Niềng răng sau khi bọc sứ, có nên không?

Niềng răng sau khi bọc sứ có nên được thực hiện là câu hỏi được thắc mắc rất nhiều. Niềng răng và bọc sứ đều là những phương pháp phục hình thẩm mỹ răng được ưa chuộng hiện nay. Vậy liệu sự kết hợp của cả hai có hợp lý và cho ra một kết quả hoàn hảo? Chúng ta sẽ có được câu trả lời ngay sau bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Niềng răng sau khi bọc sứ, có nên không?

1. Tìm hiểu chung về niềng răng

Niềng răng là phương pháp phục hình thẩm mỹ nha khoa phổ biến. Hiểu đơn giản, đây là quá trình thực hiện nắn chỉnh và sắp xếp lại vị trí các răng bị lệch lạc. Mục đích của việc này nhằm giúp các răng có thể ăn khớp với cung hàm.

Phương pháp này được thực hiện trên hệ thống giá đỡ cùng những dụng cụ chỉnh nha được gắn trực tiếp vào răng. Cho tới nay, niềng răng được thống kê là đã có thể khắc phục hầu hết các trường hợp răng bị lệch lạc. Điển hình như răng hô, móm, lệch khớp cắn,… Thời gian tiêu chuẩn cho một lần niềng răng là 9-36 tháng, phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vấn đề.

2. Tìm hiểu chung về bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa sử dụng răng sứ (mão sứ). Răng sứ có thể hiểu là một loại răng giả với hình dáng, màu sắc, kích thước được thực hiện gần giống như răng thật. Tuy nhiên, những chiếc răng sứ sẽ không đặc mà rỗng ruột bên trong. Điều này nhằm để sử dụng mão răng sứ chụp lên cùi răng thật.

Phương pháp này đem lại hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của người dùng. Điển hình như khắc phục tình trạng răng ố vàng, không đều màu, răng sứt, mẻ, không đều nhau, răng bị sâu, …

Hiện nay, trên thị trường, răng sứ được chia làm 3 loại chính: Răng sứ kim loại, răng sứ Titan và răng toàn sứ. Trong đó, mỗi loại sẽ có một mức giá khác nhau tương ứng với hiệu quả mà nó đem lại. Và để đạt được hiệu quả thẩm mỹ và độ an toàn tối đa cho sức khỏe răng miệng, lời khuyên là chúng ta hãy lựa chọn sử dụng loại răng toàn sứ. Như vậy, người dùng sẽ tránh được tình trạng phần kim loại của răng bị oxy hóa, tạo viền nướu đen.

3. Niềng răng sau khi bọc sứ

3.1 Có nên niềng răng sau bọc sứ?

Niềng răng sau khi bọc sứ, có nên không?

Cần kiểm tra độ phù hợp trước khi niềng răng sứ

Trên thực tế, nhiều người sau khi thực hiện bọc sứ vẫn có nhu cầu niềng răng. Và điều này là hoàn toàn có khả năng thực hiện. Tuy nhiên, không phải bất kì trường hợp nào cũng có thể đáp ứng và đem tới hiệu quả tối đa. Để nắm rõ hơn về điều này, chúng ta nên trực tiếp tới nha khoa để kiểm tra xem tình trạng của bản thân có phù hợp không. Điển hình là các tiêu chí phù hợp về tỷ lệ phần mô răng còn lại, độ hiệu quả của bọc sứ, răng cần di chuyển bao nhiêu, khớp răng có bị cứng không,…

Ngoài việc đến nha khoa kiểm tra, chúng ta có thể nhận biết cơ bản mức độ phù hợp để thực hiện qua một số điều sau:

Số lượng răng bọc sứ không chiếm quá nhiều trên cung hàm. Tình trạng sức khỏe của cung răng thật vẫn được đảm bảo. Phần mão sứ đảm bảo có thể ôm khít phần răng thật bên trong. Điều này là bởi khi đeo niềng, phần mắc cài sẽ trực tiếp gắn vào răng. Từ đó, sẽ có một lực được tạo ra để kéo chân răng và cũng kéo theo lớp răng sứ ra ngoài. Nếu lớp mão sứ không đủ cứng chắc sẽ không thể điều chỉnh được phần chân răng bên trong. Thậm chí nếu không cẩn thận, phần răng sứ cũng sẽ bị hỏng.

3.2 Các phương pháp niềng răng sau khi bọc sứ

Tìm hiểu thêm: Siêu âm ổ bụng giá bao nhiêu?

Niềng răng sau khi bọc sứ, có nên không?

Mỗi phương pháp niềng răng sứ đều có ưu điểm và hạn chế

Để lựa chọn được phương pháp niềng răng phù hợp với tình trạng răng của bản thân, chúng ta nên nhờ tới sự kiểm tra và tư vấn của nha sĩ. Nhìn chung, có 2 phương pháp niềng răng được sử dụng và mỗi phương pháp đều có ưu điểm, hạn chế nhất định.

3.2.1 Phương pháp niềng răng có mắc cài

Niềng răng mắc cài hay còn được biết đến là phương pháp niềng răng truyền thống. Phương pháp này sẽ sử dụng loại mắc cài kim loại hoặc mắc cài sứ cao cấp. Kết hợp với đó là những dây cung, kho cụ giúp hỗ trợ tạo lực kéo để nắn chỉnh răng. Đối với răng đã bọc sứ, niềng răng mắc cài có những ưu điểm và hạn chế chất định:

Ưu điểm

– Thao tác dễ dàng, quá trình thực hiện không khó khăn.

– Áp dụng được cho cả những tình trạng chỉnh nha mức độ khó.

– Chi phí thấp.

Hạn chế

– Độ thẩm mỹ kém.

– Khó khăn trong vấn đề vệ sinh răng miệng và quá trình ăn uống.

– Nguy cơ cao dây bị đứt hoặc mắc cài bị bong khi ăn những đồ cứng hay dai.

3.2.2 Phương pháp niềng răng không dùng mắc cài

Đối với phương pháp niềng răng không mắc cài, công cụ được sử dụng sẽ là một chuỗi các khay niềng trong suốt. Những khay niềng này đóng vai trò thay thế dây cung và phần mắc cài. Và những khay này sẽ được thiết kế riêng theo khuôn răng của người dùng.

Ưu điểm

– Khay niềng răng làm từ nhựa trong suốt, ôm sát răng thật, không gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.

– Công đoạn tháo lắp dễ dàng, thuận tiện vệ sinh và quá trình ăn uống.

– Hạn chế được nguy cơ sâu răng.

– Không gây khiến người dùng khó chịu khi sử dụng.

Hạn chế

– Chi phí với niềng răng không mắc cài cao hơn tới 2 hoặc 3 lần so với niềng răng mắc cài.

3.3 Những điều cần lưu ý

Niềng răng sau khi bọc sứ, có nên không?

>>>>>Xem thêm: Phụ nữ bị tắc kinh phải làm sao?

Cần tuân theo những yêu cầu của nha sĩ để đạt hiệu quả niềng răng sứ

Để đạt được hiệu quả niềng răng sứ. ta cần đảm bảo đáp ứng và tuân thủ những lưu ý sau:

– Làm theo lời dặn của bác sĩ.

– Duy trì chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ càng, đều đặn: Lựa chọn những loại bàn chải có đầu lông mềm, đánh răng đều đặn, thao tác nhẹ nhàng.

Chế độ ăn uống cần được lưu ý: lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ nhai như sữa, phô mai, đậu phụ, … Những thức ăn dai, cần lực nhai nhiều như thịt cá cần được xay hoặc cắt nhỏ. Điều này là để tránh răng phải dùng sức quá nhiều.

– Hạn chế vận động mạnh: Trong thời gian thực hiện niềng răng, ta nên tránh các hoạt động thể thao, hoạt động cần dùng nhiều sức để tránh nguy cơ vỡ mắc cài sứ.

Trên đây là một vài thông tin cần thiết về niềng răng sứ. Theo đó, mỗi người sẽ có riêng cho mình một đáp án có nên niềng răng sau bọc sứ hay không.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *