Niềng răng invisalign có đau không?

Niềng răng invisalign hay còn gọi là niềng răng không mắc cài đang rất được ưu chuộng trên thế giới. Tại Việt Nam, phương pháp niềng răng này cũng đã được nhiều người biết đến và sử dụng. Tuy nhiên, do còn khá mới mẻ nên không ít người còn băn khoăn về phương pháp chỉnh nha này. Một trong những băn khoăn thường thấy là: “Niềng răng invisalign có đau không?”

Bạn đang đọc: Niềng răng invisalign có đau không?

Niềng răng invisalign có đau không?

Tại Việt Nam, phương pháp nềng invisalign còn khá mới mẻ nên không ít người còn băn khoăn về hiệu quả chỉnh nha và quá trình thực hiện

1. Tìm hiểu chung về niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiện đại, sử dụng lực kéo của các khí cụ nha khoa để sắp xếp lại vị trí của các răng trên cung hàm. Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 18-24 tháng, tùy thuộc vào mức độ phục hồi của răng. Việc phải đeo các mắc cài trong thời gian dài khiến người niềng răng có cảm giác vướng víu, ê buốt khó chịu và ảnh hưởng đến tâm lý do không đảm bảo tính thẩm mỹ.

Có thể nói, niềng răng chính là một phương pháp chỉnh nha đặc biệt. Phương pháp này được dành riêng để điều chỉnh những răng sai lệch như răng mọc sai vị trí, răng lộn xộn, khấp khểnh, răng hô, … Từ đó, chức năng ăn nhai sẽ được tái lập đồng thời đem tới sự hài hòa, tính thẩm mỹ cho gương mặt.

Thông thường, người niềng răng sẽ phải trải qua 6 giai đoạn:

– Giai đoạn khám và tư vấn kế hoạch điều trị.

– Giai đoạn sau 3 tháng niềng.

– Giai đoạn sau 6 tháng niềng.

– Giai đoạn sau 9 tháng niềng.

– Giai đoạn khi kết thúc niềng.

Hiện nay, rất nhiều phương pháp niềng răng được ra đời. Trong đó, phổ biến nhất là những phương pháp niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng trong suốt Invisalign. Chi phí niềng răng có đắt hay không sẽ tùy thuộc vào phương pháp và tình trạng răng của mỗi người.

2. Một vài nét về niềng răng invisalign

Invisalign là phương pháp niềng với hàm trong suốt. Phương pháp này không cần phải sử dụng đến những dụng cụ như mắc cài, dây thun. Thay vào đó, người dùng sẽ được trang bị khay niềng trong suốt để tiến hành chỉnh răng. Những khay này được chế tạo từ nhựa sinh học. Nhờ đó, người dùng sẽ được đảm bảo tính an toàn. Sự tác động vào răng cũng dễ chịu hơn nhiều so với mắc cài kim loại.

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này chính là tính thẩm mỹ tối ưu. Với khay niềng hoàn toàn trong suốt sẽ giúp hạn chế việc người xung quanh nhận ra ta đang chỉnh nha. Người dùng sẽ không còn phải đối mặt với tình trạng lộ niềng gây mất thẩm mỹ như khi dùng niềng kim loại. Ngoài ra, khay niềng invisalign có khả năng tháo rời linh hoạt. Nhờ vậy, việc sử dụng sẽ thuận tiện hơn. Đặc biệt là sự dễ dàng trong quá trình ăn uống hay vệ sinh. Tất cả những vướng víu, khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày sẽ được hạn chế tối đa.

Tìm hiểu thêm: Toàn bộ thông tin về ung thư trực tràng và cách điều trị

Niềng răng invisalign có đau không?

Khay niềng invisalign được chế tạo từ nhựa sinh học. Nhờ đó, người dùng sẽ được đảm bảo tính an toàn. Sự tác động vào răng sẽ dễ chịu hơn nhiều so với mắc cài kim loại

2.1 Quy trình hoạt động

Phương pháp niềng invisalign gồm một chuỗi nhiều những khay niềng trong suốt. Chúng được thiết kế phù hợp riêng dựa theo hàm răng của từng cá nhân. Mỗi khay niềng sẽ được sử dụng lần lượt ở từng giai đoạn cụ thể trong quá trình chỉnh nha.

Mỗi khay niềng sẽ được đánh số thứ tự cụ thể để người dùng dễ phân biệt. Trong đó, mỗi khay sẽ được sử dụng trong thời gian trung bình khoảng 2 tuần. Sau mỗi giai đoạn đó, răng sẽ được di chuyển dần tới vị trí mục tiêu. Việc thực hiện sẽ liên tục tiếp diễn cho tới khi đạt kết quả như mong muốn.

Thông thường, mỗi cá nhân niềng sẽ cần từ 20 – 40 khay niềng invisalign. Con số cụ thể còn tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Lưu ý, để đạt được kết quả tốt nhất, mỗi khay niềng cần được đeo tối thiểu 22 tiếng mỗi ngày.

2.2 Đối tượng phù hợp

Phương pháp niềng trong suốt invisalign phù hợp với đa dạng đối tượng. Từ trẻ em đến người lớn đều có thể sử dụng. Và nếu chúng ta tìm kiếm một phương pháp vừa đem lại hiệu quả chỉnh nha lại đảm bảo tính thẩm mỹ khi đeo thì đây chính là một lựa chọn lý tưởng.

Niềng răng invisalign sẽ giúp khắc phục những tình trạng:

– Răng thưa, răng mọc khấp khểnh, không đều.

– Răng hô, móm.

– Răng lệch lạc, lộn xộn, …

– Răng sai lệch khớp cắn.

– Răng gặp những khiếm khuyết quá lớn.

3. Niềng răng invisalign có đau không?

Đối với phương pháp niềng này, mỗi khay niềng đã được thiết kế riêng cho từng người. Do đó, độ phù hợp sẽ cao hơn, giảm tối đa cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, khi mới bắt đầu quá trình niềng invisalign, ta vẫn sẽ hơi có cảm giác khó chịu. Tình trạng này sẽ chỉ diễn ra trong một vài ngày. Điều này cũng giống như bước dạo đầu để người dùng làm quen với khay niềng. Và đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy, việc niềng răng đang bắt đầu hoạt động và có hiệu quả.
Niềng răng Invisalign cần phải được tiến hành ở các trung tâm nha khoa uy tín. Người niềng cần được các bác sĩ có trình độ và tay nghề cao thực hiện. Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa uy tín về nha khoa tổng quát và nha khoa thẩm mỹ công nghệ cao. Hiện Khoa Răng hàm mặt đang ứng dụng tất cả các phương pháp niềng răng hiện đại, trong đó có niềng răng không mắc cài invisalign. Công nghệ nắn chỉnh răng thông minh invisalign của Khoa Răng hàm mặt giúp giải quyết tất cả những trở ngại thường gặp trong quá trình niềng răng như: Không phải đeo mắc cài, giải quyết vấn đề tâm lý cho người niềng răng…

Niềng răng invisalign có đau không?

>>>>>Xem thêm: Bỏ túi các mẹo chữa đau răng ở trẻ em

Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám chữa uy tín về nha khoa tổng quát và nha khoa thẩm mỹ công nghệ cao

Khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có đội ngũ y bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa. Hệ thống trang thiết bị y tế phục vụ việc khám và niềng răng hiện đại bậc nhất. Quy trình khám chữa bệnh khoa học, không phải mệt mỏi chờ đợi, chỉ dẫn chu đáo, chăm sóc nhẹ nhàng… sẽ làm hài lòng mọi người bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *