Nổi hạch sau tai là hiện tượng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy khi nào nổi hạch ở tai là nguy hiểm? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích về tình trạng này.
Bạn đang đọc: Nổi hạch sau tai: Khi nào là nguy hiểm?
1. Nổi hạch sau tai là tình trạng gì?
Hạch được coi là phần mở rộng của hệ thống miễn dịch, giúp chống lại vi khuẩn và tác nhân gây hại cho cơ thể. Khi có tác nhân lạ xâm nhập vào, hạch sẽ nổi lên để báo hiệu.
Nổi hạch ở sau tai là một hiện tượng không hiếm gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên
2. Nguyên nhân khiến hạch nổi sau tai
2.1 Nhiễm trùng
Khi cơ thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn hay virus tấn công thì vùng da ở cổ và mặt sẽ bị sưng lên và hạch sau tai nổi lên. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh như cảm lạnh, viêm họng, bệnh răng miệng…Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi xảy ra nhiễm trùng, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách gửi tế bào bạch cầu đến khu vực bị ảnh hưởng với mục đích chống lại tác nhân gây hại.
2.2 U mỡ
Những khối u mỡ này sẽ phát triển ở nhiều chỗ trên cơ thể, dưới da và không gây hại gì. Khi kích thước những cục u này to lên, bạn có thể cảm nhận được khi sờ tay vào.
2.3 Mụn trứng cá
Mụn trứng cá xuất hiện là do dầu và tế bào chết tích tụ làm nang lông bị tắc nghẽn. Khi mụn trứng có bị to và sưng lên thì người bệnh sẽ cảm giác như có hạch sau tai.
2.4 Viêm tai giữa
Đây cũng là một dạng nhiễm trùng làm cho chất lỏng bị tích tụ và gây sưng, có cảm giác đau nhức và hạch sẽ nổi lên sau tai.
2.5 Áp xe
Khi một khu vực nào đó bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ gửi tế bào đến khu vực đó nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Khi đó, tế bào bạch cầu sẽ tích tụ và hình thành lớp mủ có chất lỏng màu trắng chảy ra bên ngoài được gọi là hiện tượng áp xe.
2.6 Viêm xương chũm
Nếu tai bị nhiễm trùng nhưng không được điều trị kịp thời hoặc điều trị đúng cách thì sẽ dẫn đến bệnh viêm xương chũm. Lúc này, hiện tượng viêm nhiễm sẽ phát triển mạnh nhất ở vùng nhô sau tai khiến cho tế bào tập trung tạo nên 1 cục hạch ở đây. Khi bị bệnh lý này, người bệnh sẽ có những triệu chứng như sốt, đau đầu, thính lực suy giảm, dễ cáu gắt…
2.7 Viêm hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết nằm ở khắp cơ thể trong đó có phần phía sau tai. Nếu cơ thể bị nhiễm trùng khiến cho hạch bạch huyết bị viêm, tế bào chống nhiễm trùng trong cơ thể sẽ tăng lên và tích tụ bên trong hạch.
2.8 U nang bã nhờn
Xung quanh tuyến bã nhờn có các u nang gọi là u nang bã nhờn. Nếu cơ thể bị nhiễm trùng sẽ khiến cho u sưng lên, gây đau, có dịch mủ và máu bên trong.
2.9 Ung thư
Tìm hiểu thêm: Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Nổi hạch ở tai cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư nên người bệnh phải cảnh giác và quan sát kỹ, thăm khám sức khoẻ thường định kỳ để điều trị sớm
Nếu có hạch nổi lên sau tai thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư ở vùng cổ, đầu, hạch bạch huyết, da và nhất là tuyến giáp.
3. Nổi hạch sau tai có gây nguy hiểm không?
Từ những nguyên nhân kể trên, có thể thấy rằng đa phần hạch sau tai đều là lành tính. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra trường hợp ác tính. Vì vậy bạn cần quan sát rõ để có thể phân biệt được rõ 2 trường hợp.
Nếu là hạch lành tính
– Kích thuớc nhỏ (khoảng vài mm và không tăng tưởng).
– Di động tốt nhưng ít khi bám vào tổ chức xung quanh.
– Sau khoảng 3 – 4 tuần thì hạch sẽ tự lặn.
Nếu là hạch ác tính
– Kích thước lớn và tăng theo thời gian.
– Khả năng di động kém, thường ở 1 chỗ.
– Nếu không được điều trị thì không lặn đi.
4. Điều trị tình trạng nổi hạch ở sau tai
Có rất nhiều nguyên dân dẫn đến tình trạng nổi hạch ở tai. Chính vì vậy, để điều trị được hiệu quả tình trạng này, bạn nên đến thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn có thể thực hiện một số cách sau để giúp giảm tình trạng sưng tấy như (hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp định áp dụng tại nhà nhé):
– Chườm gạc ấm lên.
– Chườm gạc mát lên.
– Mát – xa hạch bạch huyết sau vùng tai.
– Bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin C.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu bệnh lý viêm amidan hốc mủ
Để điều trị tình trạng nổi hạch sau tai, bạn nên thăm khám ở cơ sở y tế uy tín
Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi đã mang đến những thông tin bổ ích về chủ đề “nổi hạch ở sau tai”. Nếu có ý kiến thắc mắc xung quanh chủ đề này, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên môn tại các cơ sở y tế uy tín để được giải đáp nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.