Rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh thường gặp nhất ở hệ tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa có nhiều biểu hiện khác nhau.Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, để từ đó bạn đọc có phương pháp xử lý kịp thời.
Bạn đang đọc: Những triệu chứng rối loạn tiêu hoá điển hình
1. Nguyên nhân của bệnh rối loạn tiêu hóa là gì?
Tiêu hóa là quá trình biến thức ăn nạp vào cơ thể thành chất có thể hấp thu vào máu. Quá trình này bắt đầu từ miệng đến ruột già. Khi có yếu tố tác động khiến quá trình này thay đổi có thể dẫn tới đảo lộn việc tiêu hóa thức ăn có thể gọi là rối loạn tiêu hóa.
Tình trạng này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân nhất định và nếu để kéo dài mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều chứng bệnh nguy hiểm về tiêu hóa trong đó có bệnh ung thư.
Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này bao gồm:
1.1 Viêm đại tràng cấp và mạn tính
Đây là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng rối loạn tiêu hóa. Căn bệnh này có thể do lỵ, shigella, amip… dẫn tới hội chứng ruột kích thích.
1.2 Các bệnh lý về dạ dày
Viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng… dẫn tới việc tiêu hóa và hấp thu chất của người bệnh khó khăn hơn hoặc thừa thãi quá mức dẫn tới rối loạn.
1.3 Hệ vi sinh vật trong đường ruột bị mất cân bằng
Vi khuẩn ở trong đường ruột có thể điều hòa tiêu hóa, giúp lên men đường ruột.
Khi cơ thể có sự mất cân bằng có thể làm rối loạn chuyển hóa thức ăn, từ đó dẫn tới hệ vi sinh vật mất cần bằng.
Tình trạng này thường gặp ở trẻ em do lạm dụng thuốc kháng sinh.
1.4 Sử dụng nhiều đồ uống có cồn
Sử dụng nhiều rượu bia dẫn tới mất cân bằng độ PH trong dạ dày, rửa những men tiêu hóa và ảnh hưởng không nhỏ đến tiêu hóa thức ăn và đây là triệu chứng thường gặp ở người lớn.
2. Những biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp
2.1 Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa dễ nhận biết
Rối loạn đại tiện
Rối loạn đại tiện sẽ tiến triển chậm nhưng nặng dần. Người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy, đi đại tiện không đều đặn như trước. Người bệnh có thể bị táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.
Đau bụng
Có thể đau lâm râm hoặc dữ dội. Đau thường ở hạ sườn bên trái, nhưng cũng có thể ở nhiều chỗ khác nhau. Trong một vài trường hợp, cơn đau có thể lan ra sau lưng.
Táo bón và tiêu chảy
Là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất rõ ràng. Dù táo bón hay tiêu chảy đều mang đến cho khổ chủ một cảm giác khó chịu. Bạn nên uống nhiều nước để nhuận tràng nếu bị táo bón và bù nước nếu bị tiêu chảy.
Chán ăn
Sự ngon miệng hàng ngày thay bằng cảm giác miệng đắng ngắt, không thèm thuồng bất kì một thứ gì.
Chướng bụng và đầy hơi
Là những triệu chứng thường gặp trong rối loạn tiêu hoá. Rối loạn, đầy hơi thường gây khó chịu.
Tìm hiểu thêm: Rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh
2.2 Điều trị những triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa
Để điều chỉnh tình trạng này, người bệnh cần lưu ý về những vấn đề sau:
– Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:
Đồ ăn và đồ uống là những tác nhân phổ biến nhất gây nên rối loạn tiêu hóa. Do đó, người bệnh nên lựa chọn các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa.
Đặc biệt nên ăn chín uống sôi, không sử dụng nhiều đồ chua hoặc cay nóng, không ăn quá nhiều đồ đạm hoặc đồ dầu mỡ…
Ngoài ra, nếu cơ địa tiêu hóa yếu, người bệnh không nên ăn nhiều đồ ăn giàu chất xơ.
Đồng thời nên bổ sung men tiêu hóa và đồ uống tốt cho tiêu hóa như sữa chua, nước ép…
– Sử dụng thuốc:
Bạn có thể sử dụng kháng sinh theo chỉ định để điều trị bệnh tiêu hóa tuy nhiên cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ sau khi thăm khám, đặc biệt khi cơ thể có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa nặng.
– Điều trị ngoại khoa:
Đối với các trường hợp rối loạn tiêu hóa nặng cần được đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Nếu bệnh nhân mất nước khi nôn hay tiêu chảy thì cần truyền dịch.
Nếu bệnh nhân sốt cao, mất máu vì đi ngoài ra máu hoặc tiêu chảy… là những trường hợp nặng cần có phác đồ điều trị cụ thể.
2.3 Phòng những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông qua thói quen sinh hoạt
Để phòng bệnh về rối loạn tiêu hóa, cần chú ý:
– Bổ sung lợi khuẩn có ích, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
– Không lạm dụng quá nhiều rượu bia, nước lạnh.
>>>>>Xem thêm: Mổ thoát vị bẹn cần kiêng những gì?
– Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
– Tạo thói quen đi vệ sinh đều đặn; vận động thường xuyên.
– Một phương pháp điều trị phổ biến cho những người bị rối loạn tiêu hóa do uống bia rượu là bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều rau, uống nhiều nước, nhất là đối với bệnh nhân có dấu hiệu táo bón.