Niềng răng mắc cài là một phương pháp thẩm mỹ răng phổ biến có hiệu quả cao, giúp người dùng có được hàm răng đều và đẹp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng gắn mắc cài khác nhau để cho khách hàng lựa chọn, hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Niềng răng mắc cài có bao nhiêu loại?
1. Thông tin về niềng răng
Niềng răng gắn mắc cài sử dụng các khí cụ cơ bản để điều chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm
Niềng răng được ra đời để giúp điều chỉnh những khuyết điểm khác nhau như: hô, móm, sai lệch khớp cắn,….Nhờ vào niềng răng, răng sẽ dịch chuyển dần về đúng vị trí trên cung hàm vào mang đến hàm răng đều và đẹp cho người dùng. Niềng răng mắc cài là phương pháp sử dụng những khí cụ chỉnh nha cơ bản như dây cung, mắc cài và có thể thêm dây chun để gắn lên răng trên cung hàm để tác dụng lực khiến răng dịch chuyển.
2. Các loại niềng răng gắn mắc cài
2.1 Niềng răng gắn mắc cài kim loại
– Niềng răng gắn mặt ngoài
Niềng răng mặt ngoài với mắc cài được gắn lên mặt ngoài của răng bằng keo dính chuyên dụng và tác dụng của đèn quang trùng hợp. Sau đó dây cung được gắn lên và cuối cùng là dùng dây thun giữ dây cung lại ở trên cung hàm. Phương pháp này có hiệu quả cao, giá thành tương đối rẻ nhưng lại không được đánh giá cao về tính thẩm mỹ do màu sắc của kim loại dễ lộ khi giao tiếp.
– Niềng răng gắn mặt trong
Cũng sử dụng 3 khí cụ quen thuộc là mắc cài, dây thun và dây chun tuy nhiên việc thay đổi vị trí gắn mắc cài đã tạo nên tính khác biệt do phương pháp này. Mắc cài đươc gắn vào mặt trong của răng, chính vì vậy đảm bảo hoàn toàn được tính thẩm mỹ. Người dùng có thể giao tiếp như bình thường mà không ảnh hưởng đến phát âm hay lộ ra niềng răng. Tuy nhiên, niềng răng gắn mặt trong tương đối phức tạp nên bạn cần chọn thực hiện tại các cơ sở nha khoa lớn có đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại trực tràng có chính xác?
Niềng răng mặt trong với mắc cài được gắn vào mặt trong của răng vì vậy đảm bảo được tính thẩm mỹ cao
2.2 Niềng răng gắn mắc cài sứ
Điểm nổi bật của niềng răng gắn mắc cài sứ là mắc cài được làm bằng chất liệu sứ, màu sắc tự nhiên gần như màu răng nên không dễ lộ khi giao tiếp. Đây là chất liệu rất được ưa chuộng trong nha khoa bởi cả nha sĩ cũng như người dùng. Bên cạnh việc cải tiến mắc cài, cũng có 2 loại dây cung cho khách hàng lựa chọn: dây kim loại và dây niken trong suốt.
2.3 Niềng răng gắn mắc cài tự động
Niềng răng bằng mắc cài tự động là phương pháp loại bỏ dây chun ra khỏi bộ khí cụ chỉnh nha. Chính vì vậy, người dùng sẽ tránh được những khuyết điểm do loại khí cụ này gây ra như: dây chun tuột, nuốt phải dây chun, dây chun bắn vào lợi…cũng như giảm thiểu số lần phải đi tái khám với nha sĩ. Có 2 loại mắc cài là nắp tự động bằng kim loại hoặc sứ để khách hàng lựa chọn, phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng tài chính.
3. Niềng răng mắc cài cần lưu ý gì?
– Cần ăn những đồ ăn mềm, lỏng vào khoảng 1 tháng đầu tiên vì đây là thời điểm răng dịch chuyển nhiều nhất và vẫn còn yếu.
– Tránh ăn những đồ cứng, dai hay phải sử dụng lực cắn, xé nhiều trong suốt quá trình niềng răng.
– Việc vệ sinh sẽ khó khăn hơn bình thường nên người dùng phải vệ sinh kỹ lưỡng từ răng đến khay niềng. Ngoài đánh răng, hãy kết hợp thêm một số phương pháp khác như dùng tăm nước, súc miệng nước muối, chỉ nha khoa,…để làm sạch toàn diện.
– Hạn chế tối đa ăn những đồ ăn, thức uống có chứa nhiều đường vì sẽ hình thành những mảng bám trên răng cũng như trên niềng răng.
– Không dùng tay, hay lưỡi tác động lên niềng răng khiến cho răng dịch chuyển không theo đúng lộ trình định sẵn. Nếu có vấn đề với khí cụ chỉnh nha: tuột mắc cài, dây cung chọc vào lợi, tuột dây chun….thì cần đến nha sĩ để điều chính, tuyệt đối không được tự ý chỉnh ở nhà.
– Thăm khám răng miệng định kỳ theo đúng lịch tái khám đã được bác sĩ chỉ định để kiểm tra sự dịch chuyển của răng cũng như kịp thời điều chỉnh nếu có bất kỳ bất thường nào.
>>>>>Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Nhổ răng khôn có bị gì không?
Thăm khám răng định kỳ giúp kiểm tra sự dịch chuyển của răng cũng như kịp thời điều chỉnh nếu có bất kỳ bất thường nào
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích về “niềng răng mắc cài” để các bạn có thêm kiến thức chăm sóc bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với bác sĩ ở các cơ sở nha khoa uy tín để được giải đáp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.