Trẻ em cực yêu thích đồ ngọt nên tình trạng sâu răng sữa ở đối tượng này rất phổ biến. Nếu không có giải pháp điều trị kịp thời và triệt để trẻ có thể đau, bỏ ăn, quấy khóc kèm theo sốt cao.Vậy những việc cha mẹ cần làm khi trẻ em sâu răng sữa là gì? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay vấn đề này ngay các phụ huynh nhé.
Bạn đang đọc: Những việc cha mẹ cần làm khi trẻ em sâu răng sữa
1. Trẻ em sâu răng sữa sớm đang ở mức báo động
Tại cuộc hội nghị Khoa học Kỹ thuật về lĩnh vực răng hàm mặt lần thứ 38, diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 4 và 5/4/2016, TS. Duangthip Duangporn từ Khoa Nha của Đại học Hồng Kông đã đưa ra nhận định quan trọng. Ông đã nhấn mạnh rằng việc không điều trị sâu răng sữa ở trẻ em từ giai đoạn sớm sẽ ảnh hưởng chiều cao và chỉ số thông minh của trẻ.
Sâu răng ở trẻ em đang ở mức báo động (minh họa)
Vấn đề trẻ em mắc phải sâu răng sữa ở giai đoạn sớm đang trở thành một thách thức lớn. Đặc biệt, không chỉ tại Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia trên toàn cầu. Thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ em bị sâu răng ở Hoa Kỳ là 23%, con số tương tự tại Anh là 28%. Trong khi đó, ở Trung Quốc con số này tăng lên 51%, tại Ấn Độ là 57%.
Theo thông tin từ Viện Răng Hàm Mặt quốc gia, khoảng 80% trẻ em trong độ tuổi từ 4 – 8 tuổi sâu răng. Thêm vào đó, tới 91% trẻ không nắm vững cách vệ sinh răng miệng đúng cách.
2. Phân loại sâu răng sữa ở trẻ em
Giai đoạn từ khi mới sinh cho đến khi trẻ đạt 12 tuổi đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của răng sữa. Thường thì khoảng thời gian từ 5 – 7 tháng tuổi đánh dấu sự hiện diện của chiếc răng sữa đầu tiên. Trong khoảng thời gian từ 24 – 30 tháng tuổi, trẻ sẽ trải qua giai đoạn mọc chiếc răng sữa cuối cùng.
Các trường hợp của sự phát triển sâu răng ở trẻ nhỏ đa dạng, có thể xuất hiện ở bất kỳ loại răng nào, bao gồm cả răng hàm, răng nanh và răng cửa. Sâu răng ở trẻ em thường có ba loại chính:
2.1 Sâu răng tác động lên răng hàm:
Đây là loại răng nằm sâu bên trong khoang miệng và có cấu trúc rất chắc khỏe. Một số cha mẹ nghĩ rằng không cần quan tâm đến răng sữa của bé. Bởi vì chúng sẽ rơi ra và được thay thế bằng răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên, cần nhớ rằng răng số 6 (răng hàm thứ sáu tính từ răng cắt đầu tiên) thường rụng sớm hơn. Do đó nguy cơ sâu ở loại răng hàm này cũng tương đối cao.
2.2 Sâu răng gây viêm nhiễm nướu:
Nướu, hay còn gọi là lợi răng, là phần mềm mại bao quanh chân răng. Viêm nhiễm nướu có thể dẫn đến tình trạng nướu đau, sưng đỏ. Điều này, thường ảnh hưởng ở bề ngoài và không lan rộng vào dây chằng hoặc xương chỗ ổ răng. Tình trạng viêm nhiễm nướu có thể làm cho trẻ biếng ăn, buồn ngủ và mệt mỏi.
2.3 Sâu răng xâm nhập vào lõi răng (tủy):
Trường hợp này xảy ra khi sâu xâm nhập vào lõi răng (tủy) và không được chữa trị kịp thời. Khi đó, trẻ sẽ phải đối mặt với cơn đau và khó chịu vô cùng.Trẻ có thể bị hình thành các ổ áp xe trong lõi răng và phải nhổ bỏ răng.
3. Những việc cha mẹ cần làm khi trẻ em sâu răng sữa
3.1 Điều trị sâu răng sữa mới chớm cho trẻ bằng thuốc
Nếu phụ huynh đang lo lắng về việc cách giải quyết tình trạng sâu răng ở trẻ nhỏ, có thể tìm hiểu về một số sản phẩm sau:
– Sử dụng Enamel Pro Varnish (nguồn gốc từ Hoa Kỳ) hỗ trợ điều trị sâu răng. Nhờ chất Flouride và ACP. Enamel Pro Varnish mà những lỗ nhỏ trên men răng được lấp đầy. Ngoài lấp đầy nó còn giúp tái tạo lại cấu trúc men. Đây là lựa chọn phổ biến được nhiều phụ huynh tin dùng cho trẻ nhỏ.
– Cũng từ Pháp, có một lựa chọn khác là Zymauor 0.25mg. Sản phẩm này bao gồm các thành phần như keo silica khan, vàng oxit sắt, tinh dầu bạc hà, natri clorua,…
Tìm hiểu thêm: Trễ kinh 1 tháng thai được bao nhiêu tuần?
Hình ảnh 1 chiếc răng sữa của bé bị gãy (minh hoạ).
– Ngoài ra, còn một số sản phẩm khác như viên ngậm IgYgate DC-PG từ Nhật, viêm ngậm Chuchu L8020. Bạn có thể tham khảo thêm que chấm sún răng/sâu răng Enamelast.
Tuy nhiên, trước khi dùng bất kỳ sản phẩm trị sâu răng nào cho trẻ, hãy đưa bé đến nha khoa đầu tiên nhé. Vì đến đó, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
3.2 Điều trị sâu răng sữa cho trẻ tại nha khoa
Dù là răng sữa, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến nha khoa để chữa trị. Cụ thể:
– Nếu trẻ mới bắt đầu xuất hiện dấu hiệu sâu răng, bác sĩ có thể cho sử dụng kháng sinh. Thường trong khoảng thời gian ngắn, từ 3 – 5 ngày.
– Trong trường hợp sâu răng đã lây lan và nghiêm trọng hơn thì cần giải pháp khác. Bác sĩ sẽ thực hiện việc loại bỏ phần sâu và sau đó tiến hành trám răng. Sau đó, lấp đầy các kẽ hở bị sâu và ngăn chặn tình trạng tổn thương men răng.
>>>>>Xem thêm: Những thông tin về chữa tủy bằng máy điều trị tủy răng
Trẻ em sâu răng sữa cần đến nha khoa điều trị (minh họa).
– Khi tình hình sâu răng đã rất nghiêm trọng sẽ phải nhổ răng sữa. Mục đích để tránh tác động tiêu cực lên các răng lân cận và cả phần nướu bên dưới.
3.3 Thay đổi chế độ ăn uống của trẻ sẽ giúp kiểm soát sâu răng
Ngoài việc can thiệp từ phía nha sĩ, phụ huynh cũng cần thay đổi chế độ ăn uống của trẻ tại nhà. Đầu tiên, giảm thiểu mức tiêu thụ đường và thực phẩm ngọt. Đồng thời, cần dạy trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày.
Đương nhiên, vẫn đảm bảo việc điều trị vấn đề sâu răng trẻ đang gặp phải. Phụ huynh hãy nhớ thường xuyên đưa bé đến nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ.
4. Răng sữa sâu được nhổ đúng thời điểm mang lại lợi ích gì?
Những lợi ích của việc nhổ răng sữa bị sâu kịp thời là:
– Bảo vệ sức khỏe toàn diện cho hệ thống răng miệng. Từ đó ngăn ngừa khả năng lây lan cho những chiếc răng khác còn khỏe mạnh.
– Loại bỏ những chiếc răng sữa bị lung lay sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình mọc răng mới.
– Phòng tránh các vấn đề về cắn sau này, như hô, móm, vẩu… ở trẻ nhỏ.
– Thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của răng giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề nha khoa như hôi miệng, viêm nướu, sâu răng…
– Cải thiện quá trình ăn uống, đảm bảo bé ăn ngon miệng hơn, từ đó đảm bảo cân nặng và sức khỏe tốt hơn.
Hy vọng những thông tin về việc cha mẹ cần làm khi bé sâu răng sữa hữu ích với bạn đọc. Đừng quên khám răng định kỳ 1-2 lần/ năm cho trẻ để đảm bảo nha.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.