Nhổ răng số 4 là một trong những chỉ định phổ biến khi niềng răng. Vậy niềng răng nhổ răng số 4 áp dụng trong những trường hợp nào, có bắt buộc phải nhổ hay không, cùng tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Niềng răng nhổ răng số 4 khi nào, có bắt buộc không?
1. Tại sao cần nhổ răng trong quá trình niềng răng?
Niềng răng là phương pháp sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài nhằm tạo thành lực vừa đủ điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn, khắc phục hiệu quả những khiếm khuyết thường gặp về răng miệng như: Răng hô, móm, lệch lạc… Sau khi kết thúc quá trình niềng răng, bạn sẽ không chỉ có hàm răng đều đẹp, nụ cười tươi tắn, mà còn cải thiện khớp cắn cũng như chức năng ăn nhai hiệu quả.
Tuy nhiên, để niềng răng có thể đạt được hiệu quả cao nhất, trong quá trình thực hiện, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện một số biện pháp hỗ trợ khác như nhổ răng. Nói một cách đơn giản, nếu răng hô hoặc lệch ở mức độ phức tạp thì việc di chuyển răng về đúng vị trí là rất khó, đặc biệt là nếu hàm của bạn không còn bất cứ khoảng trống nào. Do đó, ở những trường hợp này, bác sĩ sẽ phải cân nhắc nhổ từ 1 đến 4 răng để quá trình niềng diễn ra thuận lợi, hiệu quả, rút ngắn tối đa thời gian chỉnh nha.
2. Hiểu đúng khái niệm cũng như vai trò của răng số 4
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu thắc mắc niềng răng nhổ răng số 4 khi nào, bạn cần nắm rõ một số đặc điểm quan trọng của chiếc răng này.
Răng số 4 hay còn được gọi là răng tiền hàm hoặc răng nhỏ thứ nhất, chức năng chính của răng số 4 là cắn xé thức ăn, đồng thời hỗ trợ răng hàm kế cận như răng 6 và răng 7 nghiền nát thức ăn.
Về phần vai trò, răng số 4 sẽ thay đổi đáng kể theo 2 giai đoạn là thời kỳ răng sữa và thời kỳ răng trưởng thành, cụ thể như:
Ở giai đoạn răng sữa thì răng số 4 có vai trò khá quan trọng trong việc nghiền thức ăn. Ngoài ra, ở lứa tuổi trẻ tập nói thì răng số 4 sẽ giúp ích cho quá trình phát âm của bé trở nên chuẩn hơn, hạn chế tình trạng nói lắp, nói ngọng.
Ở giai đoạn răng trưởng thành, răng số 4 có vai trò tương đương với răng số 3, vai trò cụ thể ở đây là cắn xé thức ăn, làm nhỏ thức ăn trước khi đưa thức ăn vào răng hàm để nhai. Nhìn chung, tuy răng số 4 có ít chức năng nhưng vẫn góp phần đảm bảo tính thẩm mỹ cho hàm răng của con người.
3. Những lý do khi niềng răng cần nhổ răng số 4
Với thắc mắc vì sao cần nhổ răng số 4 khi niềng, theo các chuyên gia, khi niềng răng thì dây cung và mắc cài sẽ tạo ra một lực vừa đủ để dịch chuyển chân răng. Do đó, trong thời điểm này, răng đã được dịch chuyển bắt buộc phải có một khoảng trống để kéo vào. Lúc này, tùy vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Thông thường, nhổ răng số 4 sẽ là lựa chọn ưu tiên nhất.
Mỗi chiếc răng ở cung hàm đều nắm giữ vai trò quan trọng, ví dụ như răng cửa có nhiệm vụ cắn thức ăn, răng hàm có chức năng nhai và cắn, để làm mềm thức ăn giúp cho dạ dày tiêu hóa thức ăn. Trong khi đó, răng số 4 có ít vai trò nhất, đồng thời lại nằm ở vị trí ngay chính giữa cung hàm. Do đó, nếu nhổ bỏ thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho những chiếc răng còn lại 1 khoảng trống đáng kể để dễ dàng di chuyển.
Ngoài ra, một nguyên nhân khác là khi răng số 4 mất đi, răng kế cận là răng số 5 vẫn có thể đảm nhiệm tốt chức năng nhai, cắn như bình thường mà không gây ảnh hưởng đến răng còn lại. Ngoài ra thì răng 4 cũng có kích thước nhỏ, do đó khoảng trống khi nhổ bỏ răng 4 sẽ được nhanh chóng thu hẹp và đóng kít nhờ vào lực siết của mắc cài và dây cung.
Như vậy, với những lý do vừa được liệt kê ở trên thì có thể thấy rằng nhổ răng số 4 hoàn toàn là chỉ định cần thiết. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc phải nhổ răng số 4, ở một số trường hợp như cung hàm đủ rộng hoặc răng không quá lệch lạc, bác sĩ cũng có thể cân nhắc thay thế nhổ răng bằng các phương pháp khác vẫn mang lại hiệu quả đồng thời lại đảm bảo an toàn cho sức khỏe của khách hàng.
Niềng răng nhổ răng số 4 giúp tạo khoảng trống để răng có thể dễ dàng di chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm
4. Niềng răng nhổ răng số 4 trong những trường hợp nào?
Chỉ định niềng răng nhổ răng số 4 còn phụ thuộc vào từng tình trạng răng miệng cụ thể để bác sĩ có thể đưa ra giải pháp tốt nhất. Dưới đây là một số trường hợp bắt buộc cần nhổ răng 4 khi chỉnh nha:
– Răng mọc lộn xộn, chen chúc
Với những người có cung hàm nhỏ, răng bắt buộc phải mọc chồng lên nhau để có thể mọc đủ chỗ. Do đó, bác sĩ bắt buộc phải nhổ bớt răng để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển. Thông thường, những trường hợp này sẽ phải nhổ từ 2 đến 4 răng để quá trình niềng đạt kết quả tối đa.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ung thư đầu và cổ: Năm dấu hiệu bạn cần biết để bảo vệ mình
Nhổ răng số 4 áp dụng trong một số trường hợp như răng mọc lộn xộn, chen chúc, răng móm hoặc răng hô…
– Răng móm hoặc răng hô
Ở trường hợp răng móm hoặc răng hô, răng sẽ có xu hướng mọc chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong so với bình thường, do đó để tạo khoảng trống, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí thì bác sĩ cũng sẽ cân nhắc nhổ răng số 4.
– Một số dạng sai lệch khớp cắn
Một số dạng sai lệch khớp cắn thường gặp như: Khớp cắn ngược, khớp cắn chéo, khớp cắn sâu, khớp cắn hở… không chỉ gây mất thẩm mỹ cho hàm răng và khuôn mặt mà còn gây ảnh hưởng chức năng ăn, nhai, khiến vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Do đó, ở trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bớt một số răng, trong đó có răng số 4 để hỗ trợ quá trình niềng răng.
5. Nhổ răng số 4 có bị ảnh hưởng gì không?
Nếu như bạn còn lo lắng về những ảnh hưởng sau khi nhổ răng thì có thể yên tâm bởi răng số 4 không đóng vai trò quan trọng nên việc “thiếu vắng” chiếc răng này nhìn chung cũng không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nhổ răng cũng là một tiểu phẫu và có thể tiềm ẩn một số rủi ro, do đó trước khi nhổ thì bạn nên tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn địa chỉ nhổ uy tín, chất lượng với đội ngũ bác sĩ có tay nghề và trình độ cao. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn thì bạn cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo những hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Ở trường hợp người bệnh đang mắc các bệnh mạn tính như tiền đình hay huyết áp cao thì cần thông báo ngay với bác sĩ trước khi nhổ răng để có hướng xử trí phù hợp. Ngoài ra, khách hàng nữ vào những ngày “đèn đỏ” thì cũng không nên nhổ răng để tránh dẫn đến những hệ lụy xấu ảnh hưởng tới sức khỏe.
Hi vọng với những thông tin mà bài viết trên cung cấp đã giúp bạn hiểu thêm về chỉ định niềng răng nhổ răng số 4.
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để chữa ung thư cổ tử cung?
Khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ nhổ răng tại Thu Cúc TCI
Nếu như bạn muốn tìm kiếm địa chỉ niềng răng uy tín, tin cậy, khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ lựa chọn phù hợp hơn cả. Hiện nay, Thu Cúc TCI đang triển khai và áp dụng đa dạng những phương pháp chỉnh nha đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng như: Chỉnh nha mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài mặt lưỡi, mắc cài tự buộc, mắc cài trong suốt Invisalign…
Với đội ngũ bác sĩ Răng Hàm Mặt đầu ngành có trên 15 năm kinh nghiệm cùng sợ “trợ giúp đắc lực” của hệ thống máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài, khách hàng trải nghiệm dịch vụ niềng răng tại Thu Cúc TCI có thể an tâm tuyệt đối với hiệu quả đạt được sau chỉnh nha.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.