Những vấn đề răng miệng người già thường gặp

Đau nhức răng, cảm giác khó chịu là những vấn đề răng miệng phổ biến mà người lớn tuổi hay mắc phải. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này nằm ở tuổi tác cao và quá trình lão hóa. Điều này khiến răng biến đổi và dẫn tới nhiều vấn đề khác khiến sức khỏe răng miệng suy giảm. Để hiểu rõ hơn những vấn đề răng miệng người già thường gặp, ta hãy cùng theo dõi bài viết sau.

Bạn đang đọc: Những vấn đề răng miệng người già thường gặp

1. Những vấn đề răng miệng người già thường gặp

Những vấn đề răng miệng người già thường gặp

Tình trạng răng miệng của người lớn tuổi thường không được tốt, gặp phải nhiều vấn đề

1.1 Bệnh nha chu

Bệnh nha chu là vấn đề không ít người mắc phải, đặc biệt là những người lớn tuổi. Đây cũng là nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng người cao tuổi bị mất răng. Căn bệnh này có những triệu chứng rất dễ nhận biết. Điển hình như thường xuyên nướu bị chảy máu, nướu sưng, viêm, miệng có mùi hôi, răng bị lung lay, …

1.2 Bệnh sâu răng

Người già và trẻ nhỏ là 2 nhóm đối tượng rất dễ bị sâu răng. Đối với người già, vấn đề nằm ở tuổi tác cao nên khó đảm bảo thực hiện vệ sinh răng miệng được tốt. Để nhận biết người già bị sâu răng, ta có thể dựa theo một vài triệu chứng. Ví dụ như bị nhức răng, đặc biệt là sau khi ăn, khi uống đồ có vị chua hoặc quá lạnh, quá nóng. Răng xuất hiện lỗ sâu màu xám đen khiến thức ăn dễ mắc vào. Tình trạng này nếu không được khắc phục sớm sẽ rất dễ gây viêm tủy, chết tủy và nghiêm trọng hơn, bệnh có thể lan vào tới xương.

1.3 Xương hàm không đồng đều

Khi càng lớn tuổi, nguy cơ bị mất răng của ta càng lớn. Việc mất răng và không phục hình của người già sẽ khiến xô lệch các răng còn lại do có khoảng trống. Lâu ngày, điều này sẽ dẫn tới tình trạng xương hàm không đều.

1.4 Rối loạn khớp thái dương hàm

Biểu hiện của bệnh rối loạn khớp thái dương hàm ở người lớn tuổi là hàm bị đau nhức. Kéo theo đó là cảm giác khó chịu phía trong và quanh vùng tai. Điều này dẫn tới bị khó nhai hoặc khó khăn khi cắn, nhai thức ăn. Khi cắn thức ăn, do khớp hàm bị cứng nên lực sẽ không đều. Việc rối loạn khớp thái dương hàm có thể có biểu hiện của đau đầu kèm theo. Khi người bệnh ngậm hay há miệng sẽ nghe được tiếng khớp cử động.

1.5 Hôi miệng

Do sử dụng răng giả hoặc vệ sinh kém, không đúng cách nên người già thường mắc vấn đề về viêm miệng. Lâu ngày, điều này sẽ dẫn tới hôi miệng. Khi thở sẽ có mùi hôi rất khó chịu. Điều này cũng thường liên quan tới vấn đề ăn uống hàng ngày hoặc một số loại thuốc được sử dụng.

1.6 Rối loạn các phản xạ nuốt nhai, giảm vị giác

Khi tuổi tác ngày càng lớn, các chức năng nhai và nuốt của người già cũng kém hơn. Cùng với đó là tình trạng vị giác bị suy giảm dẫn tới việc ăn uống khó khăn. Khi đó, người bệnh sẽ thấy không ngon miệng khi ăn, có thể gây chán ăn, cơ thể thiếu chất, mệt mỏi.

2. Nguyên nhân gây ra các vấn đề răng miệng ở người lớn tuổi

Việc người cao tuổi gặp nhiều vấn đề về răng miệng do nhiều nguyên nhân gây nên. Các nguyên nhân này chủ yếu bắt nguồn từ tuổi tác lớn dẫn tới những biến đổi như:

– Bề mặt nhai bị mòn.

– Tế bào ở răng giảm mật độ.

– Xơ teo tủy răng.

– Hình thành ngà thứ cấp, ngà răng mất nước.

– Tình trạng răng trở nên giòn và dễ gãy hơn.

– Nướu bị tụt.

– Lượng nước bọt tiết ra trong khoang miệng giảm nghiêm trọng.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng tới tình trạng răng miệng người già như:

– Một số bệnh lý toàn thân: Suy giảm hệ miễn dịch (HIV), Parkinson, tai biến mạch máu não, tiếu đường, trào ngược dạ dày, …

– Gặp chấn thương ở vùng miệng hoặc xương hàm.

– Thói quen xấu: nghiến răng, thở bằng miệng, ngủ ngáy, hút thuốc lá, sử dụng nhiều đồ ăn có tính axit cao, …

– Sử dụng một số loại thuốc để điều trị khiến tổn thương vùng niêm mạc miệng. Đây sẽ là điều kiện để vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh răng miệng người già.

– Việc thực hiện vệ sinh răng miệng không được đảm bảo.

3. Cách chăm sóc răng miệng để phòng ngừa bệnh về răng miệng ở người già

Tìm hiểu thêm: Mẹ hở van tim ba lá nhưng vẫn tự tin vượt cạn thành công

Những vấn đề răng miệng người già thường gặp

Người lớn tuổi cần có phương pháp chăm sóc tốt đề ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng

Các vấn đề về răng miệng không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Sau đây là những lưu ý về cách chăm sóc răng miệng giúp phòng ngừa bệnh răng miệng người già:

3.1 Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Người lớn tuổi cần được đảm bảo về dinh dưỡng bằng cách tăng cường ăn các loại rau củ quả. Cùng với đó là một chế độ ăn hạn chế đồ ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt, hạn chế thức ăn nóng cay và nhiều gia vị, … Ăn đầy đủ các chất béo thực vật, vitamin, chất đạm, …

3.2 Chú ý vệ sinh răng miệng

Càng lớn tuổi ta càng nên chú ý hơn về vấn đề vệ sinh răng miệng. Hãy thực hiện chải răng mỗi ngày 2-3 lần và súc miệng sau các bữa ăn. Lưu ý, việc đánh răng cần được thực hiện đúng cách: thao tác không quá mạnh, đánh răng theo chiều xoay tròn, sử dụng bàn chải đầu lông mềm, … Đặc biệt, người lớn tuổi nên lựa chọn loại kem đánh răng có chứa fluor để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh lý.

3.3 Làm răng giả sau khi mất răng

Sau khi bị mất răng, ta nên tới thăm khám nha khoa để được kiểm tra và đánh giá tình trạng. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị, phục hình răng phù hợp hơn. Ví dụ như thực hiện làm răng giả, hàm giả, … Trong trường hợp mất răng kéo dài và không thể thực hiện phục hình cho răng sớm, vấn đề xô lệch các răng, xáo trộn khớp cắn có thể xảy ra. Lúc đó, việc vệ sinh răng miệng của người bệnh sẽ khó khăn hơn nhiều.

Sau khi phục hình bằng răng giả, người bệnh cần chú ý thực hiện chăm sóc và giữ gìn vệ sinh cho răng đúng cách. Cụ thể, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định và lưu ý với bệnh nhân.

3.4 Kiểm tra răng miệng định kỳ

Những vấn đề răng miệng người già thường gặp

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu A-Z về mất kinh nguyên phát và mất kinh thứ phát

Người lớn tuổi nên duy trì thói quen khám định kỳ nha khoa để ngăn chặn kịp thời các vấn đề răng miệng người già

Do tuổi tác cao dẫn tới lão hóa nên tình trạng răng miệng của người già thường không được tốt. Để có một sức khỏe răng miệng tốt, người già cần duy trì thói quen kiểm tra răng miệng định kỳ. Dù chưa bị mất răng hay đã từng thì việc kiểm tra răng thường xuyên từ 3-6 tháng / lần sẽ giúp năm được tình trạng răng, kịp thời phát hiện các vấn đề để điều trị.

Các bệnh răng miệng người già thường gặp như hôi miệng, sâu răng, nha chu, … không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe toàn cơ thể. Vì vậy, người bệnh hãy thăm khám sớm để điều trị phù hợp đồng thời suy trì thói quen khám định kỳ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *