Niềng răng khểnh và những lưu ý khi thực hiện

Răng khểnh là chiếc răng thuộc nhóm răng nanh. Theo nhiều ý kiến cho thấy răng khểnh là chiếc răng làm nên vẻ ngoài duyên dáng, đáng yêu. Tuy nhiên cũng có không ít người không mấy yêu thích nét đẹp mà răng khểnh đem tới. Câu hỏi được đặt ra là có nên niềng răng khểnh để thay đổi vẻ ngoài không. Sau khi niềng răng khểnh thì ta cần lưu ý những gì?

Bạn đang đọc: Niềng răng khểnh và những lưu ý khi thực hiện

1. Tìm hiểu chung về răng khểnh

1.1 Răng khểnh là như thế nào?

Niềng răng khểnh và những lưu ý khi thực hiện

Răng khểnh thuộc nhóm răng nanh và có xu hướng hơi mọc chìa ra ngoài

Trên cung hàm, răng khểnh là chiếc răng số 3 và thuộc nhóm răng nanh. Những chiếc răng này sẽ có xu hướng mọc hơi chìa ra bên ngoài. Cụ thể, răng khểnh thường sẽ xuất hiện trong quá trình tiến hành thay răng và xuất phát từ sự lệch lạc giữa những chiếc răng vĩnh viễn. Từ đó, răng bắt đầu bị chệch ra khỏi cung hàm, không đồng đều so với những răng khác.

1.2 Nguyên nhân hình thành răng khểnh tự nhiên

Răng khểnh hình thành có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau. Trong đó, 4 lý do phổ biến nhất là:

– Do sự di truyền: Di truyền là một trong những đáp án cho câu hỏi vì sao xuất hiện răng khểnh. Trên thực tế có rất nhiều trường hợp có ông, bà, bố, mẹ sở hữu răng khểnh khiến con cũng có. Tuy nhiên, việc di truyền răng khểnh xấu hay đẹp là tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.

– Do thói quen xấu: Khi ở trong độ tuổi mới lớn, nhiều người vẫn chưa có ý thức về ảnh hưởng của nhiều hành động xấu gây nên. Sức khỏe răng miệng và sức khỏe nói chung đều có thể bị ảnh hưởng. Một số thói quen xấu điển hình có thể khiến xuất hiện răng khểnh như: lấy tay đè răng khi đang trong quá trình mọc, nghiến răng, dùng lưỡi đẩy răng, …

– Do răng chen lấn khi mọc: 10-12 tuổi là độ tuổi các răng sữa của trẻ đang lần lượt được thay bằng răng vĩnh viễn. Trong trường hợp như răng sữa chưa rụng, răng vĩnh viễn đã mọc lên sẽ khiến các răng chen lấn nhau. Điều này sẽ gây tình trạng bị lệch hướng răng. Hoặc có thể các răng vĩnh viễn có kích thước khác nhau, không đều và không đủ cung hàm để mọc nên bị trồi ra phía ngoài.

1.3 Vai trò của răng khểnh

Thông thường, hàm răng của mỗi người sẽ được chia làm 4 nhóm răng nhỏ. Trong đó bao gồm: răng nanh, răng cửa, răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Răng khểnh nằm trong nhóm răng nanh và đảm nhận vai trò cắn, xé nát thức ăn. Điều này bắt nguồn từ hình dáng của răng khá sắc, nhọn, nằm ở trong góc của cung hàm.

Bên cạnh đó, theo tiêu chuẩn về thẩm mỹ của nhiều nước Á Đông, nhiêu người cho rằng răng khểnh là yếu tố làm nên sự dễ thương, vẻ ngoài ưa nhìn, thân thiện hơn.

2. Khi nào nên niềng răng khểnh?

Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc răng phủ sứ bạn đã biết chưa?

Niềng răng khểnh và những lưu ý khi thực hiện

Trường hợp răng khểnh bị lệch quá mức, ảnh hưởng đến tính thấm mỹ và các chức năng thì cần niềng để cải thiện

Răng khểnh khi xuất hiện với mức độ vừa phải sẽ là yếu tố làm nên tính thẩm mỹ. Trường hợp này, những người có răng khểnh sẽ sở hữu nụ cười duyên dáng, ưa nhìn hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp răng khểnh bị lệch nặng sẽ là lý do dẫn tới sai lệch khớp cắn. Chức năng ăn nhai của cung hàm sẽ bị xáo trộn. Tính thẩm mỹ của những trường hợp răng khểnh lệch quá nặng cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, răng khểnh cũng là nguyên nhân tạo ra những khoảng trống với các răng nằm kế cận. Những khoảng trống ấy sẽ khiến thức ăn bị giắt vào và tăng thêm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Điển hình là tình trạng sâu răng, viên nha chu, viêm nướu, …

Có thể thấy, việc nên niềng răng khểnh hay không là tùy vào tình trạng của mỗi người. Nếu răng khểnh lệch nặng gây nhiều tác động xấu nghiêm trọng, việc niềng răng sẽ giúp khắc phục hiệu quả. Những vấn đề về chức năng ăn nhai hay tính thẩm mỹ sẽ được giải quyết sau khi răng đã về đúng vị trí trên cung hàm.

3. Những phương pháp niềng răng khểnh được sử dụng phổ biến

Hiện nay, niềng răng khểnh được áp dụng với 3 phương pháp phổ biến:

3.1 Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng bằng mắc cài kim loại là phương pháp niềng có giá thành phải chăng cùng hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này, tính thẩm mỹ của người dùng sẽ không được đảm bảo. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình điều trị, các khí cụ có thể gây ra những tổn thương như làm trầy má, trầy môi.

3.2 Niềng răng mắc cài sứ

Bên cạnh mắc cài kim loại, niềng răng bằng mắc cài sứ cũng được nhiều người lựa chọn sử dụng. Mắc cài sứ sở hữu màu sắc có độ tương đồng cao với men răng, đảm bảo về tính thẩm mỹ cho người dùng. Tuy nhiên, loại mắc cài này có điểm hạn chế là dễ bị vỡ. Do đó khi thực hiện ăn nhai, bệnh nhân cần hạn chế tối đa việc ăn những thức ăn quá dai, cứng. Cùng với đó, khi sử dụng mắc cài sứ, bác sĩ chỉ có thể sử dụng một lực kéo nhất định ở mỗi lần siết. Vì vậy, thời gian chỉnh nha có thể kéo dài hơn.

3.3 Niềng răng Invisalign

Niềng răng Invisalign được gọi với tên là giải pháp thẩm mỹ nha khoa “vô hình”. Tên gọi này bắt nguồn từ tính thẩm mỹ mà phương pháp niềng này đem lại. Sử dụng những máng khay Invisalign trong suốt từ chấy liệu nhựa sinh học an toàn, hàm răng vẫn đảm bảo được điều chỉnh về đúng vị trí như mong muốn lại vẫn giữ được tính thẩm mỹ trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, giá thành của phương pháp này khá cao so với 2 loại niềng còn lại.

4. Những lưu ý cần thiết trong quá trình niềng răng khểnh

Niềng răng khểnh và những lưu ý khi thực hiện

>>>>>Xem thêm: Những thông tin cần biết khi muốn nhổ răng mọc lệch

Người niềng răng cần thực hiện chế độ chăm sóc, vệ sinh đúng cách theo chỉ định của bác sĩ

Khi niềng răng khểnh, có một số lưu ý mà ta cần thực hiện để đảm bảo hiệu quả và độ an toàn:

– Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên theo như chỉ định của bác sĩ để đảm bảo răng miệng luôn được khỏe mạnh. Từ đó, những vấn đề bệnh lý trong quá trình niềng sẽ được hạn chế.

– Chế độ ăn của người đang niềng răng khểnh cần sử dụng những đồ ăn mềm, nhỏ, nhừ như cháo, rau, súp, … Đồng thời, việc bổ sung canxi trong giai đoạn này để răng chắc khỏe là rất cần thiết.

– Hạn chế sử dụng những món ăn quá dai, cứng hay quá nóng, quá lạnh. Điều này sẽ dễ khiến răng bị buốt, bị khó chịu.

– Thực hiện tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn, chỉ định của bác sĩ.

– Báo ngay với bác sĩ điều trị trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường.

Bên cạnh những lưu ý trên, để đảm bảo thực hiện niềng răng khểnh hiệu quả và an toàn hơn, ta nên lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *