Đột quỵ nhẹ chưa gây nguy hiểm lập tức đến sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể tiến triển thành cơn đột quỵ thực sự sau vài ngày hoặc vài tuần. Vì vậy, việc nhận biết những triệu chứng đột quỵ sớm là vô cùng cần thiết.
Bạn đang đọc: Những triệu chứng đột quỵ nhẹ cần đặc biệt cảnh giác
1. Hiểu đúng về đột quỵ nhẹ
Đột quỵ nhẹ hay còn gọi là thiếu máu não thoáng qua (TIA), chỉ tình trạng máu tạm ngưng chảy về não bộ trong thời gian rất ngắn. Khác với cơn đột quỵ thực sụy, đột quỵ nhẹ không làm chết các tế bào não. Các triệu chứng của đột quỵ nhẹ cơ bản cũng giống như đột quỵ. Một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 90% trường hợp cơn thiếu máu thoáng qua mất đi trong vòng 4 giờ mà không gây bất kỳ tổn thương nào tới não.
Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta chủ quan trước cơn đột quỵ nhẹ. Nếu không được dự phòng phù hợp, nguy cơ đối mặt với cơn đột quỵ thực sự rất cao. Lúc đó, bệnh đã thực sự nghiêm trọng và có thể đe dọa tới tính mạng.
2. Triệu chứng đột quỵ nhẹ không thể chủ quan
Những triệu chứng đột quỵ nhẹ khá tương đồng với đột quỵ thực sự. Biểu hiện ở mỗi người bệnh khác nhau, cụ thể là:
2.1. Mặt buồn, méo một bên
Khi bị đột quỵ, khuôn mặt người bệnh trở nên buồn rầu, một phần hoặc nửa khuôn mặt tê liệt, cử động trên mặt khó khăn, nụ cười bị lõm. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do lượng oxy trong máu cung cấp đến não bị giảm, tác động đến dây thần kinh điều khiển cơ mặt.
Méo một bên mặt là triệu chứng đột quỵ não dễ nhận thấy, người bệnh và người thân nên chú ý quan sát
2.2. Suy giảm khả năng vận động
Biểu hiện này thường xảy ra ở cánh tay, cụ thể là cử động khó, tê cứng thậm chí không cử động được. Dấu hiệu này thể hiện rõ khi người bệnh dơ tay lên cao. Một số trường hợp lại bị tê liệt một phần cơ thể, một số bộ phận khó cử động dù đã gắng sức.
Cũng cần lưu ý nếu đột ngột di chuyển khó khăn dù trước đó đi lại bình thường. Dấu hiệu này cảnh báo máu lên não đang giảm nhanh chóng.
2.3. Giảm thị lực: Triệu chứng đột quỵ nhẹ phổ biến
Trong cơn đột quỵ nhẹ, người bệnh có thể nhìn mờ, mọi thứ nhòe dần. Nguyên nhân là do thùy não chịu trách nhiệm trong việc nhìn nhận không được cung cấp đủ oxy khiến hoạt động của nó bị ảnh hưởng.
2.4. Nói lắp, khó nói chuyện
Nói lắp, nói không trọn câu dài, nói ngắc ngứ, không rõ lời, … cũng là dấu hiệu cảnh báo đột quỵ.
2.5. Chóng mặt, đau đầu
Đây là dấu hiệu đột quỵ phổ biến, xảy ra ở hầu hết các trường hợp và là biểu hiện của tình trạng thiếu máu não.
Ngoài ra, thiếu oxy lên não khiến bệnh nhân cảm thấy đau đầu dữ dội. Đặc biệt, đau đầu do đột quỵ thường đau đến mức không chịu được, kèm cảm giác buồn nôn.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu các cách chữa trị đột quỵ
Đừng chủ quan khi bị đau đầu dữ dội, nghỉ ngơi không có dấu hiệu thuyên giảm
2.6. Nấc cục cũng là triệu chứng đột quỵ nhẹ
Thường xảy ra ở phụ nữ bị đột quỵ nhẹ nhưng dấu hiệu này thường bị bỏ qua.
2.7 Khó thở
Các bệnh nhân đột quỵ nhẹ cũng xuất hiện triệu chứng khó thở, thở gấp, tim đập nhanh do thiếu máu hoặc ứ dịch tại phổi.
Phụ thuộc vào vùng não bị thiếu oxy, các triệu chứng trên biểu hiện khác nhau ở mỗi người bệnh. Lưu ý rằng những dấu hiệu này đều diễn ra nhanh, biến mất hoàn toàn sau đó. Điều này khiến nhiều người lầm tưởng không sao và lơ là việc thăm khám, điều trị dự phòng.
3. Lưu ý các biến chứng nguy hiểm của đột quỵ nhẹ
Ở những người bị đột quỵ nhẹ, triệu chứng sẽ biến mất ngay sau đó nhưng vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:
– Chảy máu não
Đa phần đột quỵ nhẹ chưa gây tổn thương đến não. Tuy nhiên một số trường hợp đột quỵ nhẹ vẫn bị chảy máu trong các mô não, tác động đến não, thường phổ biến ở người bệnh lớn tuổi. Chảy máu não làm trì hoãn mọi hoạt động của não, mức độ ảnh hưởng vào vị trí và đặc điểm mô lân cận.
– Thiếu oxy cung cấp cho não
Đột quỵ nhẹ xảy ra trong thời gian ngắn nhưng có thể gây rối loạn chức năng lưu thông máu bình thường đến não. Đây là tiền đề cho những cơn đột quỵ thực sự xảy ra do não thiếu oxy.
– Phù não
Chảy máu não hoặc thiếu máu não đều là nguyên nhân khiến tế bào não bị chèn ép và làm cho não phù nề.
– Hình thành huyết khối
Máu không lưu thông được có thể tập hợp lại thành cục máu đông tích tụ trong não, làm tăng nguy cơ đột quỵ não.
4. Đột quỵ nhẹ có thể phòng ngừa bằng cách nào?
Đột quỵ nhẹ chính là tín hiệu cảnh báo những cơn đột quỵ não thực sự sắp xảy ra. Vì thế, ngay khi có những triệu chứng nêu trên, nhất là với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, cần thực hiện các biện pháp sau đây:
4.1. Cân bằng dinh dưỡng, tăng cường bổ sung nhóm chất tốt cho não
– Nên tăng cường bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất từ rau xanh, hoa quả, các loại hạt.
– Đa dạng hóa thực phẩm bổ sung hàng ngày để cơ thể được bổ sung đủ dinh dưỡng.
– Nên chế biến theo dạng hấp, luộc, không nên chế biến nhiều dầu mỡ và ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.
– Tránh ăn quá mặn, quá ngọt, nên định mức lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày.
– Nên bổ sung chất béo tốt từ bơ, socola đen, hạt chia, cá béo; dùng dầu thực vật để nấu nướng.
>>>>>Xem thêm: Thiếu máu tim cục bộ và hiểm họa tiềm ẩn
Nên bổ sung các thực phẩm chứa chất béo tốt vào bữa ăn hàng ngày
4.2. Xây dựng, duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, phù hợp với thể chất
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, thói quen và sinh hoạt khoa học cũng giúp giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả.
– Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh để áp lực kéo dài.
– Phân chia thời gian làm việc phù hợp để ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đầy đủ. Hạn chế thức khuya, làm việc quá sức.
– Loại bỏ rượu bia, chất kích thích, thuốc lá và thuốc lá điện tử.
– Duy trì tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, tần suất 3-4 buổi/tuần. Đồng thời nên duy trì cân nặng ở mức phù hợp, tránh thừa cân.
– Kiểm soát chỉ số mỡ máu, lượng đường huyết và huyết áp ở mức an toàn và ổn định.
4.3. Thăm khám sức khỏe định kỳ và khi cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường
Đột quỵ nhẹ nếu không được điều trị phù hợp có thể gây ra đột quỵ thực sự, để lại nhiều di chứng nặng nề và nguy hiểm nhất có thể tử vong. Do đó, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng khác thường cần đến cơ sở y tế uy tín để có phác đồ điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.