Niềng răng có hại không? những mặt hạn chế khi niềng răng

Niềng răng được biết đến là phương pháp điều trị nha khoa được nhiều người sử dụng bởi những lợi ích tuyệt vời về thẩm mỹ và chức năng răng. Song niềng răng có hại không và những mặt hạn chế của phương pháp này là gì?

Bạn đang đọc: Niềng răng có hại không? những mặt hạn chế khi niềng răng

1. Niềng răng là gì?

Niềng răng có hại không? những mặt hạn chế khi niềng răng

Niềng răng có hại không là điều nhiều người thắc mắc khi niềng răng

Niềng răng là một phương pháp điều trị trong nha khoa giúp khắc phục các tình trạng răng thưa, răng hô, răng không đều, răng khấp khểnh,… giúp hàm răng trở nên đều đặn và đẹp hơn. Không chỉ với công dụng thẩm mỹ, niềng răng còn giúp hàm răng tăng cường chức năng ăn nhai do khắc phục được tình trạng lệch khớp cắn hai hàm, từ đó giúp lực ăn nhai của hai hàm được ăn khớp và phát huy hiệu quả.

Hiện nay, niềng răng có hai phương pháp niềng phổ biến là niềng răng mắc cài và niềng răng bằng máng niềng. Trong đó, niềng răng bằng mắc cài thường cho thấy hiệu quả nhanh hơn, niềng răng bằng máng nghiền trong suốt lại giúp đảm bảo tính thẩm mỹ trong quá trình niềng hơn. Tùy thuộc vào các yêu cầu, mong muốn mà từng người sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp cho chính mình. Kết quả sau niềng răng đúng cách đều cho một hàm răng đều đẹp như ý, giúp người niềng thăng hạng nhan sắc vượt bậc và tự tin hơn.

2. Niềng răng có hại không?

Tìm hiểu thêm: Tình trạng sốt cao co giật ở trẻ em và những điều cần biết

Niềng răng có hại không? những mặt hạn chế khi niềng răng

Quá trình niềng răng cũng có một số hạn chế

Thông thường, bạn sẽ nghe thấy đề cập đến rất nhiều những ưu điểm vượt trội của phương pháp niềng răng, tuy nhiên không phải phương pháp nào cũng hoàn hảo tuyệt đối, với niềng răng cũng vậy, luôn tồn tại những mặt hạn chế. Vậy niềng răng có hại không? Dưới đây là một số những tác hại có thể gặp phải trong quá trình niềng răng:

2.1. Gây ra cảm giác khó chịu trong suốt quá trình niềng

Cảm giác khó chịu do niềng răng gây ra phải kể đến là cảm giác đau đớn và vướng trong khi ăn nhai. Hiện tượng này là điều dễ hiểu trong khi niềng răng bởi để có thể di chuyển răng về đúng chỗ luôn cần tác động một lực nhất định để nắn chỉnh, gây ra các cảm giác đau đớn, nhất là trong khi ăn uống. Quá trình niềng cần đeo mắc cài hoặc máng niềng ít nhiều đều gây ra sự khó chịu khi bạn có ý định ăn các đồ ăn dạng sợi, các đồ ăn cứng, dai,…. bởi các thức ăn này rất dễ mắc tại các khí cụ niềng.

2.2. Nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa

Không phủ nhận thực tế trong quá trình niềng nếu không chăm sóc đúng cách bạn sẽ rất dễ mắc các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,… Lý do bởi sự có mặt của khí cụ khiến các thức ăn thừa dễ mắc lại và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại cho răng miệng phát triển. Chính vì vậy trong suốt quá trình niềng, việc chăm sóc răng là rất cần thiết. Sau mỗi bữa ăn bạn cần vệ sinh cẩn thận các vị trí mắc cài, máng niềng, các kẽ răng,… để loại bỏ các mảng bám.

2.3. Chết tủy răng do quá trình niềng sai cách

Mặc dù rất hiếm xảy ra song tình trạng chết tủy răng do niềng sai cách vẫn xuất hiện.  Bản chất của niềng răng là giúp răng di chuyển về đúng chỗ. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng kỹ thuật, nhất là với các trường hợp răng lệch nhiều thì chân răng có thể bị lung lay, ảnh hưởng đến tủy chân răng và dây thần kinh quanh thân răng và chân răng,.. gây ra tình trạng chết tủy và viêm nhiễm cho người thực hiện.

2.4. Khuôn mặt bị biến dạng

100% người niềng răng đều xảy ra tình trạng biến dạng khuôn mặt theo hướng nhỏ thon gọn lại. Đây không hẳn là tác hại vì với rất nhiều gương mặt bầu, góc cạnh không như mong muốn, sau khi niềng răng thì ngoài răng đẹp, gương mặt cũng thon gọn và thanh thoát hơn rất nhiều, giúp cho người niềng có gương mặt đẹp hơn. Song đây cũng thực sự là vấn đề đối với những bạn có gương mặt thon nhỏ. Sự co lại của gương mặt khiến gương mặt dài hơn, gầy hơn rất nhiều,…thậm chí khiến gương mặt trở nên hốc hác. Tình trạng co gương mặt thể hiện rõ nhất ở các bệnh nhân niềng răng có nhổ răng hoặc tình trạng răng thưa, mọc lệch quá nhiều.

2.6. Tháo niềng răng vào chỗ cũ

Quá trình niềng răng diễn ra trong một thời gian rất dài, từ 6 tháng tới 3 năm tùy tình trạng. Tuy nhiên không phải cứ kết thúc quá trình niềng bạn sẽ có một hàm răng đều đẹp. Sau quá trình niềng răng, cần đeo hàm duy trì theo hướng dẫn của bác sĩ để răng bám chắc và được cố định hoàn toàn. Sự vội vàng muốn thấy kết quả quá sớm có thể khiến toàn bộ quá trình niềng trở nên thất bại.

2.5. Nguy cơ răng rụng sớm hơn

Nghe có vẻ phi lý song thực tế tình trạng răng rụng sớm hơn có thể xảy ra khi thực hiện niềng không chuẩn. Quá trình niềng tác dụng trực tiếp chân răng, thân răng, nơi tiếp xúc với nướu, xương răng giúp răng đứng vững. Điều gì xảy ra khi bác sĩ thực hiện không có chuyên môn và hiểu về răng? Chân răng sẽ yếu đi và khi bước sang tuổi xế chiều, sức khỏe răng miệng sẽ giảm sút một cách nhanh chóng.

3. Có nên niềng răng hay không?

Niềng răng có hại không? những mặt hạn chế khi niềng răng

>>>>>Xem thêm: Quá trình niềng răng đúng chuẩn đạt hiệu quả cao

Mặc dù có một số hạn chế song hiện tại niềng răng vẫn là phương pháp ưu việt nhất giúp hàm răng trở nên đều đẹp

Mặc dù có những mặt hạn chế nêu trên tuy nhiên niềng răng vẫn là phương pháp ưu việt nhất hiện nay giúp nắn chỉnh những chiếc răng mọc lệch trở về đúng vị trí mà các phương pháp khác không thể thay thế. Để khắc phục những mặt hạn chế nêu trên, bạn hãy lưu ý một vài điểm sau đây:

– Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng. Bác sĩ đầy đủ chuyên môn, khí cụ niềng có chất lượng tốt sẽ giúp bạn không xảy ra các biến chứng trong quá trình niềng.

– Luôn đảm bảo vệ sinh răng miệng trong suốt quá trình niềng để ngăn ngừa bệnh lý răng miệng.

– Chế độ ăn nên hạn chế các thực phẩm có tính chất dai, cứng và dạng sợi để tránh mắc vào mắc cài hoặc vận động hàm quá nhiều. Bạn nên duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và ưu tiên chế độ ăn mềm.

– Không bỏ lỡ các lần thăm khám định kỳ trong suốt quá trình niềng răng. Bác sĩ sẽ giúp bạn điều chỉnh khí cụ để quá trình niềng đạt hiệu quả nhanh hơn, đồng thời giúp bạn kiểm soát sức khỏe răng miệng.

– Chỉ dừng quá trình niềng khi bác sĩ nha khoa đảm bảo rằng quá trình đã hoàn tất.

Với những thông tin trên đây, hi vọng bạn có cái nhìn tổng quát hơn về niềng răng và tìm được câu trả lời cho thắc mắc niềng răng có hại không. Những tác hại khi niềng răng sẽ biến mất nếu lựa chọn phương pháp niềng phù hợp, thực hiện đúng và chăm sóc đúng cách khi niềng răng. Chính vì thế, hãy tự tin thực hiện niềng răng để có một hàm răng đều đẹp như mong muốn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *