều chất xơ và giúp nhuận tràng mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày:
– Rau củ, đặc biệt là các loại rau như rau mồng tơi, rau đay, rau lang, đậu bắp,.. vì không chỉ nhiều chất xơ mà còn giúp nhuận tràng. Ngoài ra, tất cả các loại rau như rau muống, rau dền, rau diếp cá, súp lơ,… đều có chứa nhiều chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.
– Các loại quả như chuối, dâu tây, dưa hấu, bơ, thanh long, mơ, táo, kiwi,… Đặc biệt, chuối và thanh long được coi là những thực phẩm vàng hỗ trợ phòng ngừa bệnh trĩ.
Tìm hiểu thêm: Kiểm chứng: Lá cúc tần chữa bệnh trĩ được không?
Bổ sung chất xơ sẽ giúp hạn chế nguy cơ bệnh trĩ
– Một loại hạt có thể giúp nhuận tràng là hạt óc chó. loại hạt này hạn chế nguy cơ đi cầu ra máu và giảm tình trạng sa búi trĩ đối với những người đã mắc bệnh.
– Bạn có thể sử dụng thảo dược có tính nhuận tràng như đương quy. Loại thảo dược này hỗ trợ phòng ngừa táo bón, giảm nguy cơ bệnh trĩ.
– Một điều bất ngờ là nhiều loại gia vị có khả năng ngừa bệnh trĩ. Tỏi, hành, gừng cũng có thể giúp nhuận tràng. Ngoài ra, chúng chứa hoạt chất có khả năng phân hủy Fibrin. Nếu được sử dụng với lượng vừa đủ, chúng có thể giảm tổn thương ở mô, nội tạng, động mạch,.. Đồng thời hạn chế nguy cơ tổn thương các tĩnh mạch hậu môn.
2.2. Nước giúp ngăn ngừa bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả
Uống đủ nước chính là cách để bạn ngăn ngừa bệnh trĩ. Nước có khả năng làm mềm phân, giúp đi đại tiện dễ dàng hơn. Lượng nước cần thiết trong một ngày là khoảng 1,5 – 2 lít.
Ngoài nước lọc, bạn có thể sử dụng nước hoa quả, sinh tố,…Những loại nước ép từ hoa quả không chỉ cung cấp đủ lượng nước mà còn thơm ngon, chứa nhiều vitamin tốt cho cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ nội và cách điều trị: Những điều cần biết
Uống đủ nước giúp phòng tránh bệnh trĩ
Bạn cũng cần tập thói quen uống nước vào buổi sớm khi thức dậy. Điều này sẽ kích thích đi cầu, đồng thời giúp bạn tạo lập đi giờ giấc đại tiện ổn định
2.3. Thực phẩm chứa nhiều magie
Các thực phẩm chứa nhiều Magie như quả bơ, bơ lạc, rau chân vịt, đậu tương, hạt điều rang khô, cá bơn, bột yến mạch… Magie cũng là một trong những khoáng chất hạn chế táo bón. Ngoài ra, chúng cũng giúp nhuận tràng tốt, hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ.
3. Phòng ngừa bệnh trĩ bằng các phương pháp khác
Ngoài điều chỉnh chế độ ăn uống, cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây:
– Hạn chế bê vác đồ nặng: Bệnh trĩ có thể hình thành khi áp lực ổ bụng tăng lên. Điều này xảy ra khi bạn cố gắng bê vác vật nặng, đặc biệt là trong thời gian dài. Vì thế, tránh mang vác quá nặng có thể giảm nguy cơ bệnh trĩ.
– Hạn chế ngồi quá lâu một tư thế, một vị trí: Ngồi quá lâu mà không vận động sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Đây cũng là nguyên nhân khiến đối tượng làm công việc văn phòng cực kỳ dễ bị bệnh trĩ. Do tính chất công việc, không dễ để bạn cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, thay vì ngồi cả 8 tiếng liền, hãy đứng dậy và vận động nhẹ nhàng, thay đổi tư thế sau một hai tiếng làm việc. Điều này có thể ngăn bệnh trĩ rất hiệu quả.
– Ngoài ra, cần đặc biệt lưu ý: Ngoài bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, cần hạn những loại thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ chiên rán.
– Không lạm dụng rượu bia và chất kích thích cũng là cách để bảo vệ hệ tiêu hóa nói chung và ngừa bệnh trĩ nói riêng.
Sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn chủ động ngăn ngừa bệnh trĩ từ sớm. Ngoài ra, khi bị bệnh, bạn càng nên duy trì chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.