Những vacxin cần tiêm phòng dành cho người bệnh tiểu đường

Các bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm đối với người bệnh tiểu đường. Tiêm phòng vacxin không chỉ giúp ngừa bệnh truyền nhiễm mà còn giảm biến chứng nặng nề ở người bệnh. Vậy đâu là những vacxin mà người bệnh tiểu đường cần tiêm?

Bạn đang đọc: Những vacxin cần tiêm phòng dành cho người bệnh tiểu đường

1. Vai trò của tiêm phòng đối với người bệnh tiểu đường

Theo Bộ Y tế, có khoảng 7 triệu người Việt mắc đái tháo đường, trong đó hơn 55% gặp biến chứng. Bệnh tiểu đường là nhóm bệnh lý nội khoa rất phổ biến, do rối loạn chuyển hóa Insulin trong cơ thể dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Người mắc bệnh tiểu đường có tế bào miễn dịch bị suy giảm hoặc không có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn. Do đó những người này có nguy cơ cao bị lây nhiễm mầm bệnh và biến chứng nghiêm trọng. Khi đó phải nằm viện lâu ngày để điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng

Hơn nữa, nhóm người này một khi bị nhiễm trùng sẽ gia tăng mức độ trở nặng của bệnh nền, tỷ lệ nhập viện và tử vong rất cao.

Có thể thấy, tiêm phòng có ý nghĩa đối với toàn cộng đồng nói chung và đặc biệt ý nghĩa với nhóm người bị bệnh tiểu đường nói riêng. Chủng ngừa đầy đủ theo phác đồ cơ bản sẽ giúp:

– Tạo lá chắn ngăn chặn sự tấn công của mầm bệnh tới cơ thể.

– Giảm tỷ lệ xảy ra các biến chứng nguy hiểm, bảo toàn sự sống.

– Hạn chế nhập viện, chi phí điều trị và thời gian điều trị.

– Ngăn chặn bệnh nền trở nặng.

Những vacxin cần tiêm phòng dành cho người bệnh tiểu đường

Tiêm phòng có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp người bệnh tiểu đường sống khỏe hơn và tránh được các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

2. Người bệnh tiểu đường cần tiêm vacxin nào?

2.1. Vacxin cúm

Cúm là bệnh truyền nhiễm toàn cầu, thường gia tăng thành dịch vào thời điểm giao mùa. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên bệnh cúm xảy ra quanh năm.

Vacxin cúm là một trong những loại vacxin cần được tiêm phòng hàng năm ở người bệnh tiểu đường. Nếu không tiêm vacxin, người bệnh tiểu đường chẳng may nhiễm cúm sẽ đối diện với:

– Biến chứng mạch vành, nguy cơ bệnh tim mạch cao gấp 2 – 4 lần.

– Tỷ lệ nhập viện cao gấp 6 lần.

– Tỷ lệ tử vong từ 5 đến 15%.

Virus cúm có thể khiến cơ thể giải phóng hormone căng thẳng adrenalin hoặc cortisol, làm giảm hiệu quả của insulin khiến mức đường huyết cao trở lại mức bình thường. Đồng thời hạn chế nguy cơ nhập viện và chi phí chăm sóc y tế cho người bệnh tiểu đường.

2.2. Tiêm phòng vacxin phế cầu

Người bệnh tiểu đường cũng dễ nhiễm vi khuẩn phế cầu với các thể bệnh như:

– Viêm phổi.

– Nhiễm trùng huyết.

– Viêm màng não do phế cầu.

So với người bình thường thì nhóm người bệnh tiểu đường dễ nhiễm bệnh phế cầu hơn. Đồng thời vi khuẩn phế cầu gây ra nguy cơ tử vong gấp 3 lần. Nguy cơ nhiễm tăng cao hơn cả ở bệnh nhân tiểu đường trên 65 tuổi và kèm theo bệnh tim phổi mạn tính. Lượng đường tăng cao khi nhiễm phế cầu khiến cho người bệnh nằm viện dài ngày và biến chứng trầm trọng.

Người bệnh tiểu đường cần được tiêm phòng vacxin phế cầu khuẩn để phòng bệnh cũng như ngăn chặn rủi ro xảy ra.

Những vacxin cần tiêm phòng dành cho người bệnh tiểu đường

Chích ngừa vacxin phế cầu khuẩn là rất cần thiết ở người bị tiểu đường

2.3. Vacxin viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm bởi một loại virus viêm gan B gây ra. Nếu không phát hiện sớm thì bệnh có thể gây ra nhiễm trùng gan, thậm chí là ung thư gan.

Người bệnh tiểu đường có tỷ lệ nhiễm viêm gan B cao hơn so với người không bị tiểu đường cùng lứa tuổi. Sự kiểm soát đường huyết kém và suy giảm miễn dịch ở người bệnh tiểu đường làm tăng sự bùng phát của viêm gan siêu vi B. Điều này khiến viêm gan tiến triển, tăng nguy cơ xơ gan và ung thư gan.

Phòng ngừa viêm gan B bằng cách tiêm phòng là cần thiết. Tuân thủ tiêm vacxin theo phác đồ giúp đảm bảo hiệu quả bảo vệ của vacxin lên tới 95%.

2.4. Vacxin thủy đậu

Những ai chưa từng mắc hoặc chưa tiêm phòng thì đều dễ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc với người bị bệnh thủy đậu. Người bị bệnh tiểu đường nếu nhiễm phải sẽ tăng nguy cơ đối mặt với:

– Viêm phổi do virus.

– Viêm não, màng não.

– Bội nhiễm vi trùng từ da.

– Nhiễm trùng huyết.

Cách phòng ngừa hiệu quả nhất bệnh thủy đậu là tiêm vacxin đầy đủ 2 mũi, mỗi mũi cách nhau từ 6 đến 8 tuần.

Tìm hiểu thêm: Những điều cha mẹ nên làm để tiêm chủng cho trẻ em an toàn

Những vacxin cần tiêm phòng dành cho người bệnh tiểu đường

Chích ngừa 2 mũi cơ bản để bảo vệ bản thân không nhiễm bệnh

2.5. Một số loại vacxin cần tiêm phòng khác

Ngoài các loại vacxin trên, người bị bệnh tiểu đường cũng được khuyến cáo tiêm phòng thêm một số loại khác như:

– Vacxin bạch hầu.

– Vacxin ho gà.

– Vacxin uốn ván.

– Vacxin não mô cầu khuẩn.

– Vacxin ngừa sởi.

– Vacxin ngừa quai bị.

Mỗi loại vacxin có một phác đồ và lịch tiêm khác nhau nên cần tới cơ sở tiêm chủng để được khám sàng lọc và tư vấn đầy đủ nhất.

3. Lưu ý dành cho người bệnh tiểu đường đi tiêm vacxin phòng bệnh

Đầu tiên, người bệnh tiểu đường cần thực hiện khám sàng lọc đầy đủ, đánh giá điều kiện sức khỏe trước khi tiêm. Ở bước khám này, nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì cần hỏi ngay bác sĩ chuyên môn để được giải đáp kịp thời. Mang một tâm lý thoải mái, giảm bớt lo lắng cũng ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả của buổi tiêm.

Thứ hai, người bị bệnh tiểu đường khi tiêm xong cần ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm. Nếu không có vấn đề gì bất thường thì có thể ra về và tiếp tục tự theo dõi tại nhà trong vòng 24h tiếp theo. Khi xuất hiện các triệu chứng sau cần tới ngay bệnh viện để kiểm tra thay vì tự ý điều trị:

– Sốt cao đột ngột và không có dấu hiệu hạ nhiệt dù đã uống thuốc, đánh gió,…

– Khó thở, tim đập liên hồi.

– Mê man, toàn thân mệt mỏi không tỉnh táo.

Những vacxin cần tiêm phòng dành cho người bệnh tiểu đường

>>>>>Xem thêm: Các loại vacxin nên tiêm sớm ở nam giới

Khám sàng lọc là bước quan trọng để kiểm tra xem sức khỏe có đủ điều kiện tiêm hay không

Tóm lại, các bệnh truyền nhiễm khiến cho sức khỏe của người bị tiểu đường trở nên nghiêm trọng. Từ đó dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng thuốc và chăm sóc y tế, tăng tỷ lệ nhập viện và tử vong. Thực hành tiêm phòng đầy đủ cho bệnh nhân tiểu đường là biện pháp chủ động và hữu hiệu nhất để bảo đảm chất lượng sống, giảm tối đa tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cho bệnh nhân tiểu đường.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *