Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

Xét nghiệm trong thai kỳ là điều cần thiết để mẹ bầu kiểm tra, phát hiện những nguy cơ và xử lý kịp thời những bất thường có thể xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé trong thời kỳ thai nghén.

Bạn đang đọc: Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

Dưới đây là những xét nghiệm quan trọng mẹ bầu cần thực hiện vào các thời điểm khác nhau trong suốt thai kỳ.

1. Xét nghiệm máu

Đây là một trong những xét nghiệm phổ biến được thực hiện trong thời kỳ mang thai và nhờ đó có thể phát hiện ra nhiều điều kiện bệnh quan trọng ở người mẹ, chẳng hạn như:

1.1. Phát hiện thiếu máu, thiếu sắt ở mẹ bầu

Xét nghiệm máu là xét nghiệm quan trọng và bắt buộc mà mẹ bầu cần thực hiện trước khi sinh. Có 3 chỉ số quan trọng được tìm thấy trong kết quả xét nghiệm máu đó là hemoglobin, hematacrit và số lượng tiểu cầu của mẹ bầu.Hemoglobin là một loại protein trong máu nhằm cung cấp ô xy cho các tế bào. Còn hematacrit là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Khi lượng hemoglobin và hematacrit thấp là dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu đang thiếu máu và sắt, ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi nên cần bổ sung lượng sắt gấp đôi để mang oxy vào hồng cầu.

1.2. Phát hiện virus viêm gan B, C

Nếu mẹ mắc các tình trạng này, bác sĩ sẽ cần theo dõi thai kỳ kỹ lưỡng hơn và tư vấn những biện pháp phù hợp để ngăn chặn tình trạng trẻ bị nhiễm virus khi sinh ra.

Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

1.3. Xét nghiệm nhóm máu của mẹ

Trong quá trình sinh nở, một số mẹ bầu sẽ cần được truyền máu, do đó, việc xét nghiệm để biết nhóm máu của mẹ là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm nhóm máu còn có thể kiểm tra được yếu tố RH trong máu. Bởi nếu nhóm máu của em bé khi sinh ra và nhóm máu của mẹ không tương thích thì đây là một trường hợp rất nguy hiểm.

Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn hoặc chỉ định để mẹ bầu thực hiện những xét nghiệm cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn mang thai

Do đó, nếu biết được điều này sớm, các bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu có hướng xử trí phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bên cạnh kiểm tra các thành phần của tế bào máu, xét nghiệm máu còn phát hiện được các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) như HIV, Herpes, Viêm gan B, C, Giang mai… từ mẹ bầu, và từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ các biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp cũng như hạn chế sự ảnh hưởng tới thai nhi.

2. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là một xét nghiệm vô cùng quan trọng, được khuyến cáo thực hiện ở tất cả các bà bầu để sàng lọc các nguy cơ gây hại cho mẹ và thai nhi. Xét nghiệm này được thực hiện từ tuần thứ 24-28 của thai kỳ. Để phát hiện tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu cần làm nghiệm pháp dung nạp đường glucose qua đường uống. Xét nghiệm này thường được thực hiện vào buổi sáng, và để có kết quả chính xác nhất, thai phụ cần nhịn ăn ít nhất 8 – 12 giờ. Mẫu máu sẽ được lấy vào 3 thời điểm khác nhau:

Lần 1: Lấy máu ngay khi đói
Lần 2: Thai phụ sẽ được uống nước có pha glucose trong vòng 3-5 phút. Sau đó, thai phụ sẽ được chỉ định lấy máu lần 2 cách lần 1 là 1 tiếng;
Lần 3: Xét nghiệm lại sau 2 giờ uống nước pha đường glucose.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuy không gây hại cho mẹ và bé tuy nhiên có thể khiến các mẹ bầu e dè bởi có thể gây buồn nôn, chóng mặt sau khi uống glucose. Ngoài ra, nhịn đói lâu để làm xét nghiệm cũng khiến bà bầu bị đói. Tuy nhiên, Tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi, vì vậy đây là một xét nghiệm rất quan trọng, mẹ không nên bỏ qua. Tại Bệnh viện Thu Cúc, khi các mẹ bầu đi khám, bệnh viện luôn chuẩn bị sẵn đồ ăn nhẹ như bánh, sữa để thai phụ có thể dùng ngay sau khi lấy mẫu xét nghiệm.

Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có thể được thực hiện nhiều lần trong suốt quá trình mang thai

3. Xét nghiệm các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Nếu mẹ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu , HIV thì rất có khả năng lây nhiễm cho thai nhi trong quá trình mang thai hoặc sinh nở. Do đó, việc thực hiện xét nghiệm test các bệnh này là không thể bỏ qua.

4. Xét nghiệm nước tiểu

Trong thời gian thai kỳ mẹ bầu thường tiểu nhiều hơn so với trước, bởi vậy xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ. Xét nghiệm này nhằm giúp mẹ bầu phát hiện ra các dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ thông qua các chỉ số dư glucose trong nước tiểu.

Tìm hiểu thêm: Khái niệm các bệnh về viêm phụ khoa là gì?

Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua

Tiểu đường là bệnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé tuy nhiên điều chỉnh được bằng chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất phù hợp.

Bên cạnh đó, xét nghiệm nước tiểu sẽ tầm soát các nguy cơ đặc thù trong thai kỳ như nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, nguy cơ tiền sản giật, các nguy cơ về thận hay thiếu hụt carbonhydrate…

5. Xét nghiệm Streptococus B

Xét nghiệm Streptococus B (liên cầu nhóm B, viết tắt GBS) được thực hiện giữa tuần 33 – 35 của thai kỳ. Liên cầu nhóm B là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn có thể tìm thấy trong âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ mang thai vì vậy đây là xét nghiệm quan trọng mẹ bầu cần tiến hành.

Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

Mẹ có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện 1 số xét nghiệm nếu từng có tiền sử mang thai hoặc sức khỏe bất thường

Theo học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo, các mẹ bầu có các yếu tố nguy cơ trước khi được xét nghiệm GBS (ví dụ phụ nữ có chuyển dạ non bắt đầu trước khi hoàn thành 37 tuần thai) được điều trị bằng kháng sinh IV cho đến khi tình trạng nhiễm GBS được xác định.

6. Xét nghiệm Toxoplasma (Toxoplasmosis)

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu phải đương đầu với khá nhiều mối đe dọa từ nhiều loại bệnh nguy hiểm đến bé, trong đó có nhiễm Toxoplasmosis. Đây là bệnh nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra triệu chứng giống cúm, hầu hết không phát triển các dấu hiệu và triệu chứng. Bệnh có thể lây truyền cho bào thai, có một tỉ lệ nhỏ dẫn đến sẩy thai hoặc thai lưu.

Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ giúp mẹ phát hiện và xử trí sớm những bất thường có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé

Bởi vậy trong lần khám đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu được kiểm tra kháng thể Toxoplasmosis để xác định và xử trí kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.

7. Xét nghiệm Double Test và Triple Test

Double Test, Triple Test là hai xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh có độ an toàn và tin cậy cao. Để thực hiện xét nghiệm Double Test và Triple Test chỉ cần lấy mẫu máu của mẹ bầu. Thông qua đó sẽ giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down, nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và thai không có não bộ.

Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

Kết quả của xét nghiệm Double test/ Triple test sẽ được phối hợp với kết quả siêu âm thai của mẹ bầu để cho chuẩn đoán chính xác hơn

Xét nghiệm Double Test được thực hiện trong lần khám thai tuần 12 – 15 còn Triple Test được thực hiện trong lần khám thai tuần 16 – 18.

Xét nghiệm này được thực hiện khá đơn giản, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

8. Xét nghiệm CMV

CMV là bệnh nhiễm trùng bào thai do virus Cytomegalo gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang con nếu người mẹ mắc bệnh trong quá trình mang thai. Trẻ sơ sinh bị nhiễm CMV từ mẹ có thể gặp phải những biến chứng rất nặng nề  như bệnh sọ nhỏ, điếc, gan và lá lách to, vàng da, trí tuệ chậm phát triển…

Do đó, xét nghiệm CMV là một trong những xét nghiệm rất cần thiết trong thai kỳ giúp xác định xem mẹ bầu có dấu hiệu và triệu chứng bị nhiễm virus này hay nhiễm trùng bào thai hay không.

Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ

>>>>>Xem thêm: Bật mí cách chăm sóc răng miệng cho bé 2 tuổi chuẩn

Những xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ đã có đầy đủ và được lên lịch cụ thể trong gói thai sản của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

9. Một số xét nghiệm tầm soát biến chứng thai sản khác

Tầm soát một số tai biến thai sản như: tiền sản giật, tăng huyết áp, mỡ máu, các rối loạn chuyển hóa của mẹ khi mang thai là rất cần thiết để các bác sĩ có thể chuẩn bị và dự liệu những tình huống xấu có thể xảy ra, từ đó đưa ra các biện pháp dự phòng, giúp mẹ và bé an toàn trong hành trình vượt cạn. Các xét nghiệm này bao gồm các xét nghiệm máu Albumin, Protein, Acid Uric, Triglycerid, Cholesterol.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng được đề nghị thực hiện các xét nghiệm đông cầm máu để chẩn đoán sớm, theo dõi thường xuyên và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm trong quá trình thai kỳ cho cả mẹ và con.

Những xét nghiệm kể trên là những xét nghiệm rất quan trọng trong thai kỳ mà mẹ bầu tuyệt đối không nên bỏ qua. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp của mẹ bầu mà bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm thêm một số chỉ định khác trong quá trình mang thai.

Mang thai là một hành trình luôn cần được chăm sóc và theo dõi. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng có những kiến thức đầy đủ về thai kỳ, vượt cạn, đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu. Thấu hiểu được điều này, đội ngũ bác sĩ Sản khoa hàng đầu của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc đã nghiên cứu và đưa ra dịch vụ thai sản trọn gói với sự chăm sóc, theo dõi chu đáo, đồng hành cùng mẹ trong suốt 280 ngày của thai kỳ.

Mẹ bầu có thể yên tâm, thoải mái không phải lo lắng khi nào cần đi khám, những mốc quan trọng là gì, cần làm xét nghiệm gì, khi nào cần vào viện theo dõi… Bởi tất cả đã được lên lịch sẵn cho mẹ, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ gọi điện thông báo thường xuyên trước ngày đến lịch khám, siêu âm, xét nghiệm. Trong sinh và sau sinh, mẹ và bé sẽ luôn được chăm sóc chu đáo từ A-Z. Với thai sản trọn gói tại Thu Cúc, mẹ sẽ có trải nghiệm mang thai và sinh nở vô cùng nhẹ nhàng và đáng nhớ.

Mẹ bầu có thể tham khảo thêm chi tiết các gói thai sản trọn gói tại bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tại đây.

Tin liên quan

  • Làm xét nghiệm Triple Test hết bao nhiêu tiền
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ hết bao nhiêu tiền
  • Xét nghiệm vô sinh nam ở đâu

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *